Thị trường chứng khoán thế giới ngày 10/12: Chỉ số giá sản xuất kéo Dow Jones giảm hơn 300 điểm

22:03 | 10/12/2022

|
Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch đầy biến động hôm thứ Sáu (9/12) với mức giảm khiêm tốn, đánh dấu tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 9 sau khi báo cáo về lạm phát giá bán buôn làm suy yếu các giả định về lạm phát chậm lại ở Mỹ.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 9/12: Chứng khoán Mỹ ngắt chuỗi giảmThị trường chứng khoán thế giới ngày 9/12: Chứng khoán Mỹ ngắt chuỗi giảm
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 7/12: Nỗi lo suy thoái kéo dài chuỗi giảm điểm của chứng khoán MỹThị trường chứng khoán thế giới ngày 7/12: Nỗi lo suy thoái kéo dài chuỗi giảm điểm của chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 10/12: Chỉ số giá sản xuất kéo Dow Jones giảm hơn 300 điểm
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số Dow Jones giảm 305,02 điểm, tương đương 0,9%, đóng cửa ở mức 33.476,46 điểm. S&P 500 giảm 0,73% xuống 3.934,38 điểm, trong khi Nasdaq Composite giảm 0,7% xuống 11.004,62 điểm.

Trong tuần qua, chỉ số Dow Jones giảm 2,77%, đánh dấu tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 9. S&P sụt 3,37% còn Nasdaq lao dốc 3,99%.

Động thái của ngày thứ Sáu diễn ra sau khi chỉ số giá sản xuất (PPI) của tháng 11 cho thấy giá bán buôn cao hơn dự kiến, tăng 0,3% so với tháng trước và 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. PPI lõi, khi loại bỏ tác động của giá thực phẩm và năng lượng, cũng vượt kỳ vọng.

Chris Zaccarelli, Giám đốc đầu tư tại tổ chức tài chính Liên minh Cố vấn Độc lập, cho biết: “Dữ liệu lạm phát sáng nay cho thấy giá sản xuất cao hơn dự kiến và đó là tin xấu cho cả cổ phiếu và trái phiếu.”

Số liệu PPI cũng có thể hướng nhà đầu tư đến viễn cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cao hơn mong đợi. Các nhà kinh tế kỳ vọng dữ liệu CPI tháng 11 được công bố tuần tới sẽ tăng 7,3%, giảm so với mức 7,7% trong tháng trước đó. Tuy nhiên, chỉ số này có thể cao hơn dự báo dựa trên hướng đi của PPI.

Lạm phát giảm quá chậm sẽ không củng cố cho hy vọng rằng Fed sẽ nhẹ tay hơn trong việc nâng lãi suất.

Cục Dự trữ Liên bang có thể đưa ra mức tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào cuộc họp tháng 12. Mặc dù mức tăng sẽ nhỏ hơn so với bốn lần tăng trước đó, nhưng những lo ngại đang gia tăng về việc liệu Fed có thể hoàn thành một cuộc hạ cánh mềm và ngăn chặn suy thoái hay không.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán châu Á tăng điểm vào thứ Sáu (9/12) nhờ hy vọng về việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế COVID sẽ thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Nhưng mức tăng đó đã bị kìm lại bởi khả năng số ca mắc COVID trên toàn thế giới gia tăng trong mùa đông, mối đe dọa suy thoái kinh tế đang rình rập và nhiều đợt tăng lãi suất sắp tới từ Fed.

Tại Trung Quốc, các chỉ số chính cũng được hưởng lợi từ việc các cổ phiếu bất động sản tăng mạnh. Sàn Hang Seng của Hồng Kông tăng 2.32% lên 19.900,87 điểm. Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite tăng 0,3% lên 3.206,95 điểm, đánh dấu tuần tăng thứ sáu liên tiếp.

Chỉ số Nikkei 225 của Tokyo vươn lên 27.901,01 điểm, chốt phiên tăng 1,18%.

Nguồn: Thị trường chứng khoán thế giới ngày 10/12: Chỉ số giá sản xuất kéo Dow Jones giảm hơn 300 điểm

Đỗ Khánh

kinhtexaydung.petrotimes.vn