Tự điều trị Covid tại nhà
Gia đình chị Hoa (ở quận Hai Bà Trưng) mắc Covid-19 từ ngày 17/12. Chị liên hệ y tế phường, chờ mãi không được hướng dẫn và phát thuốc nên "tự thân vận động" bằng cách lên mạng tìm hiểu, hỏi người thân ở TP HCM về các phương pháp và thuốc điều trị. "Dịch kéo dài đã lâu, nhưng khi đến lượt mình và người thân nhiễm thì rất lúng túng và lo lắng rất nhiều", chị Hoa nói.
Hàng ngày, cả nhà vệ sinh mũi, họng, súc miệng bằng nước muối, uống giấm táo ngâm các loại gia vị như gừng, tỏi, nghệ, ăn cháo loãng nấu với gạo nguyên cám, rau củ, tôm thịt. Trong ngày, họ uống nước dừa chưng nóng với hai đến ba lát gừng (có thể thêm đường phèn) hoặc nước cam, chanh ấm, nước lọc ấm. Mỗi khi con ho, đờm có sổ mũi, chị Hoa xông thêm vài tép tỏi. Cách một hai ngày, cả nhà sẽ xông toàn thân, tập thể dục. Tối trước khi đi ngủ, mọi người tiếp tục rửa mũi, họng. Chị dùng thuốc ho do bác sĩ kê để cho con nhỏ uống, không mua thuốc qua mạng.
Chị Ngọc, 39 tuổi cùng 4 người nhà (ở Văn Quán, Hà Đông) xét nghiệm dương tính từ hôm 13/12. Lo lắng vì con trai hai tuổi, bé thứ hai bị nhược cơ, bé lớn chỉ mới tiêm một mũi vaccine, chị tìm hiểu cách tự chăm sóc. Hàng ngày, chị và gia đình uống nhiều oresol, nước ấm, vitamin tổng hợp, xông gừng sả với giọt dầu gió, thường xuyên xịt rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý. Mỗi bữa ăn, chị động viên mọi người ăn nhiều hơn dù không ngon miệng để có chất dinh dưỡng, mau khỏe. Hiện, sức khỏe cả gia đình ổn định, test nhanh âm tính, riêng bé lớn vẫn còn hơi sổ mũi và mệt. "Quan trọng nhất là phải giữ tinh thần lạc quan, như mình đến ngày thứ ba là thấy đỡ 80% nhưng vẫn theo dõi, xông mũi, ăn uống để khỏe hơn", chị nói.
Các loại thuốc, vitamin chị Hoa mua để gia đình uống điều trị Covid-19 tại nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
TS. BS Hoàng Thanh Tuấn (Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác) từng tham gia chống dịch tại TP HCM, thành lập và quản lý nhóm quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà. Bác sĩ cho biết từ ngày lập nhóm, hầu hết thắc mắc của mọi người là điều trị tại nhà thế nào, uống thuốc gì, khi nào thì nhập viện, có nên tích trữ bình oxy hay các thiết bị y tế để phòng trường hợp Hà Nội quá tải... Trong đó, câu hỏi phổ biến nhất là câu hỏi về thuốc, thậm chí là thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc, truyền nhau là "chữa khỏi Covid nhanh". Nhóm hiện có khoảng 20 bác sĩ tham gia hỗ trợ, trung bình mỗi ngày tư vấn cho khoảng 500 đến 600 người.
Theo bác sĩ, F0 tại Hà Nội chủ yếu là nhẹ, diễn biến chỉ như cảm cúm thông thường, không cần quá sốt sắng tìm mua thuốc hay tích trữ thuốc, sử dụng thuốc trôi nổi gắn mác "phòng chống, điều trị Covid-19" giá đến 20 triệu đồng một liệu trình, không có ai kiểm duyệt. "Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ có đề nghị riêng vì có loại thuốc chống chỉ định mà F0 không thể nắm được hết", bác sĩ nói.
Đặc biệt, trong giai đoạn đầu, F0 tự dùng thuốc kháng viêm (chứa corticoid) sẽ làm giảm sức mạnh hệ thống miễn dịch, khiến virus phát triển mạnh hơn, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM), khuyến cáo. Trong 5 ngày đầu, nếu dùng cả corticoid và kháng virus thì thuốc kháng virus sẽ bị mất tác dụng, virus nhân lên nhiều hơn, người bệnh dễ diễn tiến nặng và có biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, kết hợp giữa thuốc kháng virus và thuốc kháng viêm là không đúng chỉ định y khoa, không được phép. Thuốc kháng đông cũng không có giá trị trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, do lúc này cơ thể chưa xuất hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến đông máu.
Trong hướng dẫn điều trị F0 tại nhà, thuốc kháng viêm, chống đông chỉ sử dụng ở giai đoạn hai của bệnh, thông thường vào ngày thứ 7 trở đi, khi cơ thể người bệnh bị suy hô hấp, rối loạn hệ thống đông máu. Trường hợp F0 suy hô hấp (tổn thương đường hô hấp, phổi, SpO2 - nồng độ oxy máu mao mạch giảm thấp), bác sĩ sau khi thăm khám, xem xét người bệnh có chống chỉ định hay không, đúng giai đoạn cần sử dụng thì sẽ cấp phát thuốc và chỉ một liều duy nhất.
F0 dùng thuốc kháng đông, kháng viêm cần có sự quản lý chặt chẽ của nhân viên y tế, bởi đây là các loại thuốc cần được kê toa, theo dõi sát tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là thuốc kháng đông có thể gây xuất huyết dữ dội, ảnh hưởng tính mạng người bệnh.
Một số thuốc không rõ xuất xứ đang được rao bán với quảng cáo "điều trị Covid-19". Ảnh: Bác sĩ Tuấn cung cấp |
Các chuyên gia y tế khuyến cáo F0 tại nhà không nên lạm dụng thuốc nếu không có chỉ định. Thực tế, có nhiều trường hợp dùng sai thuốc, quá liều thuốc gây ngộ độc, nhất là với thuốc hạ sốt paracetamol, thuốc kháng đông kháng viêm chứa corticoid... Với paracetamol, nếu không có triệu chứng sốt thì không nên uống. Thuốc chứa thành phần paracetamol có nhiều nhãn hiệu khác nhau, như Panadol, Efferagant, Tylenol... đều có tác dụng hạ sốt. Do đó, chỉ nên uống một loại, cách nhau 4-6 giờ, ví dụ đã uống Panadol thì không uống Tylenol nữa, vì quá liều.
Bác sĩ Tuấn ví dụ F0 lạm dụng corticoid bị đau bụng, nóng rát vị, nổi mụn. Có người dùng bị đau dạ dày, viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,... bệnh nhân tiểu đường có thể tăng đường huyết. Lạm dụng thuốc kháng virus còn nguy hiểm, nhất là phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai.
Do đó, F0 cần bình tĩnh khi không liên hệ được y tế do quá tải và tỉnh táo lựa chọn kênh thông tin để giúp đỡ. Có thể chuẩn bị máy nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo tiểu đường, hạ sốt, giảm đau, tiêu chảy,... nhưng không nên tích trữ máy tạo oxy và bình oxy. "Khi khó thở, cần hỗ trợ oxy tức là mức độ bệnh trung bình trở lên, phải điều trị ở bệnh viện, không điều trị ở nhà nữa", bác sĩ nói.
"Một số trường hợp F0 dấu hiệu nặng ngày 7, ngày 8, đưa vào viện kịp thời, không quá muộn, không nên quá lo lắng", bác sĩ Hoàng Bùi Hải (Phó giám đốc Bệnh viện Điều trị Người bệnh Covid-19), nói thê
Ngoài ra, F0 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập hít thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước, không bỏ bữa. F0 cũng cần tăng dinh dưỡng như ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả... và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.
Tuần qua, số ca mắc mới tại thủ đô tiếp tục tăng nhanh. Con số được dự báo sẽ tiếp tục tăng dù thành phố triển khai nhiều biện pháp kiểm soát. Thống kê từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, tính đến ngày 26/12, Hà Nội đang điều trị hơn 10.000 F0 tại nhà, khoảng 5.000 ca điều trị tại bệnh viện.
*Tên nhân vật đã thay đổi
Nguồn: Tự điều trị Covid tại nhà
Thùy An
vnexpress.net
-
Chia sẻ đầy cảm xúc của Tuấn Ngọc sau danh hiệu Á Vương 1 Mr World 2024
-
HLV Guardiola thừa nhận Man City khó bảo vệ ngôi vương
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 25/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Ghi bàn tại Ngoại hạng Anh, Ethan Nwaneri đi vào lịch sử Arsenal
-
Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên
-
Sao nam Việt từng yêu nữ tỷ phú hơn 32 tuổi giờ ra sao?
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững