Tại sao Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng nhu cầu LNG của thế giới?
![]() |
![]() |
Mô hình tàu chở LNG. Ảnh Reuters |
Giao dịch LNG toàn cầu tăng 1,8% lên 404 triệu tấn vào năm 2023, Shell - nhà kinh doanh LNG lớn nhất thế giới, cho biết trong triển vọng LNG năm 2024.
Ngoài ra, công ty cũng cho biết giá cả và biến động giá cao hơn mức trung bình lịch sử, gây hạn chế tăng trưởng kinh tế. Thị trường vẫn “chặt chẽ về mặt cấu trúc” do nguồn cung của Nga sang châu Âu giảm sau cuộc xung đột ở Ukraine và tăng trưởng nguồn cung hạn chế.
Shell cho biết nhu cầu về khí đốt tự nhiên đã đạt đỉnh ở một số khu vực, trong đó có Châu Âu, Nhật Bản và Úc vào những năm 2010, nhưng nó vẫn tiếp tục tăng trên toàn cầu và dự kiến sẽ đạt khoảng 625-685 triệu tấn mỗi năm vào năm 2040, theo ước tính mới nhất của ngành.
Năm nay, Shell hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu LNG toàn cầu thấp hơn một chút so với ước tính năm 2023, xuống còn 700 triệu tấn vào năm 2040.
Báo cáo của Shell cho biết Trung Quốc, quốc gia đã vượt qua Nhật Bản vào năm 2023 để giành lại vị thế là nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới, sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu LNG toàn cầu.
Ông Steve Hill, Phó chủ tịch điều hành của Shell Energy cho biết: “Trung Quốc có khả năng chi phối tăng trưởng nhu cầu LNG trong thập kỷ này khi ngành công nghiệp của nước này tìm cách cắt giảm lượng khí thải carbon bằng cách chuyển từ than sang khí đốt”.
Ông nói: “Do ngành thép sử dụng than của Trung Quốc thải ra nhiều khí thải hơn tổng lượng khí thải của Anh, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ cộng lại, vì vậy khí đốt có vai trò thiết yếu trong việc giải quyết một trong những nguồn phát thải carbon lớn nhất thế giới và ô nhiễm không khí địa phương”.
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc
![]() |
Một trạm nhiên liệu của Shell vào ngày 6/5/2022. Ảnh Reuters |
Theo dự báo của ICIS và Rystad, nhập khẩu LNG năm 2024 của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trở lại lên gần 80 triệu tấn, từ khoảng 70 triệu tấn vào năm 2023, vượt qua kỷ lục 78,79 triệu tấn của năm 2021.
Trong thập kỷ tiếp theo, sản lượng khí đốt nội địa giảm ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á có thể làm tăng nhu cầu về LNG, vì các nền kinh tế này cần nhiên liệu cho các nhà máy điện và ngành công nghiệp chạy bằng khí đốt.
Báo cáo của Shell cũng dự đoán nhu cầu LNG ngày càng tăng và nguồn cung mới sẽ được cân bằng, nhưng họ nhấn mạnh cần đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt.
Báo cáo cho biết: “Trong trung hạn, những nước có nhu cầu tiềm ẩn về LNG, đặc biệt là ở châu Á – sẽ tiêu thụ nguồn cung mới vào nửa cuối những năm 2020”.
Do nguồn cung dồi dào vào năm ngoái, khi thị trường thế giới phục hồi sau sự gián đoạn lớn liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine vào năm 2022, giá LNG đã giảm bớt.
Giá giao ngay tại Châu Á đạt trung bình khoảng 18 USD trên một triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu) vào năm 2023, giảm từ mức cao nhất mọi thời đại là 70 USD/mmBtu vào năm 2022.
Giá tiếp tục giảm trong năm nay và vẫn ở mức dưới 10 USD/mmBtu, khuyến khích người mua từ Trung Quốc đến Bangladesh chốt nguồn cung cấp dài hạn mới từ Qatar và Mỹ.
Nguồn:Tại sao Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng nhu cầu LNG của thế giới?
Yến Anh
nangluongquocte.petrotimes.vn
- Thị trường dầu mỏ thắt chặt bất chấp nguồn cung gia tăng
- Châu Âu đã sẵn sàng cho nhu cầu khí đốt tăng cao?
- Aramco nỗ lực mở rộng sang thị trường LNG toàn cầu
- Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
- Phân tích triển vọng thị trường hydro xanh toàn cầu đến năm 2031
- OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 8
- Trung Quốc tăng mức hoàn thuế nhập khẩu dầu nhiên liệu cho giới lọc dầu
- Nhiên liệu từ Đông Bắc Á đổ mạnh vào châu Âu
- Kỷ nguyên AI sẽ làm bùng nổ nhu cầu năng lượng khu vực châu Á
- Ả Rập Xê-út có thể tăng giá dầu tháng 8 tại châu Á lên mức cao nhất trong 4 tháng
- Hoa Kỳ đấu giá khoan dầu khí ở Vịnh Mexico
-
Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
-
Khánh Hòa: Khu nghỉ dưỡng Alma ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật tại nhà hát ngoài trời
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
Ra mắt tổ hợp Viện Tầm Nhìn Mới & Học viện Quốc tế FABIA: Cột mốc mới kết nối tri thức, công nghệ và sắc đẹp
-
Huyền Lizzie diện bikini khoe vóc dáng nóng bỏng ở tuổi U40
-
Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!