Những sai lầm tai hại khi đầu tư vàng mà bạn nên tránh

07:18 | 30/11/2023

|
Bên cạnh gửi tiết kiệm và đầu tư bất động sản, vàng là kênh đầu tư truyền thống của người dân Việt Nam. Đây là hàng rào chống lạm phát và các đợt suy thoái, cũng như đa dạng hóa danh mục đầu tư hiệu quả.
Những sai lầm tai hại khi đầu tư vàng mà bạn nên tránh
Một trong những điều quan trọng cần tránh khi đầu tư vào vàng là đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc. Ảnh: Việt Anh

Tuy nhiên, có một số sai lầm tai hại khi đầu tư vàng mà bạn nên tránh:

1. Chỉ mua vào khi có bất ổn kinh tế hoặc địa chính trị

Một trong những điều quan trọng cần tránh khi đầu tư vào vàng là đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc, thay vì chiến lược đầu tư được cân nhắc kỹ lưỡng. Trong đó, nhiều nhà đầu tư mới hay mắc phải sai lầm là chỉ mua vàng khi khủng hoảng kinh tế hoặc địa chính trị nghiêm trọng nổ ra. Bởi họ cho rằng, yếu tố này thường khiến giá vàng tăng vọt.

Trên thực tế, vàng sẽ góp phần làm đa dạng danh mục đầu tư, đặc biệt trong dài hạn khi bảo vệ tài sản khỏi biến động của lạm phát, tiền tệ và những bất ổn khác. Do đó, bạn có thể đều đặn mua chút một để tận dụng tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn của vàng và hưởng lợi từ mức giá trung bình phù hợp.

2. Không nghiên cứu đầy đủ trước khi xuống tiền

Giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác, nhà đầu tư không nên tham gia thị trường vàng một cách mù quáng. Thay vào đó, bạn nên nghiên cứu, tìm hiểu và chọn một đơn vị kinh doanh đáng tin cậy.

3. Coi vàng là khoản đầu tư ngắn hạn

Giá vàng có xu hướng di chuyển chậm rãi và tăng trưởng trong thời gian dài. Vì vậy, nếu chỉ mua vào khi bối cảnh vĩ mô khó khăn, bạn có thể "đu đỉnh" nếu không có đủ kiến thức về thời điểm chốt lời.

Khi đầu tư vào vàng, bạn cần làm rõ đây không phải là kênh đầu tư đem lại lãi suất cao mà sẽ góp phần tiết kiệm và xây dựng tài sản bền vững thông qua việc tăng giá đều đặn qua thời gian.

5. Bỏ qua tầm quan trọng của đa dạng hóa

Vàng là một tài sản giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư vì giá của nó thường không biến động quá mạnh khi các tài sản khác mất giá, đặc biệt là cổ phiếu.

Nếu bạn cảm thấy mình đang sở hữu quá nhiều tài sản rủi ro mà thiếu đi điểm tựa an toàn như vàng thì có thể đến lúc bán bớt số còn lại để mua gom kim loại quý. Các chuyên gia tài chính cá nhân hàng đầu thường khuyên nên nắm giữ từ 5% đến 15% vàng trong danh mục đầu tư của mình.

Nguồn:Những sai lầm tai hại khi đầu tư vàng mà bạn nên tránh

Anh Kiệt

laodong.vn