Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Mất giá mạnh, dầu thô có tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp

08:31 | 18/07/2021

|
Nhu cầu tiêu thụ có dấu hiệu chậm lại trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát, có diễn biến phức tạp, còn nguồn cung có dấu hiệu gia tăng khiến giá xăng dầu hôm nay ghi nhận tuần giảm giá mạnh nhất nhiều năm.
Giá xăng dầu hôm nay 17/7: Áp lực tăng cung khiến giá dầu tiếp tục giảmGiá xăng dầu hôm nay 17/7: Áp lực tăng cung khiến giá dầu tiếp tục giảm
Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Chịu tác động kép, giá dầu lao dốc mạnhGiá xăng dầu hôm nay 16/7: Chịu tác động kép, giá dầu lao dốc mạnh

Giá dầu thô bước vào tuần giao dịch từ ngày 12/7 với xu hướng tăng nhẹ khi mà triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn được đánh giá lạc quan, nhu cầu tiêu thụ dầu thô được ghi nhận tích cực.

Mỹ đang trải qua mùa hè nắng nóng với nền nhiệt cao kỷ lục trong 127 năm qua và nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của nước này được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh thời gian tới.

Việc các nước đẩy mạnh các chương trình tiêm vắc-xin Covid-19 trước diễn biến tiêu cực của biến chủng Virus Delta cũng làm gia tăng kỳ vọng cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu thô

Ngoài ra, việc Nga đang có các nỗ lực nhằm giải quyết mâu thuẫn của Saudi Arabia và UAE, nguyên nhân dẫn tới việc OPEC+ không đạt được bất kỳ thoả thuận sản lượng nào trong cuộc họp của nhóm kết thúc này 5/7 vừa qua, cũng dấy lên kỳ vọng về OPEC+ sẽ sớm đạt được thoả thuận sản lượng trong những tháng tới.

Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Mất giá mạnh, dầu thô có tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp

Thông tin Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu dầu thô trong tháng 6/2021 và dự trữ dầu thô của Mỹ giảm chỉ giúp giá dầu thoát đà giảm trong ngắn hạn trong phiên 14/7 khi mà những nhân tố tiêu cực trên thị trường ngày một gia tăng, đe doạ quá trình cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu thô và nguồn cung dầu được dự báo gia tăng, giá dầu thế giới đã quay đầu đi xuống.Ghi nhận vào đầu giờ sáng 12/7, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 73,93 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 75,57 USD/thùng.

Dịch Covid-19 tái bùng phát và có diễn biến phức tạp tại nhiều nước châu Âu, Mỹ và đặc biệt là châu Á đã buộc nhiều nước tái áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.

Việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ thực hiện chính sách nới lỏng đã làm dấy lên lo ngại về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đồng thời cũng là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Sự gia tăng căng thẳng trong các vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian gần đây cũng đặt triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trước những rủi ro lớn.

Những mâu thuẫn nội bộ của OPEC khiến OPEC+ không đạt được thoả thuận cắt giảm sản lượng mới tiếp tục đặt thị trường dầu thô trước nguy cơ các nước đồng loạt phá vỡ cam kết, tăng mạnh nguồn cung dầu ra thị trường.

Ở khía cạnh khác, việc giá dầu liên tục duy trì ở mức cao là điều các nước tiêu thụ dầu thô lớn như Mỹ không hề mong muốn bởi nó có thể làm gia tăng các chi phi đầu vào của nền kinh tế vốn đang trong quá trình phục hồi sau thời gian dài chịu tác động của dịch Covid-19.

Thông tin nhập khẩu dầu 6 tháng đầu năm 2021 của Trung Quốc giảm lần đầu kể từ năm 2013 cũng là nhân tố tạo áp lực giảm giá lên thị trường dầu thô.

Theo dữ liệu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố và được Reuters ngày 13/7 đưa tin, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2021 là 260,66 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu tháng 6/2021 là 40,14 triệu tấn, tương đương 9,77 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày của tháng 6/2020, khi các nhà máy lọc dầu đẩy mạnh khai thác dầu giá rẻ để cung cấp cho thị trường Trung Quốc phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid 19.

Và khi thông tin UAE đã đạt được thoả thuận với OPEC về việc nước này tăng sản lượng khai thác cộng với dữ liệu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc giảm, giá dầu đã quay đầu giảm mạnh.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng có dấu hiệu chững lại khi chỉ đạt 7,9% trong Quý II/2021, là mức cao hơn nhiều quốc gia trên thế giới nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 18,3% của Quý I/2021.

Theo The New York Times, có nhiều yếu tố mạnh - yếu lẫn lộn. Cụ thể, trong khi chi phí nguyên liệu thô tăng cao đang ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà máy và nhà bán lẻ thì xuất khẩu vẫn tăng mạnh, dù sức mua đang mạnh lên nhưng các doanh nhỏ vẫn còn chật vật. Lạm phát bắt đầu quay trở lại và sự không chắc chắn vì đại dịch đang đè nặng lên tất cả.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 15/7, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 72,29 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 74,47 USD/thùng.

Tác động kép từ cả 2 phía cung – cầu tiếp tục khiến giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh trong 2 phiên giao dịch cuối tuần, trượt về mức thấp nhất 3 tháng. Giới phân tích lo ngại khả năng tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu, trong đó có dầu thô phục hồi chậm hơn kỳ vọng khi mà dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Nga..

Khép tuần giao dịch, giá dầu ngày 18/7 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 71,17 USD/thùng, trong khi đó giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 73,14 USD/thùng.

Tại thị trường trong nước, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.610 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 21.783 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 16.537 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 15.503 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.670 đồng/kg.

Bước vào tuần giao dịch từ ngày 19/7, với những diễn biến được ghi nhận trong 2 phiên giao dịch ngày 15- 16/7, giá dầu hôm nay ghi nhận nhận định giá dầu thô tuần tới sẽ tiếp tục có xu hướng giảm khi mà các yếu tố rủi ro đang ngày một lớn, trầm trọng hơn, đặc biệt là diễn biến của dịch Covid-19.

Nguồn: Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Mất giá mạnh, dầu thô có tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp

Hà Lê

petrotimes.vn