Tin nhanh chứng khoán ngày 26/11: Chứng khoán Việt Nam điều chỉnh cùng xu hướng chung của các thị trường quốc tế
![]() |
![]() |
Một trong những nguyên nhân của phiên điều chỉnh hôm nay do tác động tiêu cực từ các thị trường quốc tế giảm điểm do lo sợ thông tin về biến chủng mới covid 19 lây lan nhanh tại châu phi.
Sau khi chinh phục thành công mốc 1.500 điểm hôm qua, phiên giao dịch ngày 26/11 đã thử thách mốc 1.510 điểm ngay khi thị trường mở cửa. Tuy nhiên, sau nhiều phiên tăng nóng, mốc 1.510 đã trở thành lực cản khó vượt và cứ mỗi khi VN Index tăng đến mốc này thì lực bán chốt lời lại bung mạnh ra.
![]() |
Thị trường chứng khoán Việt nam điều chỉnh cùng xu hướng chung của các thị trường quốc tế/Ảnh minh họa/tin nhanh chứng khoán |
Sáng nay, nhóm ngân hàng và chứng khoán khá tiêu cực khi bị sắc đỏ lấn át. Ở nhóm ngân hàng, có tới 12 mã giảm, 5 mã tăng và 2 mã tham chiếu. Còn nhóm chứng khoán, chứng kiến 20 mã giảm và 4 mã tăng. Chiều ngược lại, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm thép và bất động sản, xây dựng. Nếu như ở nhóm thép, SMC và TLH tăng trần thì NKG, HSG, POM… cũng tăng khá tốt. Trong khi đó, ở nhóm bất động sản, xây dựng, VIC là tâm điểm của phiên sáng khi tăng gần 5% và thanh khoản cũng đột biến. Ngoài ra, NVL, PDR, VHM cũng tăng điểm.
Tạm dừng phiên sáng, VN Index tăng 4,29 điểm (0,29%) lên 1.505,1 điểm với 166 mã tăng và 289 mã giảm. HNX Index giảm 1,09 điểm (-0,24%) xuống 458,58 điểm với 85 mã tăng và 157 mã giảm. UPCoM Index giảm 0,46 điểm (-0,4%) xuống 114,15 điểm.
Phiên giao dịch chiều diễn ra với áp lực bán tháo khá mạnh khi xuất hiện thông tin về biến chủng Covid mới ở Châu Phi. Theo đó, những nhịp bán ra mạnh đã khiến VN Index mất mốc 1.500 điểm khi kết phiên.
Sự điều chỉnh trong phiên chiều đến từ thông tin xấu về dịch bệnh nhưng cũng phần nhiều đến từ việc thị trường đã tăng khá nóng trong vài phiên gần đây. Dù giảm điểm nhưng các nhà đầu tư không có sự hoảng loạn và dòng tiền bắt đáy vẫn giải ngân khá mạnh. Có lẽ dịch bệnh chỉ là cái cớ để dòng tiền thông minh tìm đến những nhóm ngành có nhiều lợi thế hơn, do hôm nay thanh khoản cả 3 sàn vẫn rất cao, đạt trên 40 nghìn tỷ đồng.
Trở lại với phiên giao dịch chiều, nhóm ngân hàng và chứng khoán bị chốt lời từ phiên sáng lại chịu áp lực điều chỉnh chung của thị trường nên hầu hết đóng cửa giảm điểm. Trong khi đó, ở nhóm dầu khí, các mã lớn bị chốt lời khá nhiều khiến BSR - 4,1%, PVD - 5,2%, PVS - 3%, PLX - 2,1%, GAS - 1,8%... thì các mã nhỏ vẫn tăng tốt với nhiều mã tăng trần.
Nhóm thép và bất động sản vẫn khá tích cực. Ngoài HPG giảm nhẹ thì nhóm thép vẫn chứng kiến HSG + 1,9%, NKG + 2,8%, POM + 2,9%, TVN + 5,3%, còn SMC, TLH cùng tăng trần… Nhóm bất động sản vẫn là điểm tựa cho thị trường với VIC + 4,8%, PDR + 1,7%, NVL + 1,6%...
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có sự phân hóa, bên cạnh nhiều mã bị chốt lời mạnh như HQC - 2,9%, SCR - 1,4%, ASM - 3,2%, HBC - 1,8%, KBC - 2,9%, NLG -2,81%... thì nhiều mã vẫn tăng điểm, trong đó CEO, DIC, DRH, FCN, PTC, LDG, L14… còn tăng trần.
Về độ rộng của thị trường, bên giảm điểm hôm nay lấn át với 712 mã giảm và 484 mã tăng. Dù vậy, cũng chỉ có 24 mã giảm sàn, chủ yếu trên UPCoM. Còn số mã tăng trần vẫn rất nhiều, với gần 120 mã tăng hết biên độ, trong đó chủ yếu là các mã bị giao dịch hạn chế trên UPCoM.
Khối ngoại hôm nay bán ròng mạnh với giá trị gần 2,1 nghìn tỷ đồng, trên cả 3 sàn. Các mã bị bán ròng mạnh nhất là VPB (-562,98 tỷ), HPG (-139,74 tỷ), VND (-134,48 tỷ), NLG (-134,01 tỷ), VIC (-120,88 tỷ), HCM (-110,48 tỷ)…
Phiên hôm nay, VIC, VPB, NVL, VNM, DIG, PDR, DCM, VIB… là những trụ đỡ chính giúp VN Index không bị giảm sâu. Trong đó, riêng VIC mang về 4,37 điểm. Trong khi đó, VCB, CTG, GAS, GVR, TCB, SAB, VHM, MWG… lại làm mất đi nhiều điểm số nhất.
Sàn Hà Nội, THD, CEO, SHS, L14, PTI, EVS, VIF, SDA, BCC… lần lượt tác động tích cực nhất đến HNX Index. Chiều ngược lại, IDC, MBS, NVB, VCS, SHS, PVS, IPA, API… tác động tiêu cực nhất đến chỉ số.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/11, VN Index giảm 7,78 điểm (-0,52%) xuống 1.493,03 điểm, với 166 mã tăng và 315 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 1.060,5 triệu đơn vị, giá trị gần 35,5 nghìn tỷ đồng. HNX Index giảm 1,04 điểm (-0,23%) xuống 458,63 điểm với 84 mã tăng và 163 mã giảm. UPCoM Index giảm 0,27 điểm (-0,24%) xuống 114,34 điểm với 234 mã tăng và 234 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 213,6 triệu đơn vị, giá trị hơn 2,8 nghìn tỷ đồng.
Văn Hưng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Hung tin cuối tuần với những người nắm cổ phiếu ROS
- Nhận định phiên giao dịch ngày 5/8: Sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh kỹ thuật
- Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ: Phó tổng giám đốc “bán chui” cổ phiếu
- Nhận định phiên giao dịch ngày 4/8: Xung lực tăng của thị trường vẫn khá lớn
- DIC Corp (DIG): Doanh thu quý II sụt giảm so với cùng kỳ, dòng tiền kinh doanh tiếp tục âm
- Bà Đặng Thị Hoàng Yến rút gần 2 nghìn tỷ đồng sang Mỹ
- Gỗ Trường Thành (TTF) lỗ gần 11 tỷ trong quý II/2022
- Ông Lê Thái Sâm, người cho FLC vay 621 tỷ đồng, là ai?
- Cổ phiếu FLC Faros nguy cơ bị đình chỉ giao dịch
- Nhận định phiên giao dịch ngày 3/8: Xu hướng tăng vẫn được đánh giá tích cực
- PJICO ước đạt hơn 150 tỷ đồng lãi trước thuế nửa đầu năm, giảm 25%
-
Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ: Phó tổng giám đốc “bán chui” cổ phiếu
-
DIC Corp (DIG): Doanh thu quý II sụt giảm so với cùng kỳ, dòng tiền kinh doanh tiếp tục âm
-
Ông Lê Thái Sâm, người cho FLC vay 621 tỷ đồng, là ai?
-
Bà Đặng Thị Hoàng Yến rút gần 2 nghìn tỷ đồng sang Mỹ
-
Hung tin cuối tuần với những người nắm cổ phiếu ROS
-
Nhận định phiên giao dịch ngày 3/8: Xu hướng tăng vẫn được đánh giá tích cực
-
Gỗ Trường Thành (TTF) lỗ gần 11 tỷ trong quý II/2022
-
Nhận định phiên giao dịch ngày 1/8: Thị trường sẽ tiếp tục phân hóa
-
Nhận định phiên giao dịch ngày 2/8: Xu hướng tăng đã quay trở lại