Tin nhanh chứng khoán ngày 13/1/2022: Áp lực bán ra tăng về cuối phiên, VN Index quay đầu giảm điểm khá mạnh
Tin nhanh chứng khoán ngày 12/1/2022: Thị trường nỗ lực phục hồi, VN Index lấy lại mốc 1.510 điểm |
Tin nhanh chứng khoán ngày 11/1/2022: Thị trường tiếp tục điều chỉnh, VN Index mất mốc 1.500 điểm |
Diễn biến phiên giao dịch
Tiếp đà thăng hoa của phiên trước, các chỉ số chứng khoán tiếp tục khoe sắc xanh khi mở đầu phiên giao dịch ngày 13/1. Hàng loạt các cổ phiếu trụ cột, nhất là trong nhóm ngân hàng và dầu khí tăng tốt đã làm điểm tựa cho thị trường. Tuy nhiên, đến cuối phiên sáng, lực bán từ nhóm bất động sản đã khiến chỉ số đi xuống.
VN Index liên tục đổi màu xanh/đỏ |
Ở các nhóm cổ phiếu tích cực, nhóm ngân hàng chứng kiến hàng loạt cổ phiếu tăng mạnh như BID, ACB, MBB, TCB, VPB, STB, CTG, EIB, VCB… Trong khi đó, nhóm dầu khí cũng khoe sắc với hàng loạt mã tăng điểm như GAS, PVC, PVD, PVS, PVG, BSR, OIL… Nhóm thép cũng có sự khởi sắc với HSG, HPG, TLH, NKG, POM, SMC… cùng tăng điểm. Ngoài ra, một số cổ phiếu trụ khác trong rổ VN30 cũng khá tích cực như FPT BVH, HPG, PDR, VNM...
Chiều ngược lại, nhóm bất động sản, xây dựng sau chuỗi ngày tăng nóng đã chứng kiến hàng loạt mã giảm điểm. Trong đó, CEO, CII, DIG, FCN, FLC, ITA, LDG, NBB, QCG, VHG, PTL… đều nằm sàn. Họ cổ phiếu FLC cũng không khá hơn khi cả FLC, ROS, HAI, AMD, ART, KLF giảm sàn.
Tạm dừng phiên sáng, VN Index giảm 0,36 điểm (-0,02%) xuống 1.510,15 điểm với 164 mã tăng và 288 mã giảm. HNX Index giảm 6,9 điểm (-1,46%) xuống 466,74 điểm với 65 mã tăng và 167 mã giảm. UPCoM Index giảm 0,72 điểm (-0,63%) xuống 113,47 điểm.
Phiên giao dịch chiều chứng kiến sự bán tháo hàng loạt của nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng và các mã cổ phiếu nhỏ đã tăng nóng trong thời gian gần đây. Theo đó, cả 3 sàn đều kết phiên trong sắc đỏ, trong đó VN Index mất hơn 14 điểm.
Trong phiên chiều, nhóm ngân hàng vẫn đứng vững trước đà giảm của thị trường và trở thành trụ đỡ chính. Cụ thể, ACB, BID, CTG, MBB, VCB, KLB, TCB, LPB, SHB,… đều tăng điểm.
Nhóm dầu khí lại không giữ được sự tích cực, Khép lại phiên giao dịch các mã GAS, PVB, PVC, PVD, PVS, PVT, BSR, POW… cũng đồng loạt giảm điểm. Nhóm bất động sản cũng tiếp tục sự tiêu điều khi CEO, CII, DIG, DXG, FCN, HBC, HQC, NBB, LDG, SCR, VPH, PHC, VHG, PTL, DLG… đều giảm sàn và trắng bên mua.
Hôm nay, độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán với 756 mã giảm và chỉ 333 mã tăng điểm. Trong đó, có gần 150 mã giảm sàn và số mã tăng trần chỉ là 33. Thanh khoản dù không cao nhưng cũng ở mức vừa phải với hơn 36,6 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng nhẹ với giá trị hơn 60 tỷ đồng, trên cả 3 sàn.
Tác động tích cực nhất đến VN Index là BID, VCB, CTG, FPT, HPG, MBB, SSB, ACB… Trong khi đó, VIC, VHM, GVR, GAS, VRE, DIG, POW, GEX… làm mất nhiều điểm số nhất.
Trên sàn Hà Nội, KSF, BAB, HTP, NTP, NVN, SCG, LHC, VIT… là động lực chính của HNX Index. Chiều ngược lại, THD, IDC, CEO, L14, IPA, SHS, PVS, PLC… lấy đi nhiều điểm số nhất.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/1, VN Index giảm 14,46 điểm (-0,96%) xuống 1.496,05 điểm, với 146 mã tăng và 327 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 995,8 triệu đơn vị, giá trị hơn 30,8 nghìn tỷ đồng. HNX Index giảm 12,82 điểm (-2,71%) xuống 460,83 điểm, với 65 mã tăng và 201 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 117,1 triệu đơn vị, giá trị gần 3,6 nghìn tỷ đồng. Upcom Index giảm 1,52 điểm (-1,33%) xuống 112,67 điểm, với 122 mã tăng và 228 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 102,8 triệu đơn vị, giá trị gần 2,2 nghìn tỷ đồng.
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/1:
Phiên giao dịch ngày 13/1 diễn ra với nhiều rung lắc khiến chỉ số liên tục đổi màu xanh/đỏ và giảm điểm khá mạnh khi chốt phiên. Tâm lý các nhà đầu tư tỏ ra khá thận trọng thể hiện ở thanh khoản có phần sụt giảm. VN Index chốt phiên với mức giảm mạnh nhất và mất mốc 1.500 điểm thể hiện xung lực giảm của thị trường hiện vẫn rất lớn. Về mặt kỹ thuật, mốc hỗ trợ tiếp theo của thị trường là vùng 1.470 – 1.480 điểm.
Phiên giao dịch ngày 14/1 được nhận định thị trường sẽ có nhiều biến động, nhóm bất động sản, xây dựng nhiều khả năng tiếp tục giảm điểm ảnh hưởng đến chỉ số. Nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép … sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường. Các nhà đầu tư nên thận trọng đứng ngoài quan sát thị trường.
Văn Hưng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Tỷ giá hạ nhiệt, vì sao chứng khoán Việt chưa thể bứt phá?
- Cẩn trọng trước chào mời tham gia diễn đàn, hội nhóm đầu tư chứng khoán
- Vinamilk sắp chi 4.900 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông, ai nhận nhiều nhất?
- Từ 1/10, giao dịch chứng khoán online phải có CCCD gắn chip
- Doanh thu cán mốc kỷ lục, cổ phiếu VNM “nổi sóng”
- Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm
- HNX công bố 69 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý II/2024
- Chứng khoán Mỹ “đỏ lửa” trước báo cáo việc làm, giá dầu bứt phá qua 90 USD/thùng
- VNDirect miễn phí giao dịch chứng khoán sau sự cố
- Nhà đầu tư xả đột biến cổ phiếu VND, thị trường vẫn phục hồi tích cực
- Nhìn lại chặng đường 40 năm tái cơ cấu hệ thống tài chính và tầm nhìn đến năm 2045
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa