Tin bất động sản ngày 15/6: Dự án Tổ hợp khách sạn, nhà ở và chợ du lịch Mộc Châu chưa đủ điều kiện kinh doanh
Tin bất động sản ngày 14/6: Bắc Giang sắp có thêm khu đô thị 21ha |
Tin bất động sản ngày 13/6: Quảng Ninh hủy quy hoạch khu dân cư “treo” 12 năm của Tập đoàn Indevco |
Sơn La: Dự án Tổ hợp khách sạn, nhà ở và chợ du lịch Mộc Châu chưa đủ điều kiện kinh doanh bất động sản
Sở Xây dựng tỉnh Sơn La vừa có thông tin về tình hình triển khai 12 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh.
Sơn La còn 7 dự án chưa đủ điều kiện kinh doanh bất động sản |
Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở có các loại hình sản phẩm bất động sản trên địa bàn tỉnh Sơn La phổ biến ở 3 hình thức: Nhà ở hình thành trong tương lai; Đất ở (chuyển nhượng quyền sử dụng đất); Đất và nhà ở/công trình gắn liền với đất.
Đến cuối tháng 5/2022, tỉnh Sơn La có 4/12 dự án đủ điều kiện huy động vốn theo hình thức bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trong đó, 1 dự án Khu dân cư lô số 3A dọc suối Nậm La, thành phố Sơn La đủ điều kiện huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư...; chưa đủ điều kiện bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hiện tại, 7/12 dự án còn lại chưa đủ điều kiện được huy động vốn thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư; chưa đủ điều kiện bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trong số 7 dự án chưa đủ điều kiện thì tại huyện Mộc Châu có dự án Dự án Tổ hợp khách sạn, nhà ở và chợ du lịch Mộc Châu (tiểu khu 14, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu) do Công ty CP Đầu tư và phát triển đô thị Trí Đức làm chủ đầu tư đến nay cũng chưa đủ điều kiện kinh doanh bất động sản.
Để tránh những rủi ro trong giao dịch và đảm bảo minh bạch thị trường bất động sản, Sở Xây dựng, Sở TN&MT đã đăng tải thông tin các dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh bất động sản trên Website các Sở để các tổ chức và cá nhân tìm hiểu, tham khảo.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng tỉnh Sơn La cũng đã đề nghị UBND các huyện, thành phố đăng tải thông tin các dự án trên Cổng thông tin điện tử các huyện, thành phố để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nắm bắt. Thông tin để các tổ chức, người dân được biết và chỉ mua nhà ở hình thành trong tương lai tại các dự án sau khi có thông báo của Sở Xây dựng; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các dự án sau khi có thông báo của Sở TN&MT xác nhận đủ điều kiện theo quy định.
Bình Định quy hoạch hệ thống cảng cạn tại 3 khu vực với diện tích 71 ha
UBND tỉnh Bình Định vừa phát đi Công văn số 3216/UBND-KT gửi Bộ Giao thông vận tải về việc bổ sung quy hoạch hệ thống cảng cạn trên địa bàn tỉnh Bình Định vào hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
UBND tỉnh Bình Định cho biết, để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 2976/QĐ-UBND ngày 05/9/2014 về việc quy hoạch chi tiết mở rộng Cảng biển Quy Nhơn đến năm 2030 tầm nhìn sau năm 2030, với quy mô hàng hóa thông qua cảng đạt 10 triệu tấn/năm vào năm 2015, đạt từ 15-18 triệu tấn/năm vào năm 2020 và từ 25-30 triệu tấn/năm sau năm 2030.
Đồng thời, tỉnh Bình Định cũng đã quy hoạch hệ thống cảng cạn trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển gia tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Quy Nhơn, gồm 3 khu vực với tổng diện tích 71 ha.
Cụ thể, khu vực số 01 là khu trung tâm dịch vụ kho bãi cảng Thị Nại tại xã Phước Lộc và thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước với diện tích khoảng 23 ha. Khu vực số 2 là khu cảng nội địa ICD do Công ty CP Cảng Quy Nhơn đăng ký đầu tư tại xã Phước Lộc và xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước với diện tích khoảng 18 ha.
Song song với đó, khu vực số 3, theo định hướng Quy hoạch xây dựng vùng huyện Vân Canh là khu Cảng cạn ICD phía Tây tỉnh, thuộc xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, với quy mô diện tích khoảng 30 ha.
Từ thực tiễn nêu trên, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam quan tâm cập nhật, bổ sung 71 ha đất quy hoạch xây dựng cảng cạn ICD của tỉnh vào quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, nhằm đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa, góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Bất động sản nhiều nơi đã "hạ nhiệt" nhưng giá vẫn còn cao
Chiều 13/6, tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Xây dựng đưa ra đánh giá về thị trường bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, trong năm 2021, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi một số khu vực, đặc biệt là phân khúc đất nền tại một số khu vực dự kiến lên quận, sáp nhập hoặc có hệ thống hạ tầng giao thông chạy qua... tăng giá đột biến. Ngoài ra, giá nhà chung cư tăng 5-7%, nhà ở riêng lẻ có nơi tăng 30%.
Theo ông Khởi, giá bất động sản tăng cao có nhiều nguyên nhân, một phần do nguồn cung hạn chế, tín dụng điều chỉnh chưa tốt, thông tin về thị trường chưa kịp thời, chặt chẽ, chính xác, nên có hiện tượng lợi dụng thông tin để nâng giá thổi giá.
Trước thực tế nêu trên, ông Khởi cho biết, Bộ Xây dựng có nhiều văn bản đôn đốc, cùng với đó là sự vào cuộc của chính quyền địa phương, thị trường bất động sản đến thời điểm hiện nay so với cùng kỳ 2021 và cuối năm 2021 đã có nhiều nơi đã hạ nhiệt mặc dù giá vẫn còn cao.
Ông Khởi thông tin, với các yêu cầu cung cấp nhiều nhà ở hơn cho đối tượng thu nhập thấp, trung bình, Bộ Xây dựng đã đề xuất nhiều giải pháp, thứ nhất đẩy mạnh tăng nguồn cung cho thị trường; tiếp đến là tăng cường minh bạch thông tin các dự án, thông tin các nguồn hàng để tránh hiện tượng lợi dụng cấu kết tăng giá, thứ ba tăng nguồn vốn đầu tư…
Nhận định về tình hình 6 tháng cuối năm này, ông Khởi dự báo thị trường sẽ phát triển song vẫn có những biện pháp cần thiết để tránh những hiện tượng xảy ra như 2021, trong đó có việc đẩy nhanh nguồn cung, đặc biệt nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Hà Nội: Phải nộp trước 20% giá khởi điểm mới được tham gia đấu giá đất
Cụ thể, tại Quyết định số 24/2022/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày 18/11/2020 quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố, Hà Nội bổ sung yêu cầu là người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước bằng 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Phải nộp trước 20% giá khởi điểm mới được tham gia đấu giá đất |
Theo quy định trên, việc đăng ký tham gia đấu giá được thực hiện thông qua các hình thức: Nộp tiền đặt trước trực tiếp tại đơn vị thực hiện cuộc đấu giá hoặc vào tài khoản của đơn vị thực hiện cuộc đấu giá; nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá trực tiếp tại đơn vị thực hiện cuộc đấu giá hoặc qua thư điện tử hoặc qua thư bảo đảm.
Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá của UBND cấp có thẩm quyền, cơ quan Thuế gửi thông báo nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất bằng văn bản cho người trúng đấu giá.
Trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền theo đúng quy định trên, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan Thuế có văn bản gửi cơ quan Tài nguyên và Môi trường về việc người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Cơ quan Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo thời hạn quy định sau khi có văn bản của cơ quan Thuế về việc người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Khoản tiền đặt cọc (theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) của người bị hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 điều này được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của người bị hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất đã nộp (không bao gồm khoản tiền đặt cọc nêu trên) được hoàn trả (không tính lãi suất, trượt giá).
Đáng chú ý, UBND Thành phố khuyến khích các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện đấu giá theo hình thức trực tuyến.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 13/6/2022.
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 24/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Messi: ‘Đội hình Barca hiện tại thật phi thường’
-
4 nhóc tỳ đáng yêu, kháu khỉnh nhà Vân Trang
-
Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền trong nhà vườn nghìn mét vuông
-
Nam vương Tuấn Ngọc xuất sắc lọt Top 5 Dự án Nhân ái tại Mr World 2024
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
- Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân khiến giá nhà chưa ngừng tăng
- Thêm nhiều thách thức với ngành bất động sản khi có bảng giá đất mới
- Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?
- Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
- Một số lưu ý nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024
- Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2, mặt tiền ít nhất 4m
- Giá bất động sản sẽ giảm trong thời gian tới?
- Hà Nội: Sẽ có thêm chung cư gần 18.000 người tại quận Ba Đình
- Giá chung cư sơ cấp tại Hà Nội bình quân đã xấp xỉ 60 triệu đồng/m2
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân