Giá vàng hôm nay 13/1/2022: Lạm phát Mỹ tăng kỷ lục, USD lao dốc mạnh, giá vàng giảm nhẹ

08:46 | 13/01/2022

|
Đà tăng của giá vàng hôm nay đã bị chặn lại bởi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước khả năng Fed thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất trong năm 2022, bất chấp đồng USD lao dốc mạnh.
Giá vàng hôm nay 12/1/2022: Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, đồng USD suy yếu, giá vàng tăng phi mãGiá vàng hôm nay 12/1/2022: Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, đồng USD suy yếu, giá vàng tăng phi mã
Giá vàng hôm nay 11/1/2022 ngược dòng tăng nhẹGiá vàng hôm nay 11/1/2022 ngược dòng tăng nhẹ
Giá vàng hôm nay 13/1/2022: Lạm phát Mỹ tăng kỷ lục, USD lao dốc mạnh, giá vàng giảm nhẹ

Ghi nhận vào đầu giờ ngày 13/1/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.825,96 USD/Ounce.

Quy theo giá USD ngân hàng, chưa tính thuế và phí, giá vàng thế giới giao ngay có giá 50,66 triệu đồng/lượng, thấp hơn khoảng 10,96 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC trong nước.

Trong khi đó, giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.824,9 USD/Ounce, giảm 2,4 USD/Ounce trong phiên.

Giá vàng ngày 13/1 giảm nhẹ chủ yếu tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước triển vọng tăng lãi suất của Fed trong năm 2022 khi đây mới là kế hoạch dự kiến và chưa có lộ trình tăng cụ thể.

Giá vàng thế giới vừa có phiên tăng giá mạnh sau khi những thông tin đầu tiên về phiên điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Thượng viện Mỹ được phát đi. Điểm đáng chú ý trong phát biểu của ông Powell là Fed sẽ quyết tâm không để tình trạng lạm phát ở mức cao và kéo dài.

Tuy nhiên, trong nội dung phát biểu trước Thượng viện Mỹ, ông Powell cũng nhấn mạnh việc các cơ quan quản lý cần thiết phải duy trì tăng trưởng kinh tế. Và điều này càng làm gia tăng sự hoài nghi khả năng tăng lãi suất nhiều lần trong năm 2022 của Fed khi cơ quan này có thể sẽ không ưu tiên việc kiểm soát lạm phát mà thay vào đó là các vấn đề khác như việc làm.

Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, lạm phát của Mỹ trong tháng 12/2021 tăng khoảng 7,1% so với cùng kỳ 2020, tăng so với mức 6,8% của tháng 11/2021 và là mức cao nhất kể từ năm 1982.

Giới phân tích cho rằng lạm phát Mỹ tăng là do căng thẳng về chuỗi cung ứng trong khi nhu cầu tiêu dùng ở nước này tăng.

Dữ liệu lạm phát Mỹ cũng được cho là sự phản ánh tác động bước đầu của biến thể Omicron dưới góc độ một nguy cơ rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế.

Việc tăng lãi suất của Fed là câu chuyện của tương lai, còn trước mắt, hiện thực là lạm phát, là rủi ro dịch bệnh và đó là lý do khiến đồng USD mất giá mạnh. Ghi nhận cùng thời điểm, chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính, đứng ở mức 94,975 điểm, giảm 0,68%.

Mặc dù nhận được lực hỗ trợ mạnh nhưng giá vàng hôm nay lại có xu hướng trượt nhẹ khi nhiều nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chốt lời.

Ngoài ra, dữ liệu từ Hiệp hội Vàng thế giới về trạng thái bán ròng của các quỹ giao dịch trao đổi cũng tạo áp lực khiến giá vàng giảm.

Cụ thể, theo báo cáo vừa được công bố, Hiệp hội Vàng thế giới cho biết đã có 6,4 tấn vàng đã chảy ra khỏi các quỹ ETF toàn cầu trong tháng 12/2021. Tính chung cả năm 2021, các quỹ ETF đã xả dòng 173 tấn.

Tại thị trường trong nước, hiện được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở 60,95 – 61,60 triệu đồng/lượng (mua/bán). Trong khi đó, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết tại Hà Nội ở mức 60,95 – 61,60 triệu đồng/lượng. Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 61,13 – 61,63 triệu đồng/lượng.

Nguồn: Giá vàng hôm nay 13/1/2022: Lạm phát Mỹ tăng kỷ lục, USD lao dốc mạnh, giá vàng giảm nhẹ

Minh Ngọc

petrotimes.vn