Giá vàng hôm nay 16/1/2022: Đang đà đi xuống, giá vàng vẫn được kỳ vọng sẽ thăng hoa

10:32 | 16/01/2022

|
Giá vàng hôm nay ghi nhận áp lực lạm phát và rủi ro địa chính trị là những động động thúc đẩy giá vàng tuần tới đi lên, bất chấp kim loại quý đang trên đà đi xuống.
Giá vàng hôm nay 15/1/2022: Đồng USD phục hồi, giá vàng đi xuốngGiá vàng hôm nay 15/1/2022: Đồng USD phục hồi, giá vàng đi xuống
Giá vàng hôm nay 14/1/2021 tiếp đà giảm nhẹ trước khả năng Fed sớm tăng lãi suấtGiá vàng hôm nay 14/1/2021 tiếp đà giảm nhẹ trước khả năng Fed sớm tăng lãi suất

Giá vàng thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 10/1 với xu hướng giảm nhẹ khi nhiều dự báo được đưa ra cho thấy khả năng Fed sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên vào tháng 3/2022.

Các dữ liệu kinh tế, đặc biệt là dữ liệu về thị trường việc làm, cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. Điều này càng củng cố khả năng Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ như là một biện pháp ứng phó với tình trạng lạm phát gia tăng.

Biên bản cuộc họp tháng 12/2021 của Fed cũng cho thấy khả năng cơ quan này sẵn sàng cho đợt tăng lãi suất lần đầu tiên.

Giá vàng hôm nay 16/1/2022: Đang đà đi xuống, giá vàng vẫn được kỳ vọng sẽ thăng hoa

Ghi nhận vào đầu giờ ngày 10/1/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.793,98 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.794,8 USD/Ounce.

Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý đã nhanh chóng bị chặn lại khi một loạt các lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu như lạm phát, dịch bệnh, căng thẳng địa chính trị được đặt ra. Tình trạng gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu có thể sẽ kéo dài khi giá cước vận tải biển tăng cao, và đặc biệt là các công ty vận tải không đủ đáp ứng các nhu cầu vận chuyển của các nhà sản xuất.

Và khi đồng USD mất giá mạnh khi thị trường ghi nhận những thông tin đầu tiên về nội dung điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Thượng viện Mỹ và lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đi xuống, giá vàng đã tăng vọt.

Cụ thể, với việc thị trường lao động đang phục hồi nhanh chóng và lạm phát ở mức cao, ông Powell cho rằng nền kinh tế Mỹ không cần có các chính sách thích ứng cao mà nước này đã sử dụng để đối phó với đại dịch. Tuy nhiên, để có thể trở lại bình thường thì đó là một chặng đường dài.

Ông Powell cũng cảnh báo, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao và dai dẳng, Fed sẽ phải thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nhiều và điều này nếu xảy ra sẽ khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.

"Chúng tôi cam kết mạnh mẽ đạt được các mục tiêu luật định về việc làm tối đa và ổn định giá cả. Chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ của mình để hỗ trợ nền kinh tế và thị trường lao động vững mạnh cũng như ngăn chặn lạm phát cao hơn", Chủ tịch Fed nói.

Ghi nhận vào đầu giờ ngày 12/1/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.821,14 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.820,1 USD/Ounce.

Nhưng khi khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 3/2022 được củng cố bởi diễn biến lạm phát và những lo ngại về dịch bệnh Covid-19 tạm hạ nhiệt, giá vàng đã quay đầu đi xuống.

Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, lạm phát của Mỹ trong tháng 12/2021 tăng khoảng 7,1% so với cùng kỳ 2020, tăng so với mức 6,8% của tháng 11/2021 và là mức cao nhất kể từ năm 1982.

Mặc dù nhận được lực hỗ trợ mạnh nhưng giá vàng lại có xu hướng trượt nhẹ khi nhiều nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chốt lời và đặt kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 khi các chính sách hỗ trợ kinh tế vẫn đang được các nước triển khai. Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư còn đến từ kỳ vọng dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát và kết thúc trong năm 2022.

Việc đẩy mạnh các chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cũng giúp nền kinh tế Mỹ không rơi vào cảnh “đóng băng” và chính quyền các bang không phải thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại.

Khép tuần giao dịch, giá vàng hôm nay ghi nhận giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.817,69 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.817,6 USD/Ounce.

Tại thị trường trong nước, giá vàng ngày 16/1 ghi nhận giá vàng SJC yết tại TP Hồ Chí Minh ở 61,00 – 61,70 triệu đồng/lượng (mua/bán). Trong khi đó, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết tại Hà Nội ở mức 60,95 – 61,60 triệu đồng/lượng. Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 61,17 – 61,60 triệu đồng/lượng.

Mặc dù đang trên đà đi xuống nhưng giá vàng tuần tới vẫn nhận được đánh giá tích cực từ giới chuyên gia.

Theo kết quả khảo sát xu hướng giá vàng hàng tuần của Kitco, trong 16 nhà phân tích Phố Wall tham gia khảo sát thì có 9 ý kiến cho rằng giá vàng tăng, 3 ý kiến cho rằng giá vàng giảm và có 4 ý kiến nhận định giá vàng đi ngang.

Còn với 928 phiếu tham gia thăm dò trực tuyến trên Main Street thì có tới 529 ý kiến nhận định giá vàng tuần tới tăng, 225 ý kiến nhận định giá vàng giảm và có 174 ý kiến cho rằng giá vàng đi ngang.

Lạm phát ở mức cao và được dự báo sẽ kéo dài cộng với những rủi ro về dịch bệnh và căng thẳng địa chính trị là những nhân tố được dự báo sẽ hỗ trợ giá vàng đi lên.

Colin Cieszynski, chiến lược gia thị trường tại SIA Wealth Management, khi đưa nhận định về xu hướng giá vàng đã bày tỏ: Nhìn chung, tôi thấy vàng đang trong xu hướng tăng vừa phải do lạm phát cao, vốn vẫn ở mức cao và có thể tiếp tục tăng với giá hàng hóa tăng trở lại trong tuần này.

Cùng chi sẽ quan điểm này, Ole Hansen, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, cho rằng đã đến lúc quý kim tăng tốc và bứt qua vùng kháng cự 1.830 – 1835 USD/Ounce.

Ở chiều hướng ngược lại, nhiều chuyên gia cũng nhận định giá vàng vẫn sẽ gặp những thách thức, đặc biệt là triển vọng phục hồi của đồng USD.

Nguồn: Giá vàng hôm nay 16/1/2022: Đang đà đi xuống, giá vàng vẫn được kỳ vọng sẽ thăng hoa

Minh Ngọc

petrotimes.vn