Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Hà Nội tăng mức phạt với một số lỗi vi phạm về xây dựng
Hà Nội tăng mức phạt đối với một số lỗi vi phạm về xây dựng
Sáng 8/7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính về xây dựng tại các quận thuộc thành phố Hà Nội.
Hà Nội tăng mức phạt đối với một số lỗi vi phạm về xây dựng |
Nghị quyết quy định mức phạt tiền áp dụng đối với một số hành vi vi phạm hành chính về xây dựng được quy định tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng xảy ra tại các quận thuộc thành phố Hà Nội.
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 Nghị quyết này bằng 2 lần mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị quyết này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Các chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng.
Cụ thể, quy định nâng mức tiền phạt đối với 20/91 nhóm hành vi vi phạm hành chính (thuộc 5/34 điều tại Chương II quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động xây dựng) được quy định tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Trước đó, tại tờ trình của UBND thành phố, theo kết quả tổng kết Luật Thủ đô của UBND thành phố năm 2021, từ khi áp dụng Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND đến thời điểm tổng kết, trên địa bàn thành phố đã phát hiện và ra 3.053 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đã thi hành 3.008 quyết định, chưa thi hành 45 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế 37 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 29,5 tỉ đồng.
Theo UBND thành phố, việc quy định và áp dụng mức xử phạt cao hơn trong lĩnh vực xây dựng tại các quận nội thành có tác dụng răn đe, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự trên bàn.
Phê duyệt chính sách bồi thường tái định cư Dự án cầu Phước An
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành mới đây đã phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án cầu Phước An, kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Đồng Nai.
Trước đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản trình lên Chính phủ về việc phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án cầu Phước An, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Sau khi xem xét đề nghị của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ý kiến thẩm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chấp thuận Phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án theo đề xuất của chính quyền địa phương.
Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, thông tin, số liệu của Khung chính sách. Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt, theo đúng quy định của pháp luật.
Với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỉ đồng, Cầu Phước An là dự án trọng điểm của 2 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Cây cầu giữ vai trò kết nối Nhóm cảng biển số 5 với khu vực miền Đông Nam bộ, Miền Tây Nam bộ qua hệ thống đường cao tốc trong khu vực (cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây).
Về thông tin dự án, Cầu Phước An có tổng chiều dài là 4,3km, trong đó phần cầu vượt sông Thị Vải dài 3,5km; đường dẫn trên tuyến 248m, đường dẫn kết nối với đường xuống cảng Phước An dài khoảng 605m và hoàn chỉnh phạm vi nút giao với đường vào cảng Phước An. Phần cầu dẫn có chiều rộng 23,5m, cầu chính rộng 27m.
Dự án do Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải làm chủ đầu tư. Hiện tại dự án đã hoàn tất việc lựa chọn nhà thầu, khảo sát lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và tiến tới khởi công trong tháng 9/2022.
Quảng Nam, Quảng Ngãi hiện có hơn 250 dự án khu đô thị, nhà ở
Thống kê của UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 139 dự án khu đô thị, nhà ở với tổng diện tích hơn 1.900 ha, tổng mức đầu tư 23.000 tỉ đồng; 31 dự án thương mại, dịch vụ đã đi vào hoạt động, sử dụng với tổng diện tích 217 ha, chiếm 39% tổng số dự án được cấp phép.
Quảng Nam, Quảng Ngãi hiện có hơn 250 dự án khu đô thị, nhà ở |
Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã thu hồi 5 dự án dự án khu đô thị, nhà ở và đang triển khai thu hồi 03 dự án.
Trong khi đó, tại Báo cáo số 625/SXD-QLN&BĐS, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện đang triển khai 114 dự án phát triển nhà ở.
Song song với, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 19 dự án có liên quan đến nhà ở và nhà ở lưu trú đối với loại hình du lịch nghĩ dưỡng.
Cụ thể có 14 dự án đã cấp phép chủ trương đầu tư và đang triển khai thực hiện với quy mô 307,97 ha, trong đó các khu chức năng liên quan phục vụ hoạt động du lịch nghĩ dưỡng là 103,9 ha.
Đồng thời có 5 dự án đã hoàn thành với quy mô 57,21ha, trong đó các khu chức năng liên quan phục vụ hoạt động du lịch nghĩ dưỡng là 23,22ha.
Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam phát đi Báo cáo số 131/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và bổ sung nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2022 hơn 34.642 tỉ đồng (giá so sánh 2010).
Đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 12,8% , tăng 2,42% so với cùng kỳ năm 2019 (trước dịch), cao thứ 4 của cả nước, đứng vị trí thứ 2 trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung.
Quảng Nam cũng là địa phương có mức trưởng cao nhất trong khu vực Kinh tế trọng điểm Miền Trung.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022 của Đà Nẵng đạt 7,23%; Thừa thiên Huế đạt 6,92%; Quảng Ngãi đạt 6,34%; Bình Định đạt 7,01%;…
Cũng theo UBND tỉnh Quảng Nam, quy mô nền kinh tế của tỉnh gần 60 nghìn tỉ đồng, xếp vị thứ 16/63 tỉnh, thành phố, đứng thứ 3/14 tỉnh, thành phố (xếp sau Thanh Hóa và Nghệ An) trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.
Hòa Bình mời đầu tư khu nhà ở sinh thái và dịch vụ thương mại hơn 400 tỉ đồng
Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình công bố danh mục dự án để đầu tư đối với Khu nhà ở sinh thái và dịch vụ thương mại Hạ Bì (Habi Valley).
Theo đó, dự án được thực hiện trên diện tích 8,97ha tại thị trấn Bo, huyện Kim Bôi.
Tổng số lượng nhà ở tại dự án gồm 200 căn với tổng diện tích đất ở là 22.985,5m2. Số lượng các loại nhà ở thương mại của dự án bao gồm: Khu đất nhà phố thương mại có diện tích khoảng 1,87ha được phân chia thành 182 lô, tầng cao tối đa 5 tầng; Khu đất ở biệt thự có diện tích khoảng 4.200m2, được phân chia thành 18 lô nằm trên các khu đất có ký hiệu BT1, BT2 và BT3, tầng cao tối đa 3 tầng; Đất nghỉ dưỡng có diện tích 8.880,9m2; Đất thương mại dịch vụ (nhà hàng, gym, spa,…) có diện tích 473,9m2, tầng cao 3 tầng; Đất xây dựng nhà máy sản xuất nước khoáng 18.176m2.
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 407 tỉ đồng.
Thời hạn thực hiện đối với đất ở là sử dụng lâu dài, đất sản xuất và kinh doanh thương mại - dịch vụ thời hạn sử dụng 50 năm.
Về tiến độ thực hiện, trong vòng 27 tháng kể từ ngày được bàn giao đất tại thực địa, nhà đầu tư phải hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 79 căn nhà ở tiếp giáp với tuyến đường có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị và các công trình xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt, đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Hiện trạng khu đất chưa giải phóng mặt bằng. Thời gian để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là ngày 10/8/2022.
Được biết, dự án Khu nhà ở sinh thái và dịch vụ thương mại Hạ Bì (Habi Valley) được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 5/2022 với quy mô dân số khoảng 1.215 người.
Nha Trang muốn đấu giá 78 lô biệt thự thuộc khu tái định cư Hòn Rớ 2, xã Phước Đồng
Ngày 9/7, UBND TP Nha Trang cho biết vừa có báo cáo đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa về phương án đấu giá quyền sử dụng đất 78 lô biệt thự thuộc khu tái định cư Hòn Rớ 2, xã Phước Đồng, TP Nha Trang.
Nha Trang muốn đấu giá 78 lô biệt thự thuộc khu tái định cư Hòn Rớ 2, xã Phước Đồng |
Theo đó, UBND TP Nha Trang đề xuất UBND tỉnh Khánh Hoà cho đấu giá 78 lô biệt thự tại khu vực Hòn Rớ 2 thành một gói vì có ưu điểm là đối tượng tham gia đấu giá có năng lực tài chính; thu tiền nộp ngân sách một lần, nhanh chóng; hạn chế tối đa hiện tượng “quân xanh - quân đỏ”, “chân gỗ” để kìm giá. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là đối tượng tham gia đấu giá ít.
Theo UBND TP Nha Trang, trường hợp đấu giá từng lô có ưu điểm là đối tượng tham gia đấu giá nhiều, nhưng thời gian tổ chức đấu giá dài (có thể tới 10 buổi) và tăng chi phí thực hiện đấu giá. Trong lúc đó, thu tiền nộp ngân sách nhiều lần và giá trúng đấu giá thấp vì hiện tượng “quân xanh - quân đỏ”, “chân gỗ” để kìm giá. Vì thế, TP Nha Trang kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét, phê duyệt giá khởi điểm; cho ý kiến về phương thức bán đấu giá 78 lô biệt thự khu vực Hòn Rớ thành một gói, hoặc bán từng lô.
Được biết, dự án khu tái định cư Hòn Rớ 2 có diện tích 29,36ha, được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và do UBND TP Nha Trang làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô ban đầu sẽ xây dựng 876 lô đất tái định cư để phục vụ việc giải tỏa, di dân, thu hồi đất phục vụ các công trình chỉnh trang đô thị của TP Nha Trang. Vào năm 2013, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đồng ý đầu tư dự án khu tái định cư Hòn Rớ 2 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Sau đó, dự án trên đã được Ban quản lý dự án các công trình xây dựng Nha Trang thực hiện xây dựng từ năm 2014.
Thời điểm đó, có 366 hộ dân xã Phước Đồng bị ảnh hưởng, thu hồi đất để thực hiện dự án khu tái định cư Hòn Rớ 2 nhưng chỉ có 250 trường hợp “đủ điều kiện để bố trí đất tái định cư”. Vì thế, từ khi triển khai dự án khu tái định cư Hòn Rớ 2 đến nay, có nhiều hộ dân phản đối, khiếu nại về việc bồi thường giải tỏa thu hồi đất và bố trí đất tái định cư.
Nguồn: Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Hà Nội tăng mức phạt với một số lỗi vi phạm về xây dựng
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Lâm Đồng: Xây dựng thế hệ trẻ Đà Lạt "Hiền hoà - Thanh lịch - Mến khách"
-
Lâm Đồng: Xây dựng thương hiệu Bánh tráng làng Tày
-
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội rực rỡ sắc màu
-
Giá bất động sản sẽ giảm trong thời gian tới?
-
Dự báo thời tiết ngày mai (12/9): Hà Nội, đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm và sáng sớm mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to
-
Nguồn cung hạn chế, giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
- Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân khiến giá nhà chưa ngừng tăng
- Thêm nhiều thách thức với ngành bất động sản khi có bảng giá đất mới
- Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?
- Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026