Tin ngân hàng ngày 2/2: Ngân hàng Nhà nước "bơm" gần 10.000 tỷ đồng dịp Tết 2022

13:57 | 02/02/2022

|
Vietcombank dành 723 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội trong năm 2021; Năm 2021, Sacombank lãi trước thuế hơn 4,400 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật
Tin ngân hàng ngày 1/2: Vietcombank lãi hơn 27.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2020Tin ngân hàng ngày 1/2: Vietcombank lãi hơn 27.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2020
Tin ngân hàng ngày 31/1/2022: KienlongBank lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 6 lần năm 2020Tin ngân hàng ngày 31/1/2022: KienlongBank lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 6 lần năm 2020

Ngân hàng Nhà nước bơm gần 10.000 tỷ đồng dịp Tết 2022

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 (ngày 28/1/2022 Dương lịch tức 26/12/2021 Âm lịch), chỉ có khoảng 11,6 tỷ đồng được cơ quan này bơm ra thị trường qua kênh mua tín phiếu để hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng thương mại dịp Tết.

Tin ngân hàng ngày 2/2: Ngân hàng Nhà nước "bơm" gần 10.000 tỷ đồng dịp Tết 2022
Ngân hàng Nhà nước bơm gần 10.000 tỷ đồng dịp Tết 2022/

Đây vẫn là các tín phiếu kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%/năm. Như vậy, trong tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, cơ quan quản lý tiền tệ đã bơm ròng ra thị trường hơn 8.800 tỷ đồng.

Tính chung 2 tuần giao dịch cuối năm Âm lịch, số tiền NHNN đã bơm ra thị trường đạt gần 10.000 tỷ đồng. Trong đó, các hợp đồng tín phiếu mua vào đều có lãi suất 2,5%/năm và kỳ hạn mua tuần trước là 28 ngày và tuần gần nhất có kỳ hạn 14 ngày. Điều này đảm bảo các hợp đồng tín phiếu sẽ được đáo hạn khi thị trường quay trở lại giao dịch sau Tết khoảng 1 tuần.

Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm trước, số tiền NHNN bơm ròng ra năm nay chỉ tương đương 1/5 giá trị.

Cụ thể, trong 2 tuần làm việc cuối cùng của năm Âm lịch 2020, cơ quan quản lý tiền tệ đã bơm ra thị trường tới hơn 50.700 tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng. Trong đó, số bơm ròng tập trung chủ yếu vào 2 ngày cuối năm, với giá trị hơn 26.600 tỷ.

Trên thị trường liên ngân hàng, hoạt động cho vay chéo giữa các nhà băng cũng diễn ra nhộn nhịp hơn ở các kỳ hạn dài 2 tuần đến 3 tháng, cùng với đó là lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng lên mức cao nhất 1 năm.

Vietcombank dành 723 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội trong năm 2021

Theo báo cáo vừa được công bố được tại Hội nghị tổng kết năm diễn ra ngày 10/1/2022, Vietcombank đã thực hiện cam kết 723 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội trong năm 2021 và đã triển khai trên thực tế là hơn 660 tỷ đồng. Số tiền cam kết còn lại của năm 2021 sẽ tiếp tục được triển khai trong năm 2022.

Trong số hơn 660 tỷ đồng đã thực hiện cho công tác an sinh xã hội trong năm thì có tới gần ½ là nguồn đóng góp trực tiếp từ người lao động Vietcombank và Quỹ phúc lợi (gần 246 tỷ đồng) qua các phong trào được Công đoàn Vietcombank phát động như “Vietcombank chung tay vì người nghèo - không để ai bỏ lại phía sau”; “Vì Miền Nam thân yêu - Tài trợ máy thở cho các bệnh viện”; “Giải cứu nông sản - Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “60.000 túi an sinh”, “Tặng thẻ BHYT cho người khó khăn”…

Phần lớn số tiền triển khai công tác an sinh xã hội năm 2021 được Vietcombank dành để chung tay cùng Chính phủ, các địa phương và ngành y tế thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 với số tiền khoảng 400 tỉ đồng qua các hoạt động thiết thực, ý nghĩa như ủng hộ quỹ vắc xin 60 tỷ đồng, ủng hộ các cơ sở y tế tại TP. HCM 100 tỷ đồng, hỗ trợ các địa phương có nguy cơ cao, rất cao mua vắc xin phòng chống dịch với số tiền gần 30 tỷ đồng, ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em” 25 tỷ đồng, ủng hộ chương trình triệu túi an sinh trị giá 12,5 tỷ đồng, trao tặng kinh phí gần 20 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất phòng chống dịch cho một loạt bệnh viện trên địa bàn Hà Nội …

Bên cạnh đó, Vietcombank còn đồng hành với ngành Y tế thông qua việc ban hành nhiều gói sản phẩm tín dụng, dịch vụ thanh toán, quản lý hệ thống nhằm hỗ trợ các bệnh viện và đội ngũ cán bộ y tế các cấp.

Với những biện pháp đồng bộ từ chính sách lãi suất, phí và công tác an sinh xã hội, Vietcombank khẳng định cam kết luôn đồng hành, chia sẻ khó khăn với khách hàng, chung tay cùng cộng đồng vượt qua đại dịch COVID-19.

Năm 2021, Sacombank lãi trước thuế hơn 4,400 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) báo lãi trước thuế năm 2021 hơn 4,400 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước, vượt 10% kế hoạch. Nợ xấu cuối năm cải thiện so với đầu năm.

Tin ngân hàng ngày 2/2: Ngân hàng Nhà nước "bơm" gần 10.000 tỷ đồng dịp Tết 2022
Năm 2021, Sacombank lãi trước thuế hơn 4,400 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch

Năm 2021, nguồn thu chính của Sacombank tăng 4% so vớ năm trước, thu về hơn 11,964 tỷ đồng.

Một số nguồn thu phi tín dụng cũng tăng trưởng như lãi từ dịch vụ (+16%), lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư (+74%).

Ở chiều ngược lại, lãi từ kinh doanh ngoại hối (-9%) và lãi từ hoạt động khác (-59%) sụt giảm.

Trong năm, Sacombank tiết giảm chi phí hoạt động 10%, chỉ còn hơn 9,829 tỷ đồng. Thêm vào đó chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 14%, trích ra hơn 3,475 tỷ đồng. Do đó, Ngân hàng báo lãi trước thuế đạt hơn 4,400 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước.

So với kế hoạch 4,000 tỷ đồng lãi trước thuế đề ra cho năm 2021, Sacombank đã vượt 10% chỉ tiêu.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản Ngân hàng tăng 6% so với đầu năm, lên mức 521,196 tỷ đồng. Tiền gửi tại NHNN tăng 21% (12,169 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác giảm đến 56% (còn 7,678 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 14% (387,929 tỷ đồng). Tiền gửi khách hàng xấp xỉ đầu năm ở mức 427,386 tỷ đồng.

Chất lượng nợ vay Sacombank tại thời điểm cuối quý 4 có phần cải thiện hơn so với đầu năm, tổng nợ xấu chỉ còn 5,721 tỷ đồng. Trong đó, nợ nghi ngờ giảm mạnh nhất. Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay từ 1.7% xuống còn 1.47%.

Nguồn: Tin ngân hàng ngày 2/2: Ngân hàng Nhà nước "bơm" gần 10.000 tỷ đồng dịp Tết 2022

Huy Tùng

kinhtexaydung.petrotimes.vn