Tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu năng lượng của EU ở mức thấp nhất kể từ năm 1990
Bản tin Năng lượng xanh: Trợ cấp nhiên liệu hóa thạch của G20 vượt quá 1 nghìn tỷ USD kể từ sau COP26 |
Các nước vùng Vịnh đặt cược vào "nhiên liệu của tương lai" |
Ảnh minh họa |
Viện nghiên cứu Ember cho biết lý do chính là nhu cầu điện thấp hơn, đồng nghĩa với việc sản lượng năng lượng tái tạo tăng lên có thể đáp ứng mức nhu cầu điện lớn hơn. Thời tiết ôn hòa, chính sách cắt giảm tiêu thụ và giá khí đốt và điện cao, sau khi Nga cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu vào năm ngoái, đã khuyến khích các ngành công nghiệp và người tiêu dùng hạn chế sử dụng năng lượng.
Nhu cầu điện của EU trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2022 và 33% điện được tạo ra bởi nhiên liệu hóa thạch đã giảm so với mức 38% của cùng kỳ năm trước.
Ember cho biết, trên khắp 27 quốc gia thành viên EU, sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch đã giảm 17% trong nửa đầu năm nay so cùng kỳ năm 2022. Than, nhiên liệu hóa thạch thải ra nhiều CO2 nhất, có mức giảm mạnh nhất.
Vào tháng 5, lần đầu tiên than sản xuất ít hơn 10% điện năng của EU.
Mức giảm trong sản xuất điện sử dụng nhiên liệu khí đốt ít nghiêm trọng hơn do các nước EU thay thế khí đốt của Nga bằng các nguồn thay thế khác.
Sản lượng điện sạch tăng lên khi các quốc gia tiếp tục lắp đặt các trang trại gió và tấm pin mặt trời. Tuy nhiên, mặc dù năng lượng gió và mặt trời tạo ra thêm 23 TWh điện từ tháng 1 đến tháng 6/2023, nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng Ember cho biết hành động tích hợp nhiều năng lượng tái tạo hơn vào lưới điện là rất cần thiết.
Ở các quốc gia trong đó có Tây Ban Nha và Ba Lan, đôi khi năng lượng mặt trời đã bị cắt để tránh lưới điện quá tải hoặc vì việc cắt nhà máy điện mặt trời sẽ rẻ hơn so với việc cắt các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Sản lượng thủy điện từ tháng 1 đến tháng 6 đã phục hồi so với mức thấp do hạn hán vào năm ngoái, đồng thời sản lượng điện hạt nhân thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn:Tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu năng lượng của EU ở mức thấp nhất kể từ năm 1990Yến Anh
nangluongquocte.petrotimes.vn
-
Hoa hậu Thanh Thủy lên tiếng về chữ ký chính chủ trên 'giấy đăng ký kết hôn'
-
Phản ứng của Hoa hậu Quế Anh trước thông tin thiếu tôn trọng tiền bối
-
Âu Hà My tái hôn, dân mạng tò mò danh tính "đàng trai"
-
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim
-
HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc
-
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Bản tin Năng lượng xanh: Các gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu rút lui khỏi con đường năng lượng tái tạo
- Hàn Quốc dự kiến tăng mạnh nhập khẩu dầu khí từ Mỹ
- Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
- Bản tin Năng lượng xanh: Các nhà sản xuất cáp gió ngoài khơi chuyển sang châu Âu khi hiện hữu rủi ro từ chính quyền mới
- Petronas hợp tác Schlumberger phát triển công nghệ AI và ML
- Ngành năng lượng toàn cầu tạo thêm 2,5 triệu việc làm trong năm 2023
- Adnoc gas dự báo nhu cầu khí toàn cầu tăng mạnh mẽ
- Bản tin Năng lượng xanh: Siemens Energy nâng triển vọng trung hạn khi quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng
- Dự báo công suất hóa lỏng khí toàn cầu đến năm 2030
- Guyana và Suriname chuẩn bị cho sự bùng nổ xuất khẩu LNG
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Son Heung Min ghi bàn thứ 50, đội tuyển Hàn Quốc tiến gần vòng chung kết World Cup 2026
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
HLV Thanh Hóa đánh giá cao VAR sau trận thắng Thể Công Viettel