Công bố thông tin tự doanh và điều chỉnh cách tính giao dịch phái sinh
![]() |
![]() |
![]() |
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có buổi họp khẩn với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, các Sở Giao dịch Chứng khoán và 23 công ty chứng khoán về các biện pháp ổn định thị trường. Trong đó, Ủy ban Chứng khoán cũng yêu cầu các Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Hà Nội phải công bố thông tin về giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán.
Gần đây, dư luận trong cộng đồng các nhà đầu tư đã có nhiều ý kiến về hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán. Đa phần cho rằng, các công ty chứng khoán bên cạnh việc quản lý tài khoản của các nhà đầu tư lại cùng tư vấn và đầu tư trên thị trường là bất công. Việc này sẽ dễ nảy sinh nhiều tiêu cực và gây ra nhiều bất lợi cho các nhà đầu tư khác.
Được biết, từ ngày 1/3/2022 vừa qua, Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã ra thông báo ngừng cung cấp số liệu về giao dịch tự doanh. Một trong những lý do đưa ra là thông tin giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán không thuộc nội dung công bố thông tin về giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán, theo định tại Điều 37, Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Một thay đổi quan trọng khác là việc Ủy ban Chứng khoán yêu cầu Trung tâm Lưu ký Chứng khoán điều chỉnh cách tính trong giao dịch chứng khoán phái sinh. Theo đó, thị trường sẽ lấy giá trung bình 30 phút cuối cùng của ngày đáo hạn làm giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 thay cho việc lấy giá đóng cửa phiên ATC như hiện tại. Biện pháp này sẽ giúp tránh những tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán cơ sở. Ngoài ra, Ủy ban cũng sẽ tiếp tục đưa các giải pháp phù hợp đối với giao dịch phái sinh hàng ngày.
Cũng trong cuộc họp này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước còn chỉ đạo đưa ra các biện pháp để sớm đưa thị trường chứng khoán Việt Nam nâng hạng và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam bất ngờ đối mặt với một đợt sụt giảm nghiêm trọng. Từ vùng 1.500 điểm hồi cuối tháng 3, chỉ số VN Index đã tuột dốc không phanh về dưới vùng 1.200 điểm. Thanh khoản trên thị trường cũng giảm sút nghiêm trọng. Từ những phiên thanh khoản khủng 40 đến 50 nghìn tỷ giờ đây thị trường thường phải chứng kiến những phiên giao dịch dưới 20 nghìn tỷ, có phiên chỉ hơn 13 nghìn tỷ.
Nguồn: Công bố thông tin tự doanh và điều chỉnh cách tính giao dịch phái sinh
Hoài Nam
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Phương Mỹ Chi đưa cải lương lên sân khấu Sing! Asia
-
AFF chú ý đặc biệt bộ đôi sao trẻ U23 Việt Nam
-
Huyền thoại Rio Ferdinand cảnh báo Man United về thương vụ chiêu mộ Bryan Mbeumo
-
Cựu vương V-League thử việc cầu thủ Việt kiều Trung Quốc
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
- Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
- Giá xăng tăng trở lại sau 2 kỳ giảm liên tiếp
- Thủ tướng yêu cầu trình quy định quản lý vàng, tiền số trước 15/7
- Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
- Xóa nút thắt để hàng Việt vươn xa
- Doanh nghiệp không được khuyến mại quá 50% giá bán từ ngày mai (1/7)
- Nhu cầu mua bất động sản vẫn ở mức cao, thị trường đang bước vào giai đoạn tăng trưởng bền vững
- Ngành bán lẻ trở lại đường đua - Việt Nam trong dòng hồi phục toàn cầu
- Đề xuất hộ kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm được miễn thuế
- Bộ Công Thương tăng biện pháp bảo vệ ngành sản xuất trong nước
- Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
-
Nhiều sao Việt dự đám cưới nhạc sĩ Kai Đinh
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!
-
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
-
Khả Ngân khoác tay người tình màn ảnh Ấn Độ trên thảm đỏ
-
HLV Erik ten Hag ‘trảm’ cựu thủ môn Man Utd lần thứ hai trong 2 năm
-
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%