Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. (Nguồn: Shutterstock) |
Đây là một trong những nội dung của Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký phê duyệt tại Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/1. Theo đó, thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn: giai đoạn thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.
Theo đề án, thị trường carbon tại Việt Nam được chủ động thành lập và phát triển phù hợp với pháp luật và điều kiện thực tiễn, định hướng phát triển quốc gia, cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính mà Việt Nam tham gia và xu hướng phát triển thị trường carbon toàn cầu.
Thị trường carbon được phát triển theo mô hình tập trung, hoạt động theo nguyên tắc thị trường dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện quốc gia và thông lệ quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia, hài hòa lợi ích của các chủ thể trên thị trường.
Việc phát triển thị trường carbon tại Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã cam kết tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, tạo dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và trên thị trường thế giới, phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Đề án đã xác định một số nội dung chính liên quan đến thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, hàng hóa trên thị trường carbon gồm hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon.
Chủ thể tham gia thị trường carbon gồm Các cơ sở thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tổ chức thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước hoặc thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tổ chức và cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon. Ngoài ra, tùy thuộc dự kiến quy mô thị trường còn có thể có các tổ chức làm nhiệm vụ hỗ trợ giao dịch.
Theo đề án, hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thiết lập và vận hành để phục vụ việc quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác thông tin hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon; xử lý các hoạt động vay mượn, nộp trả, chuyển giao, bù trừ hạn ngạch phát thải khí nhà kính.
Đề án cũng chỉ rõ, việc tổ chức giao dịch trên thị trường carbon được thực hiện theo phương thức tập trung trên sàn giao dịch carbon.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức vận hành thị trường carbon trong nước, đảm bảo không để phát triển tự do, tự phát, gây thất thoát tài nguyên, tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội. Nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với thị trường carbon sẽ được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Nguồn:Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam
Chu Văn
baoquocte.vn
-
Thanh Trúc - Châu Khải Phong mở tiệc mừng nhật con chung
-
Tương lai Messi có diễn biến bất ngờ
-
Sao Việt kiều tự tin đánh bại Malaysia
-
Tiền đạo đắt giá thứ 4 lịch sử Arsenal Alexandre Lacazette chuyển đến Saudi Arabia
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 3/7: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Tiền đạo Gonzalo Garcia - hiện tượng của Real tại FIFA Club World Cup 2025
- Doanh nghiệp không được khuyến mại quá 50% giá bán từ ngày mai (1/7)
- Đề xuất hộ kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm được miễn thuế
- Bộ Công Thương tăng biện pháp bảo vệ ngành sản xuất trong nước
- Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh
- Thanh toán không tiền mặt thúc đẩy kinh tế số
- Giải bài toán rủi ro trong ngành vàng trang sức
- "Cuộc chiến" không ngưng nghỉ với hàng giả, nông phẩm bẩn để bảo vệ sức khỏe người dân
- Hà Nội: Thu giữ hàng nghìn sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu tại phố Bạch Mai
- Rút công bố mỹ phẩm: Lối thoát hợp pháp cho sản phẩm không đạt chuẩn?
- Hàng loạt cửa hàng đóng cửa tại “thủ phủ” bánh kẹo La Phù
- “Cuộc chiến” dai dẳng với hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử
-
Cuộc phiêu lưu đến Thị Trấn Bohemian Trong Lòng Núi Lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Hà Giang: Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
Vinamilk Green Farm - từ "resort cho bò" đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
-
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên
-
Phim đua xe "F1" của Brad Pitt bứt tốc dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ
-
Allday Project – Thế lực mới của Kpop với đội hình “full option”
-
Thêm đội bóng Việt Nam tham dự 5 đấu trường mùa tới