Thê thảm ngành ô tô Nga sau gần 1 năm bị cấm vận
Nhà máy linh kiện Composite THACO cung ứng đa dạng các sản phẩm ngoài ngành ô tô |
Ngành ô tô Nhật lao đao sau vụ cháy nhà máy sản xuất chip bán dẫn |
Kể từ tháng 2 năm 2022, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tấn công Ukraine và cuộc xung đột tiếp diễn dai dẳng liên tục tới nay đã 10 tháng, nước Nga gần như bị cô lập về kinh tế do các lệnh cấm vận, trừng phạt và phong tỏa nặng nề. Điều này khiến cho mọi ngành nghề của đất nước rộng lớn số 1 thế giới đều chịu các ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí lâm vào khủng hoảng. Trong đó, phải kể đến ngành công nghiệp ô tô.
Chỉ vài tháng sau khi cuộc chiến được khởi động, hàng loạt các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới như Mercedes, Hyundai, Toyota, Renault,... lũ lượt rút khỏi Nga bất kể rằng họ đã đổ vào đất nước này hàng tỷ USD tiền nhà xưởng, máy móc và thậm chí cả dây chuyền rắp láp xe.
Điều này cũng có nghĩa rằng người Nga sử dụng ô tô của các thương hiệu trên phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng không có các loại phụ tùng thay thế cung cấp từ các hãng nước ngoài.
Nhà máy lắp ráp Hyundai tại Nga đóng cửa hoạt động khiến hàng nghìn lao động mất việc làm. Ảnh Russia Briefing. |
Ông Maxim Sokolov, người đứng đầu nhà sản xuất xe hơi số 1 nước Nga – Avtovaz thì cho biết, doanh số bán ô tô trong năm 2022 đã giảm hơn 60% và còn chưa bằng 25% so với các năm của thập kỷ trước.
Người đứng đầu ngành xe hơi Nga từng chia sẻ với tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 11, với sự ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt phương Tây, số ô tô tiêu thụ ở Nga sẽ giảm xuống dưới mức 1 triệu chiếc, thấp nhất từ trước tới nay.
Mức sống của người dân Nga giảm liên tục, vật giá leo thang, cộng với các lệnh cấm vận ngặt nghèo và sự tẩy chay của các hãng xe hơi nổi tiếng, khiến cho thị trường ô tô Nga ảm đạm chưa từng thấy.
Trước các khó khăn này, chính quyền Moskva đang cố gắng thực hiện các chính sách bình ổn và giảm giá xe hơi để người dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn, đồng thời tích cực đẩy mạnh công cuộc nội địa hóa xe hơi, tung ra những mẫu ô tô do trong nước sản xuất với tỷ lệ nội địa hóa tối đa, tránh sự phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài.
Mẫu xe hơi Lada Granta do AvtoVaz sản xuất nội địa gặp khủng hoảng sau khi hãng mẹ là Renault rút khỏi thị trường. Ảnh: Lada. |
Tháng 6 năm nay, AvtoVaz đã khởi động trở lại dây chuyền sản xuất xe Lada Granta sau 3 tháng phải ngừng hoạt động bởi hãng chủ quản Renault rút khỏi thị trường Nga và ngừng cung cấp linh kiện.
Tuy nhiên, chiếc xe nội địa hóa này tồi tệ đến nỗi, nó không có túi khí, không có phanh chống bó cứng (ABS), không có cân bằng điện tử, không có định vị vệ tinh GPS cùng hàng loạt các cắt giảm cực đoan khác.
Thậm chí, Lada Granta chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn chỉ số ô nhiễm môi trường xe hơi năm 1996 của Châu Âu. Điều này càng làm cho người ta nhận thấy một sự khủng hoảng trầm trọng đang diễn ra trong ngành công nghiệp ô tô Nga.
Nội thất “lạc hậu” của Granta sau khi được Lada nội địa hóa. Ảnh: Lada. |
Dẫu vậy, theo Marklines - tổ chức chuyên khảo sát về xe hơi cho biết, Lada Granta đang là một trong 3 mẫu xe bán chạy nhất thị trường Nga trong 9 tháng từ tháng 3 đến tháng 11 năm nay. Trong khi đó vào tháng 2, tức trước thời điểm cuộc chiến nổ ra, Granta hoàn toàn không thể lọt vào danh sách này, thay vào đó nhường chỗ cho các hãng xe Hyundai và Kia.
Trên toàn bộ thị trường, chỉ còn hãng Haval của Trung Quốc là vẫn còn đang duy trì nhà máy và dây chuyền sản xuất tại thị trường Nga, cũng như bán các mẫu xe hơi xăng, điện. Các hãng xe nước ngoài rút khỏi Nga, đồng nghĩa với việc họ đã bỏ ngỏ nhu cầu mua sắm xe hơi của đất nước 150 triệu dân vào tay người Trung Quốc.
Kể từ tháng 9, mẫu Jolion của Haval liên tục lọt top 3 xe hơi bán chạy nhất thị trường Nga cùng 2 mẫu xe nội địa của Lada.
Trung Quốc đang khai thác rất tốt cơ hội mới tại Nga. Trong bối cảnh xe Nga sản xuất quá tệ, thì việc người dân lựa chọn các sản phẩm tới từ Trung Quốc với đầy đủ các điểm mạnh như ngoại hình hiện đại, nội thất tiện nghi và công nghệ màu mè không hề thua kém xe Phương Tây, Hàn hay Nhật là điều dễ hiểu.
Xe hơi Moskvich-3 sản xuất dựa trên sự giúp đỡ từ hãng JAC của Trung Quốc. Ảnh: Carscoop. |
JAC – một hãng xe hơi Trung Quốc khác cũng đang nhanh chóng gia tìm kiếm thị phần tại Nga sau khi giúp sức hồi sinh của thương hiệu xe hơi Moskvich sau hơn 20 năm ngừng sản xuất.
Moskvich vốn là hãng xe hơi ra đời từ thời Liên Xô với nhiều sản phẩm nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi. Hãng buộc phải phá sản đầu thế kỷ XXI bởi sự làm ăn thua lỗ và không đủ khả năng cạnh tranh với các hãng xe hơi tới từ Phương Tây, Hàn, Nhật.
Sau khi Renault rút khỏi Nga, trả lại tổ hợp sản xuất ô tô Moscow Moskvic, JAC đã nhanh tay phối hợp cùng hãng xe Nga để tái hồi sinh dây chuyền sản xuất, dựa trên dây chuyền có sẵn của hãng ô tô Pháp. Kết quả, cuối tháng 11 vừa qua, mẫu Moskvich-3 dựa trên JAC JS-4 của Trung Quốc đã chính thức ra mắt.
Hãng liên danh này cũng lập tức đặt chỉ tiêu về khả năng sản xuất từ nay đến cuối năm có thể cung cấp cho thị trường 600 xe hơi bao gồm 400 xe chạy bằng động cơ đốt trong truyền thống và 200 xe chạy hoàn toàn bằng điện.
Có thể thấy, chỉ sau 10 tháng xung đột giữa Nga và Ukraine, ngành công nghiệp ô tô Nga đã chịu sự ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, cùng với đó, họ sẽ càng ngày phải càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong vấn đề xe hơi cũng như nhiều mặt về kinh tế.
Nguồn:Thê thảm ngành ô tô Nga sau gần 1 năm bị cấm vận
Hùng Dũng
vietnamnet.vn
- Người Việt nhập ô tô từ nước nào nhiều nhất?
- Minh Nhựa: Chi hàng trăm tỷ đồng mua xe để "nuôi" cảm xúc
- Doanh số sụt giảm Honda làm mới Vision, Wave Alpha bằng cách thay tem đổi màu
- Skoda "chào sân" Việt với bộ đôi SUV Karoq và Kodiaq, giá từ 999 triệu đồng
- Giá bán Honda Transalp tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất khu vực Đông Nam Á
- 5 ô tô tầm giá dưới 750 triệu đồng được người Việt chọn mua nhiều nhất
- KIA Sportage 2024 bổ sung trang bị, có thêm bản kỷ niệm 30 năm
- Thaco giới thiệu mẫu xe New Mazda CX5 với nhiều tính năng thông minh
- Hyundai Santa Fe 2023 trúng biển ngũ quý 1 'hét' giá 2,5 tỷ đồng
- Mini triệu hồi gần 100 nghìn xe Cooper và Clubman vì nguy cơ cháy nổ
- Những mẫu xe có cùng tầm giá với Mitsubishi Xpander
-
Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia
-
Tiệm bánh Mizuki - Nơi chỉ có tình trong bánh
-
Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững
-
Xu hướng tiêu dùng của người Việt năm 2025
-
PV Power – hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai
-
Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia “đặc biệt” và “khác biệt”
-
Vinamilk trao tặng hơn 8,2 tỷ đồng hỗ trợ mổ tim và mắt cho bệnh nhân nghèo
-
VCRIS 2024: Chia sẻ những kết quả nghiên cứu mới nhất về mật mã và an toàn thông tin
-
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL