Lâm Đồng: Phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật chuyên nghiệp
Thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà, huyện Lâm Hà thuộc tiểu vùng I mở rộng diện tích các loại rau an toàn đến năm 2030 |
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
Mục tiêu đến năm 2030, toàn tỉnh đạt 80.000 ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh, trong đó 30.000 ha các cây trồng chủ lực. Bởi vậy cần nghiên cứu chọn tạo các loại giống cây trồng mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh. Đặc biệt, tăng cường hợp tác với các nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Hà Lan và tổ chức phi chính phủ có tiềm lực để nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, liên kết sản xuất, dự báo và phát triển thị trường tiêu thụ. Từ đó hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, hữu cơ, tuần hoàn gắn với chuỗi giá trị gia tăng để nhân rộng trên địa bàn; đáp ứng sản xuất hàng năm trên 24.000 tấn củ giống và 100 tấn hạt giống cây rau; trên 5.000 triệu cây giống hoa; 14 triệu cây và 20,5 triệu chồi ghép giống cây công nghiệp; 1,2 triệu cây giống cây ăn quả.
“Toàn tỉnh nâng cao năng lực cơ sở sản xuất giống; ưu tiên công nhận cây, vườn cây đầu dòng và công bố tiêu chuẩn chất lượng; đạt 100% cơ sở đáp ứng các quy định về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Đồng thời, nghiên cứu du nhập giống cây vùng khác trong nước hoặc nhập nội khảo nghiệm, chọn lọc giống có khả năng kháng sâu bệnh, đạt năng suất, chất lượng cao và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Riêng khu vực TP Đà Lạt và vùng phụ cận hình thành quy mô công nghiệp sản xuất giống cây trồng invitro với sản lượng trên 150 triệu cây giống/năm…”, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cho biết.
Theo đó, toàn tỉnh chuyển đổi diện tích cà phê kém hiệu quả, đất lúa 1 vụ sang trồng cây rau chủ lực, nâng tổng diện tích đến năm 2030 lên 30.000 ha, tương ứng gieo trồng 95.500 ha, tổng sản lượng 3,8 - 4 triệu tấn. Trong đó phát triển 10 vùng sản xuất rau công nghệ cao 10.000 ha, giá trị bình quân trên 900 triệu đồng/ha/năm. Với cây hoa khoảng 4.000 ha, gieo trồng đạt 14.500 ha, sản lượng 5,4 tỷ cành và 500 triệu chậu. Diện tích hoa công nghệ cao trên 95%; xây dựng 5 vùng sản xuất hoa hơn 2.500 ha gắn thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, giá trị sản xuất trên 3,7 tỷ đồng/ha/năm. Với cây cà phê chuyển đổi nguồn giống chất lượng cao kết hợp tái canh, ghép cải tạo 42.000 - 45.000 ha, phát triển 3.200 ha cà phê Typica, Bourbon, Moka, THA 1, tăng diện tích lên 15.000 ha. Riêng diện tích cà phê vối ổn định 150.000 ha, trong đó ứng dụng công nghệ cao 34.400 ha; công nhận 5 vùng cà phê công nghệ cao 1.370 ha; mở rộng canh tác cà phê theo tiêu chuẩn bền vững UTZ, 4C, rainforest, hữu cơ, trồng xen cây ăn quả, cây đa mục đích đạt 50% diện tích che bóng; giá trị bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.
VÙNG NGUYÊN LIỆU TẬP TRUNG GẮN VỚI CHẾ BIẾN
Ngoài ra, toàn tỉnh đến năm 2030 với cây chè ổn định khoảng 8.000 ha, chuyển đổi khoảng 2.000 ha chè hạt, chè già cỗi tại huyện Bảo Lâm và TP Bảo Lộc sang chè cành (1.500 ha) và chè Ô long (500 ha); nâng tỷ lệ diện tích chè chất lượng cao lên 50%, sản lượng 121.300 tấn/năm. Diện tích áp dụng quy trình sản xuất an toàn VietGAP, GlobalGAP đạt 2.400 ha; chè hữu cơ 500 ha; chè ứng dụng công nghệ cao 7.600 ha và công nhận 2 vùng sản xuất chè ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên 600 ha. Cây ăn quả xen canh 30.600 ha và trồng thuần 20.400 ha; tổng sản lượng 633.500 tấn; phát triển 12.000 ha công nghệ cao; 10.000 ha cấp mã số vùng trồng; sản lượng tiêu thụ qua chuỗi đạt ít nhất 60%; giá trị sản xuất trên 300 triệu đồng/ha/năm...
Từ những cây trồng chủ lực ổn định diện tích và quy trình canh tác đến năm 2030, toàn tỉnh xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm với 3 tiểu vùng chính trên địa bàn. Tiểu vùng I, phát triển rau, hoa, cà phê chè, chanh dây, dâu tây, hồng ăn trái, Atiso, dược liệu công nghệ cao gắn với du lịch canh nông tại TP Đà Lạt, các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và một phần huyện Lâm Hà (thị trấn Nam Ban, các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà). Tiểu vùng II gồm cà phê, dâu tằm, sầu riêng, bơ, chuối Laba, chanh dây và cây dược liệu công nghệ cao thuộc địa bàn các huyện Di Linh, Lâm Hà (thị trấn Đinh Văn, các xã Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Văn, Tân Hà, Liên Hà, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Tân Thanh), huyện Đam Rông. Và tiểu vùng III thuộc TP Bảo Lộc, các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên phát triển cây sầu riêng, măng cụt, mít, dâu tằm, điều, lúa chất lượng cao, cà phê, chè theo quy trình hữu cơ, tuần hoàn để nâng cao giá trị sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Nguồn: Phát triển trồng trọt thành ngành kinh tế kỹ thuật chuyên nghiệp
Văn Việt
baolamdong.vn
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026