An Giang: Tăng tốc cho năm “bản lề” 2023
An Giang: Tạo đà tiến bước năm 2023 |
An Giang: Xây dựng và làm mới sản phẩm du lịch |
Những kết quả tích cực
Vượt qua thời kỳ ảm đạm của đợt bùng phát dịch COVID-19 năm 2021, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành linh hoạt kế hoạch phục hồi kinh tế, tạo khí thế, động lực mới trong tăng trưởng và phát triển. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) vượt bậc của năm 2022, ngành nông nghiệp bứt phá mạnh mẽ khi vượt mốc 2,7% của 10 năm qua, đạt tăng trưởng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,9%; khu vực thương mại và dịch vụ tăng 8,66%; thuế trừ trợ cấp tăng 6,27%. Nỗ lực của từng ngành, lĩnh vực giúp quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt khoảng 102.720 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt gần 53,9 triệu đồng (tương đương 2.278 USD).
Thu nhập khá, cuộc sống trở lại bình thường, người dân thoải mái hơn trong chi tiêu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết, năm 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 92.400 tỷ đồng, tăng 12,4% so năm 2021. Tỉnh tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến thương mại, nhằm kích cầu tiêu dùng, giúp DN quảng bá sản phẩm, như: Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền (thu hút khoảng 125.000 lượt khách, tổng doanh số bán hàng 24 tỷ đồng); Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang (264.000 lượt khách, tổng doanh số bán hàng 15 tỷ đồng); tham gia nhiều hoạt động ký kết, thúc đẩy thương mại, kết nối và hợp tác tại Diễn đàn Mekong Connect năm 2022…
Sản xuất trở lại bình thường, hoạt động xuất khẩu cũng thuận lợi hơn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt gần 1,16 tỷ USD, tăng 1,14% so năm 2021. Những mặt hàng chủ lực của tỉnh đều xuất khẩu tăng, thị trường ổn định. Trong đó, xuất khẩu gạo ước đạt 538.000 tấn, tương đương 290 triệu USD, tăng 3,79% về sản lượng và tăng 3,17% về kim ngạch. Xuất khẩu thủy sản đông lạnh ước đạt 162.000 tấn, tương đương 380 triệu USD, tăng 1,59% về sản lượng và tăng 2,03% về kim ngạch. Xuất khẩu hàng may mặc (quần áo, ba-lô...) tiếp tục tăng trưởng mạnh ở thị trường Hoa Kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 154 triệu USD, tăng 9,14% so năm 2021.
Cùng với cả nước, An Giang mở cửa hoàn toàn du lịch (DL), tạo sức hút lớn với du khách trong nước và quốc tế. Ước cả năm 2022, toàn tỉnh đón hơn 7,3 triệu lượt khách tham quan, DL (tăng 122% so năm 2021 và đạt 159% so với kế hoạch năm 2022). Đặc biệt, có 8.000 lượt khách quốc tế, tăng 250% so cùng kỳ và cao hơn gấp đôi so kế hoạch cả năm. Tổng doanh thu từ hoạt động DL ước đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng 114% so năm 2021 và đạt 153% so với kế hoạch cả năm 2022.
Tận dụng thời cơ
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, năm 2023 có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm (2021-2025). Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội mới mở ra, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến động.
Thời gian gần đây, cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trên địa bàn An Giang được đẩy mạnh đầu tư, tạo điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ, giao thương giữa An Giang với ĐBSCL và các vùng kinh tế khác. Hiện nay, hạ tầng DL, khu vui chơi, giải trí tiếp tục được đầu tư, mở rộng, nâng cấp, hoàn thiện, góp phần tăng trưởng ngành DL và dịch vụ của tỉnh.
Bên cạnh hệ thống giao thông thủy, bộ ngày càng hoàn thiện, Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng được phê duyệt. Cùng với định hướng của Quy hoạch vùng ĐBSCL, việc tăng cường kết nối, liên kết vùng, đặc biệt với tỉnh Đồng Tháp và TP. Hồ Chí Minh dự báo mở ra nhiều cơ hội hợp tác, củng cố và nâng chất hoạt động KTXH, phát huy thế mạnh của tỉnh, kết nối cơ hội phát triển.
Năm 2023, tỉnh dự kiến tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (28/8/1888 - 28/8/2023). Đây là cơ hội để An Giang giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, thu hút thêm các tập đoàn, DN đầu tư vào những dự án lớn, trọng điểm, tạo động lực tăng trưởng mới; cũng như cơ hội để DN trong tỉnh mở rộng hợp tác kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ cho người dân địa phương.
Những khó khăn, thách thức do tình hình biến động địa chính trị, địa kinh tế thế giới vẫn còn đó, nhưng cơ hội, điểm sáng là lớn hơn. Với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp, sự đồng thuận của cộng đồng DN và người dân, lãnh đạo tỉnh kỳ vọng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2023, kể cả những chỉ tiêu khó.
Bài học sâu sắc năm 2021, kinh nghiệm quản lý điều hành năm 2022 là cơ sở, niềm tin để An Giang “tăng tốc” cho năm “bản lề” 2023, đặc biệt là tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển KTXH”, tạo điều kiện cho người dân, DN yên tâm sinh sống và sản xuất - kinh doanh. Ông Lê Văn Phước cho biết, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng đến chuyển biến về chất, tạo ra giá trị thực.
Đồng thời, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông để tạo nền tảng phát triển DL, thương mại và dịch vụ; đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho DN và nhà đầu tư. An Giang chủ động hợp tác, liên kết vùng, phát huy thế mạnh của tỉnh. Song hành với phát triển kinh tế là đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tốt chính sách về giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội…
Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2023: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) từ 7-7,5%; GRDP bình quân đầu người từ 60,52-62,03 triệu đồng/năm; tổng vốn đầu tư xã hội từ 35.951-37.783 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 1,17 tỷ USD; thu ngân sách đạt 6.638 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt 42%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 51,7%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 69,5%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1-1,2/năm… |
Nguồn: An Giang tăng tốc cho năm “bản lề” 2023
Ngô Chuẩn
baoangiang.com.vn
-
Ngành năng lượng toàn cầu tạo thêm 2,5 triệu việc làm trong năm 2023
-
Việt Nam là thị trường phát hành nợ xanh lớn thứ hai trong ASEAN
-
Giải pháp bền vững cho chuyển dịch năng lượng xanh
-
Hà Giang: Nông dân Bắc Quang thi đua sản xuất, phát triển kinh tế
-
Hôn nhân của “phú bà” Lã Thanh Huyền và chồng đại gia
-
Phương Lê trả lại vương miện sau khi bị xử phạt
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN