Trung Quốc sắp dẫn đầu thế giới về điện hạt nhân
![]() |
![]() |
![]() |
Kéo dài thời gian vận hành và phát triển lò mô đun công suất nhỏ SMR
Theo dữ liệu mới nhất của WNA, tính đến thời điểm cuối tháng 6/2023, trên thế giới có 437 lò hạt nhân năng lượng đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 391 GW (trong đó 93 lò đang vận hành ở Mỹ, 56 lò ở Pháp và 54 lò ở Trung Quốc). Đồng thời 63 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng đang được xây dựng với tổng công suất 64GW.
Báo cáo cho biết điện hạt nhân chiếm khoảng 9,2% sản lượng điện toàn cầu vào năm 2022, chiếm 1/4 sản lượng điện được tạo ra bằng công nghệ carbon thấp. Đây là mốt thế mạnh của ngành công nghiệp điện hạt nhân trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng.
Ngoài những yếu tố thúc đẩy phát triển nhà máy điện hạt nhân, Hiệp hội khuyến nghị các quốc gia có nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn gia hạn thời gian vận hành các lò phản ứng đạt trên 60 năm ( Canada, Pháp, Nhật Bản, Ukraine) hoặc kéo dài thời gian vận hành 80 năm như Mỹ. Bên cạnh các lò phản ứng lớn với công suất gigawatt, Hiệp hội Hạt nhân thế giới WNA cũng “đặc biệt quan tâm đến lò phản ứng hạt nhân mô đun nhỏ SMR”và lò phản ứng hạt nhân mini có kích thươc nhỏ và chi phí xây dựng ít tốn kém.
Trung Quốc phát triển nhà máy hạt nhân
WNA dự báo 3 kịch bản phát triển nhà máy hạt nhân: theo đó, kịch bản “ứng phó” dựa theo thông báo và mục tiêu chính của chính phủ và công ty, kịch bản “tồi tệ”trong trường hợp chậm trễ xây dựng kịch bản điện hạt nhân, còn kịch bản “bền vững” phác thảo “tiềm năng” phát triển của ngành công nghiệp điện hạt nhân “trong những điều kiện thuận lợi”.
Theo kịch bản ứng phó của WNA tính đến năm 2023, trên thế giới có 474 lò hạt nhân năng lượng đang vận hành hoặc có thêm 60 lò phản ứng hạt nhân (trong đó có thêm 41 lò phản ứng ở Trung Quốc). Dự đoán đến năm 2040, trên thế giới có 656 lò phản ứng, trong đó... 188 lò phản ứng ở Trung Quốc. Trong kịch bản “bền vững”, thế giới sẽ có 519 lò phản ứng hạt nhân vào năm 2030 và 841 lò phản ứng vào năm 2040 (trong đó 270 lò phản ứng hạt nhân ở Trung Quốc). Kịch bản “tồi tệ” dự đoán có 433 lò phản ứng hạt nhân vào năm 2030 (ít hơn một ít so với thời điểm hiện tại) và 493 lò phản ứng hạt nhân vào năm 2040 (trong đó 147 lò phản ứng hạt nhân ở Trung Quốc).
Theo các kịch bản của WNA, tổng công suất lắp đặt toàn cầu từ khoảng 486, 3 GW đến 931,3 GW vào năm 2040 (theo kịch bản ứng phó, tổng công suất lắp đặt toàn cầu đạt 685,8 GW), so với tổng công suất lắp đặt toàn cầu 366,3 GW vào cuối năm 2022. Theo dự đoán, Trung Quốc chiếm gần một phần ba công suất này vào năm 2040, bất kể kịch bản nào được chọn, so với 14% công suất hiện nay.
Theo WNA, lò phản ứng hạt nhân mô đun nhỏ SMR sẽ chiếm “10% tổng công suất lắp đặt trong kịch bản bền vững vào năm 2040, chiếm 0,4% tổng công suất lắp đặt trong kịch bản tồi tệ”.
Tìm kiếm nguồn cung uranium
WNA dự kiến nhu cầu uranium cho các nhà máy hạt nhân là 65.650 tấn vào năm 2023. Theo kịch bản ứng phó, nhu cầu uranium cho các nhà máy hạt nhân dự kiến sẽ tăng lên 83.840 tấn vào năm 2030 và 130.000 tấn vào năm 2040.
Các dự án khai thác uranium giảm mạnh trong những năm gần đây (giảm 88% từ năm 2014 đến năm 2020), sau đó phục hồi trở lại trong bối cảnh phát triển năng lượng hạt nhân (theo WNA quỹ mua uranium đã tăng 277 triệu USD vào năm 2021).
Hiệp hội Hạt nhân thế giới (WNA) cho rằng phải mất “8 đến 15 năm để sản xuất” sau khi phát hiện ra nguồn tài nguyên mới, do đó “cần phát triển mạnh mẽ các dự án mới trong 10 năm tới để tránh gián đoạn nguồn cung ứng nhiên liệu hạt nhân”.
Nguồn:Trung Quốc sắp dẫn đầu thế giới về điện hạt nhân
Nh.Thạch
nangluongquocte.petrotimes.vn
- Ngành hóa dầu Trung Quốc lao đao vì cuộc chiến thương mại với Mỹ
- Giá dầu khí toàn cầu trước áp lực từ nhu cầu suy yếu
- Ngành công nghiệp LNG Mỹ đưa ra cảnh báo mới
- Phân tích dự báo nhu cầu khí đốt của Đông Nam Á trước năm 2050
- Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt đỉnh sớm hơn dự kiến
- Bản tin Năng lượng xanh: Equinor cho biết có thể mất hàng tỷ đô la do chính sách siết chặt năng lượng gió của Tổng thống Trump
- Nga hạ dự báo doanh thu năng lượng khi giá dầu lao dốc
- Trung Quốc gia hạn lệnh đình chỉ nhập khẩu LNG của Mỹ
- Bản tin Năng lượng xanh: Nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn RWE đã dừng các dự án tại Mỹ
- Trung Quốc lần đầu công bố dự báo năng lượng thế giới
- Châu Âu sắp phá vỡ kỷ lục sản xuất điện năng lượng mặt trời
-
Hang Rái – Khúc giao hòa kỳ ảo giữa đá và sóng
-
Hàng trăm doanh nghiệp "đổ bộ" Triển lãm Kho vận và Tự động hóa Việt Nam
-
Ngắm biển Đồng Châu “ảo diệu” trong ánh bình minh
-
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
-
Lâm Đồng: "Lát gạch xanh" trên bản đồ cà phê bền vững
-
Kịch bản giúp CLB Thép xanh Nam Định sớm vô địch V-League
-
Vinamilk – điểm tựa đáng tin cậy của hàng triệu gia đình Việt
-
Trợ lý CLB Công an Hà Nội lao vào tranh cãi, cầu thủ phải can ngăn
-
HLV Vũ Hồng Việt nói về cuộc đua vô địch V-League