Nigeria hủy các chuyến hàng LNG do đường ống dẫn khí bị phá hoại
![]() |
![]() |
![]() |
Một trong những nguồn tin của Bloomberg cho biết, có thể có tới 10 chuyến hàng bị hủy bỏ. Nigeria LNG cũng đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với hàng hóa xuất khẩu và hủy bỏ ít nhất 2 lần bốc hàng dự kiến vào tháng 1. Trong khi đó, nhiều lô hàng LNG dự kiến được vận chuyển vào tháng 2 cũng có thể bị hủy bỏ.
Sự gián đoạn xuất khẩu LNG của Nigeria xảy ra khi châu Âu tiếp tục tìm kiếm các lô hàng LNG để thay thế nguồn cung đường ống từ Nga và bắt đầu bổ sung vào các địa điểm lưu trữ khí đốt vào tháng 4 cho mùa đông tới sau khi mùa đông này kết thúc.
Bất chấp sự sụt giảm gần đây của giá khí đốt chuẩn châu Âu xuống dưới mức chuẩn của Bắc Á, châu Âu vẫn tiếp tục thu hút phần lớn lượng LNG xuất khẩu của Mỹ do nhu cầu ở châu Á vẫn còn yếu.
Nigeria cũng đã cung cấp nhiều LNG cho châu Âu trong những tháng gần đây.
LNG của Nigeria chiếm 7% nguồn cung cấp nhiên liệu siêu lạnh của châu Âu vào năm 2022, theo dữ liệu do BloombergNEF tổng hợp.
Nguồn cung cấp LNG và dầu của Nigeria đã bị ảnh hưởng trong những năm gần đây do lũ lụt cũng như vấn nạn phá hoại đường ống, thường buộc các nhà khai thác phải tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với việc xuất khẩu dầu thô.
Sự kết hợp giữa phá hoại đường ống và trộm cắp dầu cùng với việc thiếu đầu tư tăng công suất đã khiến Nigeria trở thành nước tụt hậu lớn nhất về sản xuất dầu thô trong liên minh OPEC+.
Các cuộc khảo sát và ước tính của giới phân tích chỉ ra rằng sản lượng dầu của Nigeria sẽ phục hồi vào tháng 12/2022, nhưng thành viên OPEC ở châu Phi này vẫn đang kém đáng kể so với hạn ngạch mà họ được OPEC+ phân bổ.
Sản lượng của Nigeria phục hồi đã nâng sản lượng dầu của OPEC trong tháng 12 lên 120.000 thùng mỗi ngày so với tháng 11, theo một cuộc khảo sát hàng tháng của Reuters được công bố vào tuần trước. Cuộc khảo sát của Bloomberg về sản lượng của OPEC cũng cho thấy sản lượng tháng 12 tăng 150.000 thùng/ngày so với tháng 11, nhờ sản lượng dầu của Nigeria phục hồi.
Nguồn:Nigeria hủy các chuyến hàng LNG do đường ống dẫn khí bị phá hoại
Bình An
nangluongquocte.petrotimes.vn
-
Việt phục hành – Hành trình lan toả hồn Việt, gieo mầm lòng yêu nước
-
Tuyển thủ Croatia thiệt mạng vì tai nạn giao thông
-
“Siêu mẫu đẹp lạ” Tuyết Lan hôn chồng trong tiệc sinh nhật
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 21/4: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Show diễn "Việt phục hành" - Hành trình tự hào đậm đà bản sắc dân tộc
- Vì sao Mỹ yêu cầu Equinor dừng dự án điện gió ngoài khơi?
- Vì sao Pháp phải hạ mục tiêu phát triển hydro carbon thấp?
- Shell sẽ khai thác dầu khí ở khu vực Biển Đen thuộc Bulgaria
- Chính sách mới của OPEC+: Một bước ngoặt quan trọng
- Khu vực nào đang quyết định xu thế năng lượng tái tạo?
- Vì sao lắp đặt điện gió tại Mỹ xuống mức thấp kỷ lục?
- Bản tin Năng lượng xanh: Wood Mackenzie cắt giảm 40% dự báo năng lượng gió tại Mỹ do chính sách của Tổng thống Trump
- TotalEnergies triển khai thành công dự án điện mặt trời đầu tiên tại Đông Nam Á
- Anh công bố 27 dự án hydro nhằm chuyển đổi năng lượng quốc gia
- Tầm quan trọng của khí đốt tự nhiên trong cơ cấu năng lượng toàn cầu
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
-
Duyên dáng Sắc hương xứ Trà 2025: Sân chơi mới cho nữ sinh Việt tỏa sáng
-
Petrovietnam và PETRONAS thúc đẩy hợp tác thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam
-
PSI ra mắt chương trình ưu đãi đồng hành cùng nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường tài chính biến động
-
Hà Giang: Nỗ lực đưa vốn giúp hộ nghèo vươn lên
-
BSR tập trung nguồn lực triển khai dự án NCMR NMLD Dung Quất đúng tiến độ
-
BTV Hoàng Linh phản ứng ra sao giữa ồn ào quảng cáo sữa giả?
-
Khám phá đảo Nam Du - “Maldives thu nhỏ” của Việt Nam
-
Doãn Quốc Đam lên tiếng về ồn ào quảng cáo sữa
-
Luka Modric trở thành ông chủ đội bóng Anh