Giá vàng hôm nay 24/4/2022: Tâm lý rủi ro gia tăng, giá vàng tuần tới sẽ tăng mạnh

08:25 | 24/04/2022

|
Mặc dù mất giá mạnh trong tuần giao dịch từ ngày 18/4 do đồng USD mạnh hơn nhưng giá vàng hôm nay ghi nhận triển vọng tăng giá của kim loại quý khi nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn.
Giá vàng hôm nay 23/4: Nhà đầu tư đổi khẩu vị, giá vàng lao dốcGiá vàng hôm nay 23/4: Nhà đầu tư đổi khẩu vị, giá vàng lao dốc
Giá vàng hôm nay 22/4 giằng co quanh mức quan trọngGiá vàng hôm nay 22/4 giằng co quanh mức quan trọng

Giá vàng thế giới bước vào tuần giao dịch với xu hướng tăng mạnh do áp lực lạm phát gia tăng buộc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tài chính. Việc lạm phát tăng cao cũng khiến lãi suất thực tế tăng không đáng kể so với mức tăng lãi suất mà ngân hàng trung ương các nước đưa ra.

Giá vàng hôm nay 24/4/2022: Tâm lý rủi ro gia tăng, giá vàng tuần tới sẽ tăng mạnh
Giá vàng tuần tới được kỳ vọng sẽ lấy lại đà tăng

Giá kim loại quý tăng trong phiên giao dịch đầu tuần còn do lo ngại các lệnh trừng phạt mới có thể được áp đặt với Nga, đặc biệt là lệnh cấm vận với dầu thô Nga của EU, sẽ đẩy kinh tế toàn cầu sớm rơi vào trạng thái suy thoái bởi giá năng lượng tăng cao và nhiều loại hàng hoá thiếu hụt.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 18/4/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.980,13 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 6/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.983,1 USD/Ounce.

Tuy nhiên, sau khi vọt lên mức cao nhất 1 năm trong phiên 18/4, giá vàng thế giới đã quay đầu giảm mạnh bởi đồng USD mạnh hơn và nhiều nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chốt lời.

Đồng USD duy trì đà phục hồi, treo ở mức cao nhờ kỳ vọng Fed sẽ sớm tăng mạnh lãi suất nhằm giảm áp lực lạm phát.

Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm treo ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2008 cũng là nhân tố khiến giá vàng đi xuống.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chi nhánh St. Louis, ông James Bullard, đã hối thúc Fed tăng mạnh lãi suất. Cụ thể, dự theo quy tác Taylor, ông James Bullard cho biết ủng hộ quan điểm tăng lãi suất cơ bản lên 3,5% trong năm 2022 với nhiều đợt tăng lãi suất với nhiều đợt tăng 50 điểm cơ bản. Thậm chí vị này còn cho rằng không loại trừ khả năng tăng 75 điểm cơ bản trong các lần tăng lãi suất.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 20/4/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.948,40 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 6/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.953,2 USD/Ounce.

Mặc dù có xu hướng giảm mạnh trong những phiên giao dịch đầu tuần nhưng thị trường vẫn ghi nhận nhiều yếu tố hỗ trợ giúp nhà đầu tư đặt kỳ vọng sẽ sớm quay đầu tăng trở lại. Đó là các yếu tố rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu gia tăng, đặc biệt là áp lực giảm giá từ đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ được dự báo khó duy trì lâu và không nhiều.

Thực tế trong phiên 21/4, khi một loạt các cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu được đưa ra, giá vàng quay đầu tăng nhẹ.

Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã đưa cảnh báo về tình trạng “đặc biệt bất ổn” của kinh tế toàn cầu khi dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu tư mức 4,1% đưa ra hồi tháng 1 xuống còn 3,2% trong năm 2022 bởi sự giá đoạn cung ứng hàng hoá và giá năng lượng tăng cao.

Tiếp đó, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa cảnh báo về khả năng bán tháo trên thị trường chứng khoán.

Cụ thể, giám đốc phụ trách thị trường tiền tệ và thị trường vốn tại IMF Tobias Adrian trong phát biểu ngày 19/4 đã cho rằng: Với chính sách thắt chặt tiền tệ, các điều kiện tài chính sẽ bị thắt chặt để làm giảm tốc hoạt động kinh tế. Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên nếu định giá tài sản tiếp tục bị điều chỉnh trong thời gian tới và điều này cũng có thể diễn ra trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu (cả doanh nghiệp lẫn Chính phủ.

Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh thị trường ghi nhận các yếu tố rủi ro tăng trưởng kinh tế như lạm phát, bất ổn địa chính trị… ngày một tăng và nhiều ngân hàng trung ương như Fed, ECB đã lên kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trước đó, IMF cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,6% trong năm 2022 và 2022 vì tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine.

IMF cũng dự báo GDP năm 2022 của Nga sẽ giảm 8,5%, Ukraine giảm 35%, trong khi tăng trưởng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) được dự báo giảm xuống 2,8%, thấp hơn 1,1% so với dự báo trước đó.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 21/4/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.955,56 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 6/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.957,8 USD/Ounce.

Nhưng đà tăng của giá vàng được xác lập trong phiên 21/4 cung không được bền vững khi trong phiên giao dịch cuối tuần, tâm lý rủi ro của nhà đầu tư hạ nhiệt cộng với việc đồng USD phục hồi mạnh, giá vàng đã quay đầu giảm mạnh.

Dòng tiền được nhà đầu tư dịch chuyển mạnh sang các tài sản rủi ro khi thị trường ghi nhận nhiều nỗ lực của các nước trong việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, phục hồi các chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hoá toàn cầu.

Ở diễn biến mới nhất, giới chức Anh vừa đồng ý gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với một ngân hàng Nga nhằm đảm bảo cho việc nguồn cung khí đốt của châu Âu không bị gián đoạn. Cụ thể, RT đưa tin, Văn phòng Thi hành Biện pháp Trừng phạt Tài chính của chính phủ Anh (OFSI) vừa ra thông báo gỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt với ngân hàng Gazprombank của Nga.

Chốt tuần giao dịch, giá vàng hôm nay ghi nhận giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.931,64 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 6/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.932,5 USD/Ounce.

Tại thị trường trong nước, theo diễn biến của giá vàng thế giới, giá vàng SJC trong nước tuần từ 18-22/4 cũng biến động mạnh. Khép tuần giao dịch, giá vàng SJC hiện đang được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 69,55 – 70,35 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 69,60 – 70,40 triệu đồng/lượng. Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 69,70 – 70,35 triệu đồng/lượng.

Bước vào tuần giao dịch từ ngày 25/4, mặc dù đang có xu hướng giảm mạnh nhưng giá vàng vẫn được giới chuyên kỳ vọng sẽ được cải thiện trong tuần tới khi các yếu tố rủi ro đang ngày một lớn và nguy cơ về tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng.

Đồng USD đang được hỗ trợ mạnh bởi kỳ vọng FED sẽ sớm tăng mạnh lãi suất nhưng ở chiều hướng khác, nó cũng đồng nghĩa với việc giảm sự hỗ trợ cho nền kinh tế.

Bình luận trên Kitco News, chuyên gia Phillip Streible nói: “Chúng tôi tin rằng hành động mạnh tay này của Fed gây ra nguy cơ suy thoái, khiến các nhà đầu tư bán tháo tài sản rủi ro và quay trở lại nơi trú ẩn an toàn”.

Còn John LaForge, người đứng đầu chiến lược tài sản thực tại ngân hàng Wells Fargo, thì thẳng thắn nhận định: “Điểm mấu chốt là chúng tôi vẫn thích vàng và đang duy trì phạm vi giá mục tiêu cuối năm 2022 là 2.000 - 2.100 USD/ounce”.

Kết quả khảo sát xu hướng giá vàng hàng tuần của Kitco cũng cho thấy xu hướng tâm lý tích cực vẫn đang chiếm đa số, bất chấp việc kim loại quý đang trên đà lao dốc. Theo đó, trong 18 nhà phân tích Phố Wall tham gia một cuộc khảo sát trên Kitco News thì có 7 người cho rằng giá vàng tăng (chiếm 39%), 5 nhà phân tích cho rằng giá vàng giảm (chiếm 33%) và có 5 nhà phân tích cho rằng giá vàng đi ngang (chiếm 28%).

Nguồn: Giá vàng hôm nay 24/4/2022: Tâm lý rủi ro gia tăng, giá vàng tuần tới sẽ tăng mạnh

Minh Ngọc

petrotimes.vn