Tin ngân hàng ngày 9/5: Quý 1/2022, lợi nhuận trước thuế của SCB đạt 457 tỷ đồng

11:35 | 09/05/2022

|
VND giảm giá so với USD nhưng mức độ ít hơn nhiều các đồng tiền châu Á khác; Đề xuất về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng; Tăng 93% chi phí dự phòng, TPBank báo lãi trước thuế quý 1 tăng 14%... là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Nhiều ngân hàng muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán trong năm 2022Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Nhiều ngân hàng muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán trong năm 2022
Tin ngân hàng ngày 7/5: Yêu cầu giữ nguyên lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp bình ổn giáTin ngân hàng ngày 7/5: Yêu cầu giữ nguyên lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp bình ổn giá

Quý 1/2022, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng SCB đạt 457 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 với các chỉ tiêu tài chính ghi nhận sự tăng trưởng, theo định hướng phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả.

Tin ngân hàng ngày 9/5: Quý 1/2022, lợi nhuận trước thuế của SCB đạt 457 tỷ đồng
Quý 1/2022, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng SCB đạt 457 tỷ đồng

Tính đến ngày 31/3/2022, tổng tài sản của SCB đạt 738.142 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng đạt 395.472 tỷ đồng, tiền gửi của khách hàng đạt 560.228 tỷ đồng.

Trong quý đầu năm, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của SCB đạt 2.928 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý là hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng ghi nhận doanh thu thuần gấp 2,4 lần so với kết quả của quý I/2021. Xét về cơ cấu doanh thu, thu nhập lãi thuần hiện chiếm tỷ trọng 77% và thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng 23% trong tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng.

Nhờ các động lực trên, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 457 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng tới 71% so với quý I/2021.

Cũng trong quý đầu năm, SCB đã chính thức triển khai Dự án “Đánh giá chênh lệch và xây dựng lộ trình triển khai tuân thủ Basel II” (Dự án Basel GAP) với Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG - một trong các đối tác tư vấn uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Dự án Basel GAP cho thấy tính chủ động và quyết tâm của hệ thống SCB trong việc tuân thủ các quy định mới của NHNN và áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam.

Tiếp tục chiến lược xây dựng hệ sinh thái sản phẩm toàn diện, phù hợp với từng phân khúc khách hàng, SCB đã chú trọng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm Bancassurance, Thẻ thanh toán quốc tế và các gói dịch vụ liên kết đầu tư trong quý đầu năm.

Đặc biệt, trong tháng 3/2022, SCB đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Tân Việt (TVFM) với mục tiêu cung cấp những gói sản phẩm ưu việt cho Nhà đầu tư với lãi suất cao và hiệu quả vượt trội, hứa hẹn mang đến cho khách hàng những khác biệt ấn tượng trong sản phẩm và dịch vụ với mức sinh lời ổn định.

VND giảm giá so với USD nhưng mức độ ít hơn nhiều các đồng tiền châu Á khác

Theo báo cáo chiến lược tháng 5 vừa được Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam công bố, nhóm phân tích dự báo VND có thể giảm khoảng 1% so với USD trong năm 2022.

Cụ thể, hiện đồng USD tăng giá trong bối cảnh các nhà đầu tư kỳ vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ quyết định đẩy mạnh việc nâng lãi suất trong thời gian tới. Tính đến cuối tháng 4, tỷ giá VND/USD đã tăng 0,57% so với cuối tháng 3, và tăng 0,62% so với cuối năm 2021. VND bị mất giá tương đối so với USD; tuy vậy, mức độ mất giá của VND ở mức thấp so với sự mất giá của đồng tiền các nước châu Á khác, một phần nhờ vào nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, nguồn vốn FDI giải ngân vẫn lạc quan, cán cân thương mại duy trì thặng dư.

Trong bối cảnh đồng USD tăng giá, VND kì vọng sẽ ổn định và giảm giá tương đối khoảng 1% so với USD trong năm 2022 nhờ cơ chế điều tiết cung cầu ngoại tệ linh hoạt của NHNN. Ngoài ra, cán cân thương mại cũng được kỳ vọng thặng dư trong năm 2022 khi xuất khẩu tiếp tục tăng tốc. Dòng vốn FDI kì vọng tích cực nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu.

Hơn nữa, dự trữ ngoại hối đạt mức cao và có xu hướng tăng, Việt Nam đã được ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ vào tháng 4/2021, và được Mỹ dỡ bỏ đe dọa thuế quan do "thao túng tiền tệ" vào cuối tháng 7/2021, điều này sẽ làm giảm áp lực lên tỷ giá VND/USD.

Tương tự, các chuyên gia phân tích của chứng khoán BSC cũng cho biết, giá VND đi xuống xuyên suốt tháng 4/2022 vì sự tăng giá mạnh mẽ của đồng USD. Tuy nhiên, BSC dự báo chênh lệch giá trị giữa hai đồng tiền này sẽ sớm ổn định lại do: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tháng 4.2022 là 109 tỷ USD, cao hơn mức 108 tỷ USD của tháng 3/2022. Đồng thời, luỹ kế 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất siêu được 2,53 tỷ USD.

Đề xuất về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam thay thế Thông tư số 18/2015/TT-NHNN (ngày 22/10/2015 do NHNN ban hành).

Theo dự thảo, Thông tư này quy định về tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam của NHNN đối với TCTD trên cơ sở trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam phát hành theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.

NHNN tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.

Về điều kiện tái cấp vốn, dự thảo Thông tư nêu rõ, NHNN xem xét, quyết định tái cấp vốn đối với TCTD đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- TCTD không trong thời gian bị áp dụng can thiệp sớm hoặc được kiểm soát đặc biệt hoặc bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

- TCTD trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với tất cả trái phiếu đặc biệt do TCTD đang sở hữu trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày TCTD có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn.

- TCTD tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định của NHNN trong vòng 12 tháng liền kề trước ngày TCTD có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn.

- Trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư cũng nêu rõ, lãi suất tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt là lãi suất cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP tại thời điểm khoản tái cấp vốn được giải ngân, gia hạn.

Lãi suất đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn của khoản tái cấp vốn tại thời điểm khoản tái cấp vốn chuyển quá hạn. NHNN không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả của khoản tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt.

Thời hạn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt do NHNN quyết định, dưới 12 tháng và không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn.

Thời gian gia hạn tái cấp vốn mỗi lần do NHNN quyết định, không vượt quá thời hạn tái cấp vốn và không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt làm cơ sở gia hạn tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn dưới 12 tháng.

Ngoài các nội dung trên, dự thảo Thông tư cũng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn; trình tự xem xét tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn; trả nợ vay tái cấp vốn; xử lý đối với việc TCTD không trả nợ đúng hạn...

Tăng 93% chi phí dự phòng, TPBank báo lãi trước thuế quý 1 tăng 14%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2022 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) báo lãi trước thuế hơn 1,623 tỷ đồng, chỉ tăng 14% so với cùng kỳ, do Ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 93%.

Tin ngân hàng ngày 9/5: Quý 1/2022, lợi nhuận trước thuế của SCB đạt 457 tỷ đồng
Tăng 93% chi phí dự phòng, TPBank báo lãi trước thuế quý 1 tăng 14%

Hoạt động chính tăng trưởng 25% so với cùng kỳ, thu được 2,831 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Hoạt động dịch vụ đem về khoản lãi hơn 511 tỷ đồng, tăng 81%, nhờ tăng thu hoạt động thanh toán, dịch vụ kinh doanh, bảo hiểm và tư vấn.

Đáng chú ý, hoạt động khác báo lãi hơn 160 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 16 tỷ đồng nhờ thu từ các khoản nợ đã được xử lý xóa, bù đắp bằng nguồn rủi ro.

Thêm nữa, quý này, TPBank dành ra hơn 755 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 93% so với cùng kỳ, do đó Ngân hàng báo lãi trước thuế hơn 1,623 tỷ đồng, chỉ tăng 14%.

Nếu so với kế hoạch 8,200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đề ra cho cả năm, TPBank mới chỉ thực hiện được gần 20% sau quý đầu năm.

Tính đến 31/03/2022, tổng tài sản Ngân hàng tăng nhẹ 3% so với đầu năm, lên mức 302,622 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 22% (còn 14,077 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác giảm 20% (còn 28,992 tỷ đồng), cho vay TCTD khác giảm 33% (còn 8,635 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 6% (149,875 tỷ đồng). Tiền gửi khách hàng tăng 9%, lên mức 152,538 tỷ đồng.

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của TPBank trong 3 tháng đầu năm chuyển từ dương 1,144 tỷ đồng sang âm 10,852 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do tăng các khoản tiền cho vay TCTD khác, đồng thời tăng các khoản về kinh doanh chứng khoán, tăng các khoản cho vay khách hàng, giảm các khoản tiền vay các TCTD…

Nguồn: Tin ngân hàng ngày 9/5: Quý 1/2022, lợi nhuận trước thuế của SCB đạt 457 tỷ đồng

Huy Tùng

kinhtexaydung.petrotimes.vn