Trung Quốc: Ngành than đang chậm lại do đâu?
Một mỏ than lộ thiên ở Ejin Horo Banner, Ordos, thuộc Khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc. Ảnh Reuters |
Bảy năm liên tiếp sản lượng tăng, trong đó có mức tăng 10% vào năm 2022 sau khi tình trạng mất điện trên toàn quốc làm tê liệt ngành công nghiệp, đã tạo ra tình trạng dư thừa than. Điều đó đã duy trì giá than ở mức thấp. Tuy nhiên, sản lượng than kỷ lục, đạt 4,7 tỷ tấn vào năm 2023, đã phát sinh các chi phí khác, từ tỷ lệ tử vong gia tăng ở các thợ mỏ đến hiệu quả tài chính kém tại các công ty khai thác mỏ.
Đồng thời, Trung Quốc đang phải đối mặt với thời hạn đạt mức tiêu thụ than cao nhất vào năm 2025 để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng sản lượng có thể chậm lại còn 1,4% trong năm nay, Công ty Chứng khoán Guosheng cho biết trong một lưu ý, đây sẽ là mức thấp nhất kể từ năm 2017.
Theo kế hoạch hằng năm do Chính quyền địa phương công bố, bốn trung tâm khai thác than lớn nhất, chiếm hơn 80% sản lượng, đã tránh các mục tiêu đầy tham vọng như những năm trước. Thay vào đó, họ chủ yếu hỗ trợ sự tăng trưởng năng lượng tái tạo của Trung Quốc.
Tỉnh Sơn Tây, nơi khai thác than hàng đầu, đã cắt giảm mục tiêu tăng trưởng trong năm nay xuống còn 57 triệu tấn, từ mức hơn 100 triệu tấn năm ngoái. Đáng chú ý, họ có kế hoạch triển khai các tấm pin mặt trời trên những vùng đất rộng lớn hiện quá ô nhiễm do khai thác mỏ, theo báo cáo.
Nội Mông, nơi sản xuất lớn thứ hai, không đặt mục tiêu sản lượng than nhưng cho biết họ sẽ tài trợ 300 tỷ nhân dân tệ (42 tỷ USD) để mở rộng năng lượng sạch.
Khu vực khai thác mỏ số 3, tỉnh Thiểm Tây cho biết họ chỉ có kế hoạch tăng nhẹ sản lượng than, đồng thời cắt giảm việc đốt than để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí. Họ cũng sẽ hỗ trợ việc mở rộng công suất 100 gigawatt của nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất Trung Quốc, Longi Green Energy Technology Co.
Khu vực Tân Cương, nơi đóng góp chính vào tăng trưởng sản lượng than của Trung Quốc, cho biết họ sẽ giảm tốc độ tăng trưởng xuống còn 9%, từ mức tăng 11% của năm ngoái, đồng thời cam kết tiếp tục đẩy mạnh năng lượng tái tạo và hydro.
Nguồn: Trung Quốc: Ngành than đang chậm lại do đâu?
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal
-
Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên
-
Sao nam Việt từng yêu nữ tỷ phú hơn 32 tuổi giờ ra sao?
-
HLV Ancelotti bênh vực Mbappe
-
PSG đứng trước những quyết định lịch sử
-
Margot Robbie - Từ ‘gái quê’ trở thành 'biểu tượng gợi cảm' của Hollywood
- Trung Quốc tăng cường nhập khẩu dầu thô trở lại
- Morgan Stanley: Khí tự nhiên của Mỹ sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng nhu cầu mới
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Bản tin Năng lượng xanh: Các gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu rút lui khỏi con đường năng lượng tái tạo
- Hàn Quốc dự kiến tăng mạnh nhập khẩu dầu khí từ Mỹ
- Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
- Bản tin Năng lượng xanh: Các nhà sản xuất cáp gió ngoài khơi chuyển sang châu Âu khi hiện hữu rủi ro từ chính quyền mới
- Petronas hợp tác Schlumberger phát triển công nghệ AI và ML
- Ngành năng lượng toàn cầu tạo thêm 2,5 triệu việc làm trong năm 2023
- Adnoc gas dự báo nhu cầu khí toàn cầu tăng mạnh mẽ
- Bản tin Năng lượng xanh: Siemens Energy nâng triển vọng trung hạn khi quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11