Giá xăng dầu hôm nay 26/6: Dầu thô có tuần lao dốc mạnh
Giá xăng dầu hôm nay 25/6: Giá dầu thô tăng vọt, Brent trở lại mức 112,62 USD/thùng |
Giá xăng dầu hôm nay 24/6: Dầu thô tăng mạnh, Brent lên mức |
Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 20/6 với xu hướng tăng mạnh sau khi sụt giảm mạnh tới 6% trong phiên giao dịch trước đó do lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu lại “nóng” lên.
Hãng tin Reuters mới đây cho biết sản lượng dầu thô của OPEC+ trong tháng 5/2022 đạt thấp hơn mục tiêu khai thác đến 2,695 triệu thùng/ngày. Thông tin này đã dấy lên lo ngại về việc OPEC+ sẽ khó đạt được các mục tiêu sản lượng trong tháng 7 và tháng 8 như cam kết.
Trong tháng 5/2022, sản lượng của Libya chỉ đạt 600.000 thùng/ngày thay vì 1,2 triệu thùng/ngày như thường lệ. Tình hình thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi sản lượng hiện tại của Libya chỉ còn 100.000 thùng/ngày.
Ngoài ra, việc Mỹ công bố một loạt các lệnh trừng phạt đối vói hoạt động xuất khẩu dầu của Iran cũng tạo áp lực không nhỏ đối với nguồn cung dầu, qua đó hỗ trợ giá dầu thô đi lên.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 20/6/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 108,49 USD/thùng, tăng 0,50 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 113,66 USD/thùng, tăng 0,54 USD/thùng trong phiên.
Biên độ tăng giá của dầu thô tiếp tục gia tăng trong phiên giao dịch sau đó trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận thêm nhiều yếu tố làm gia tăng lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Lệnh cấm vận của Mỹ, EU và các nước đồng minh tiếp tục là rào cản khiến dầu thô của Nga vẫn đang ở ngoài tầm với đối với đa số quốc gia và bị “ế” trên thị trường do lo ngại về vận chuyển cũng như thanh toán.
Mặc dù OPEC+ đã điều chỉnh kế hoạch tăng mạnh sản lượng vào tháng 7 và 8/2022 nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, động thái này có lẽ sẽ chỉ nằm trên giấy khi mà thực tế, từ nhiều tháng nay, OPEC+ vẫn không thể đạt được mức gia tăng sản lượng 424.00 thùng/ngày.
Tính đến đầu giờ sáng ngày 21/6/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 108,81 USD/thùng, tăng 0,82 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 114,20 USD/thùng, tăng 1,08 USD/thùng trong phiên.
Tuy nhiên khi những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu được dấy lên trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng mạnh đang tạo áp lực lớn lên tăng trưởng và áp lực nguồn cung dầu được kỳ vọng cải thiện khiến, giá dầu đã lao dốc mạnh.
Việc các ngân hàng trung ương lớn có động thái tăng lãi suất nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát càng làm gia tăng lo ngại về việc tăng trưởng kinh tế chậm lại, qua đó tác động tiêu cực đến các dự báo về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.
Sau khi tăng mạnh lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm sau cuộc họp chính sách tháng 6, Fed được cho là sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 7 tới khi mà lạm phát của nền kinh tế Mỹ vẫn treo cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tại châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng thông báo về kế hoạch tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9 tới, bất chấp những lo ngại về sự bất ổn trên thị trường tài chính.
Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu cũng được dự báo sẽ giảm so với kỳ vọng, đặc biệt trong mùa nắng nóng và du lịch tới khi mà túi tiền của người dân tại nhiều nước đang phải thanh toán cho các khoản chi phí đắt đỏ.
Thông tin về việc các nhà máy lọc dầu ở châu Âu tăng mua dầu của Nga cũng giảm tải đáng kể áp lực nguồn cung dầu thô.
Cụ thể, theo dữ liệu từ Bloomberg, các nhà máy lọc dầu châu Âu đã tiêu thụ 1,84 triệu thùng dầu thô mỗi ngày của Nga vào tuần trước. Đây là lần tăng thứ ba về lượng dầu thô từ Nga tới các nhà máy lọc dầu trong nhiều tuần. Lượng dầu từ Nga tới châu Âu, kể cả đến Thổ Nhĩ Kỳ, hiện ở mức cao nhất trong gần hai tháng.
Tính đến đầu giờ sáng ngày 23/6/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 đứng ở mức 103,42 USD/thùng, giảm 2,77 USD/thùng trong phiên; trong khi giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 109,00 USD/thùng, giảm 2,74 USD/thùng trong phiên.
Nhưng trong phiên giao dịch cuối tuần, trong bối cảnh nguồn cung dầu tiếp tục thắt chặt và thị trường đặt cược vào triển vọng phục hồi kinh tế, giá dầu đã quay đầu tăng mạnh.
tăng mạnh còn do lo ngại Nga sẽ có các biện pháp cứng rắn, thậm chí là ngừng cung cấp khí đốt cho một số quốc gia châu Âu. Theo giới chuyên gia, với bất kỳ động thái nào về việc hạn chế hoặc gián đoạn cung cấp khí đốt của Nga sẽ buộc các nước châu Âu, vốn đang nỗ lực trong việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga, phải tìm kiếm thêm các nguồn cung năng lượng khác thay thế, trong đó có dầu thô. Thị trường dầu thô vì thế vốn đang trong tình trạng thắt chặt nguồn cung có thể rơi vào trạng thái thiếu hụt trầm trọng hơn.
Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu cũng được kỳ vọng sẽ duy trì đà phục hồi tốt khi mà các hoạt động sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc đang sôi động hơn.
Nhiều quốc gia châu Âu được phát đi cảnh báo về khả năng Nga cắt giảm, thậm chí ngừng cung cấp khí đốt. Điều này sẽ buộc những quốc gia này phải tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay thay thế nếu như không muốn rơi vào trạng thái khủng hoảng, thiếu hụt năng lượng.
Trong nỗ lực nhằm giảm bớt sự phục thuộc năng lượng vào Nga, một số quốc gia đã tìm đến các nguồn năng lượng hoá thạch như nhiệt điện than, hay điện hạt nhân. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, sự điều chỉnh này là không đủ, khó có thể khoả lấp được sự thiếu hụt nguồn cung tư Nga.
Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 107,06 USD/thùng, tăng 2,79 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 112,62 USD/thùng, tăng 2,57 USD/thùng trong phiên.
Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, ngày 21/6, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/6.
Theo đó, Liên Bộ quyết định tiếp tục không trích lập Quỹ BOG đối với các loại xăng, dầu diesel và dầu hỏa; trích lập Quỹ BOG đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước). Chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu đối với dầu diesel ở mức 400 đồng/lít (như kỳ trước) và tăng chi Quỹ BOG đối với dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước chi 300 đồng/lít).
Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 31.302 đồng/lít; giá xăng RON95 không cao hơn 32.873 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 30.019 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 28.785 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 20.735 đồng/kg.
Nguồn: Giá xăng dầu hôm nay 26/6: Dầu thô có tuần lao dốc mạnh
Hà Lê
petrovietnam.petrotimes.vn
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 29/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia “đặc biệt” và “khác biệt”
-
NSND Công Lý hiện ra sao sau thời gian điều trị đột quỵ?
-
HLV Hàn Quốc chỉ ra hạn chế của đội tuyển Việt Nam
-
Tượng đài rock thế kỷ 21 và những màu sắc mới tại Lễ trao giải VinFuture 2024
-
VCRIS 2024: Chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất về mật mã và an toàn thông tin
- Xu hướng tiêu dùng của người Việt năm 2025
- Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Nhiều ý kiến trái chiều
- VCCI đề xuất giảm 2% thuế VAT cho tất cả hàng hóa
- VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu
- Hành vi của người tiêu dùng thay đổi thế nào trong năm 2025?
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025
- Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
- Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế phí trong năm 2025
- Chỉ số giá tiêu dùng dự báo tiếp tục tăng nhẹ trong tầm kiểm soát
-
Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
-
Imagine Dragons 'gây bão mạng' khi xác nhận lưu diễn Việt Nam
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
VCRIS 2024: Chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất về mật mã và an toàn thông tin
-
Hoa hậu Khánh Vân tiếp tục tung ảnh cưới 'cực slay' ở Thái Lan
-
Dùng cầu thủ nhập tịch tại ASEAN Cup 2024, lãnh đạo VFF nói gì?
-
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam