Thị trường chứng khoán thế giới ngày 7/12: Nỗi lo suy thoái kéo dài chuỗi giảm điểm của chứng khoán Mỹ
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 350,76 điểm, tương đương 1,03%, xuống 33.596,34 điểm. S&P 500 và Nasdaq Composite rơi mạnh hơn ở mức 1,44% và 2%, kéo hai chỉ số này xuống lần lượt 3.941,26 điểm và 11.014,89 điểm.
Nỗi sợ hãi xuất phát từ nhận xét của Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon, người đã nói trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC rằng trong khi người tiêu dùng và các công ty đang ở trong tình trạng tài chính tốt, điều đó có thể sớm thay đổi và gây ra một cuộc suy thoái không hề nhẹ.
Điều này được lý giải là do lãi xuất đã tăng mạnh trong năm nay và thì trường vẫn lo ngại về tổn hại từ chính sách này.
Thị trường lao động mạnh hơn dự kiến, theo báo cáo tháng 11 được phát hành thứ Sáu tuần trước (2/12), trở thành rào cản lớn nhất cho việc Fed tạm dừng hoặc đảo chiều lãi suất.
Sự suy yếu gần đây của thị trường cho thấy các nhà đầu tư đang đánh giá lại sự lạc quan của tháng 11, thúc đẩy bởi hy vọng rằng Fed sẽ sẵn sàng tạm dừng việc tăng lãi suất.
Cùng với đó, lợi suất trái phiếu ngắn hạn đang bắt đầu nhích lên cao hơn. Lợi tức trái phiếu kho bạc thời hạn hai năm của Mỹ - một phong vũ biểu cho những kỳ vọng về lãi suất siêu ngắn hạn – vươn lên tới 4,358% từ mức dưới 4,2% vào sáng sớm thứ Sáu tuần trước, khi báo cáo việc làm sắp được công bố. Tuy nhiên, nó vẫn nằm dưới mức cao nhất trong nhiều năm là hơn 4,7%.
Thị trường kỳ vọng Fed sẽ tăng 50 điểm phần trăm lãi xuất trong buổi họp vào tuần sau. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư lo sợ rằng điều đó sẽ vẫn không đủ để ngăn cản một cuộc suy thoái năm 2023.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán châu Á rớt điểm vào thứ Tư (7/12) khi nhà đầu tư mất niềm tin về một cuộc hạ cánh mềm của Mỹ. Thị trường đi xuống ngay cả khi Trung Quốc tuyên bố họ đang nới lỏng đáng kể chính sách Zero COVID bằng cách giảm dần việc cách ly tất cả trường hợp nhiễm bệnh.
Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tụt 2,5% xuống 18.949,24 điểm trong khi sàn Shanghai Composite của Thượng Hải giảm nhẹ 0,4% xuống 3.199,62 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng đi lùi 0,7% trong hôm nay, kết phiên ở 27.686,4 điểm.
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần thời gian đến giữa 2023 để loại bỏ hoàn toàn các hạn chế về đi lại, giao thương, và công nghiệp. Quốc gia này vừa cho biết nhập khẩu và xuất khẩu giảm trong tháng 11 khi nhu cầu toàn cầu suy yếu và các biện pháp chống COVID tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Đỗ Khánh
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
- Giá xăng tăng trở lại sau 2 kỳ giảm liên tiếp
- Thủ tướng yêu cầu trình quy định quản lý vàng, tiền số trước 15/7
- Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
- Xóa nút thắt để hàng Việt vươn xa
- Doanh nghiệp không được khuyến mại quá 50% giá bán từ ngày mai (1/7)
- Nhu cầu mua bất động sản vẫn ở mức cao, thị trường đang bước vào giai đoạn tăng trưởng bền vững
- Ngành bán lẻ trở lại đường đua - Việt Nam trong dòng hồi phục toàn cầu
- Đề xuất hộ kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm được miễn thuế
- Bộ Công Thương tăng biện pháp bảo vệ ngành sản xuất trong nước
- Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
-
Nhiều sao Việt dự đám cưới nhạc sĩ Kai Đinh
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!
-
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025
-
Huyền Lizzie diện bikini khoe vóc dáng nóng bỏng ở tuổi U40
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
-
Khả Ngân khoác tay người tình màn ảnh Ấn Độ trên thảm đỏ
-
HLV Erik ten Hag ‘trảm’ cựu thủ môn Man Utd lần thứ hai trong 2 năm