Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Thêm lực đẩy, giá dầu thô tăng vọt
Giá xăng dầu hôm nay 15/7 duy trì đà tăng mạnh, dầu Brent lấy lại mốc 100 USD/thùng |
Giá xăng dầu hôm nay 14/7: Dầu thô bất ngờ có xu hướng tăng |
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 16/7/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 94,38 USD/thùng, tăng 1,55 USD/thùng trong phiên.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 100,94 USD/thùng, tăng 1,84 USD/thùng trong phiên.
Giá dầu ngày 16/7 tăng mạnh chủ yếu do đồng USD suy yếu sau khi vọt lên mức cao nhất 20 năm khi thị trường đặt cược vào việc Fed sẽ tăng lãi suất ở mức hạn chế.
Trong nỗ lực vô hiệu hoá các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như tránh khả năng phương Tây áp trần giá với dầu của mình, Nga đã lên kế hoạch lập sàn giao dịch dầu quốc gia. Theo một số thông tin được phát đi thì sàn giao dịch dầu quốc gia của Nga có thể được khởi động vào mùa thu năm nay. Sàn giao dịch này được kỳ vọng sẽ thu hút đủ người để thiết lập dầu thô Nga theo chuẩn rieng vào giữa năm 2023.
Giá dầu hôm nay cũng được thúc đẩy mạnh bởi nỗ lực gia tăng nguồn cung dầu thô đang gặp khó khi công suất của các nhà sản xuất lớn, theo nhiều chuyên gia, đã tới hạn.
Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu thô cũng đang chịu nhiều áp lực. Đó là sự bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... có thể làm chậm hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế.
Dữ liệu mới nhất được công bố hôm 13/7, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018 do các nhà máy lọc dầu của nước lại hạn chế công suất do lo ngại các đợt phong toả sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ.
Cụ thể, sản lượng của các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc đã giảm gần 10% so với 1 năm trước. Riêng tháng 6, sản lượng đã giảm tới 6%.
Không chỉ tại Trung Quốc, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng chỉ ra nhu cầu đã giảm xuống còn 18.7 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021.
Mặc dù đang chịu nhiều sức ép nhưng theo các chiến lược gia của Goldman Sachs, bao gồm Jeffrey Currie và Damien Courvalin, sau khi xem xét các yếu tố cung cầu trên thị trường, đã nhận định: Ở kịch bản bất lợi, mức giá của Brent sẽ là 120 USD vào nửa cuối năm 2022 và 110 USD vào năm 2023, giảm so với dự báo trước đó của Goldman lần lượt là 135 USD và 125 USD/ thùng, các chiến lược gia của ngân hàng cho hay.
Ngay cả trường hợp xấu nhất, Goldman vẫn nhận định giá trị hợp lý của Brent là 105 USD cho 6 tháng cuối năm năm 2022 và 90 USD/thùng vào năm 2023.
Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 27.780 đồng/lít; giá xăng RON95 không cao hơn 29.670 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 26.590 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 26.345 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.712 đồng/kg.
Nguồn: Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Thêm lực đẩy, giá dầu thô tăng vọt
Hà Lê
petrovietnam.petrotimes.vn
- VCCI đề xuất giảm 2% thuế VAT cho tất cả hàng hóa
- VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu
- Hành vi của người tiêu dùng thay đổi thế nào trong năm 2025?
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
Hoa hậu Khánh Vân tiếp tục tung ảnh cưới 'cực slay' ở Thái Lan
-
Hoa hậu Lê Hoàng Phương chào sân cực ‘cháy’ tại Bước Nhảy Hoàn Vũ
-
Dùng cầu thủ nhập tịch tại ASEAN Cup 2024, lãnh đạo VFF nói gì?
-
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027