Giá vàng hôm nay 23/1/2022: Ghi nhận giá vàng có thể vọt lên mức 1.850 USD/Ounce

09:29 | 23/01/2022

|
Áp lực lạm phát cộng với sự gia tăng căng thẳng địa chính trị đã giúp giá vàng hôm nay khép tuần giao dịch đứng ở mức cao nhất 2 tháng, bất chấp khả năng Fed sẽ sớm công bố kế hoạch tăng lãi suất cơ bản vào tháng 3 tới.
Giá vàng hôm nay 22/1/2022: Đồng USD suy yếu, giá vàng cũng giảmGiá vàng hôm nay 22/1/2022: Đồng USD suy yếu, giá vàng cũng giảm
Giá vàng hôm nay 21/1/2022 quay đầu giảmGiá vàng hôm nay 21/1/2022 quay đầu giảm

Giá vàng thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 17/1 với xu hướng giảm. Ghi nhận vào đầu giờ ngày 17/1/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.815,69 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.817,6 USD/Ounce.

Giá vàng hôm nay 23/1/2022: Ghi nhận giá vàng có thể vọt lên mức 1.850 USD/Ounce

Tuy nhiên, áp lực giảm giá với kim loại quý là không nhiều khi phần lớn nhà đầu tư đang giữ tâm lý thận trọng trước loạt số liệu về lạm phát Mỹ ở mức cao nhất 40 năm, doanh số bán lẻ Mỹ gây lo ngại về sức khoẻ của kinh tế và Fed bắt đầu có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ. Thậm chí, theo nhiều chuyên gia, lo ngại này còn có chiều hướng gia tăng khi giá các mặt hàng năng lượng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Và thực tế, ngay trong phiên giao dịch ngày 18/1, bất chấp đồng USD mạnh hơn, lợi suất trái phiếu Mỹ tăng và kinh tế Trung Quốc ghi nhận nhiều triển vọng tích cực, giá vàng vẫn quay đầu đi lên.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2021 là 8,1%, mức cao nhất trong gần một thập kỷ gần đây, cũng là yếu tố kiềm chế đà tăng của kim loại quý.

Cụ thể, theo NBS, trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát và khủng hoảng trên thị trường bất động sản tạo rào cản kìm hãm tăng trưởng nhưng GDP quý IV của Trung Quốc đạt 4%, đưa tăng trưởng cả năm đạt 8,1% so với 2020. Giá trị sản lượng công nghiệp Trung Quốc cũng tăng tới 9,6%, doanh thu bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng tăng 12,5%... trong năm 2021.

NBS cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đã duy trì được sự ổn định trong năm 2021, dẫn đầu thế giới cả về phát triển kinh tế và dịch bệnh. Tuy nhiên, NBS cũng chỉ ra một loạt các yếu tố rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế Trung Quốc như bất động sản suy thoái và các biện pháp phòng chống dịch bệnh với sự xuất hiện của biến thể Omicron…

Ghi nhận vào đầu giờ ngày 18/1/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.819,06 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.818,2 USD/Ounce, tăng 1,7 USD/Ounce trong phiên.

Đà tăng của kim loại quý tiếp tục được duy trì trong những phiên giao dịch sau đó khi mà các dấu hiệu lạm phát toàn cầu tăng mạnh ngày một lớn hơn.

Thậm chí, trong phiên 20/1, khi dữ liệu lạm phát anh được ghi nhận ở mức cao nhất 30 năm do chi phí năng lượng, nhu cầu tăng vọt và các chuỗi cung ứng bị gián đoạn đẩy giá cả tiêu dùng tăng và đồng USD mất giá mạnh, giá vàng đã nhảy vọt lên mức cao nhất 4 tháng.

Cụ thể, theo dữ liệu vừa được Phòng Thống ke Quốc gia (ONS) của Anh công bố, chỉ số giá tiêu dung (CPI) tháng 12/2021 của nước này đã tăng tới 5,4% so với cùng kỳ sau khi đã tăng 5,1% vào tháng trước đó.

Thông tin trên lập tức đã tác động mạnh đến các thị trường tài chính khi mà giới đầu tư lo ngại làn sóng lạm phát bùng nổ sẽ bùng nổ tại nhiều quốc gia châu Âu bởi tình trạng giá khí đốt tăng cao, các chi phí nhiên liệu sản xuất cũng leo thang và các chuỗi cung ứng hàng hoá bị gián đoạn.

Ghi nhận vào đầu giờ ngày 20/1/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.839,84 USD/Ounce, tăng khoảng 25 USD so với cùng thời điểm ngày 19/1; trong khi đó giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.839,3 USD/Ounce.

Đà tăng của giá vàng chỉ bị chặt lại và quay đầu giảm nhẹ khi nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh các giao dịch chốt lời trong phiên giao dịch cuối tuần. Tuy nhiên, mức giảm là không nhiều so với đã tăng phi mã đã được thiết lập trong phiên giao dịch trước đó bởi nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng với các tài sản rủi ro.

Khép tuần giao dịch, giá vàng ngày 23/1 ghi nhận giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.834,78 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 2/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.836,1 USD/Ounce.

Tại thị trường trong nước, giá vàng hôm nay ghi nhận giá vàng SJC được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở 61,23 – 61,93 triệu đồng/lượng (mua/bán). Trong khi đó, giá vàng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết tại Hà Nội ở mức 61,15 – 61,80 triệu đồng/lượng. Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 61,35 – 61,80 triệu đồng/lượng.

Với diễn biến như trên, giá vàng tuần tới vẫn nhận được những đánh giá tich cực từ giới chuyên gia. Thậm chí, theo nhiều nhà phân tích với việc chinh phục được mức đỉnh 2 tháng trong tuần giao dịch từ ngày 17/1, giá vàng hoàn toàn có thể bứt phá lên mức 1.850 USD/Ounce.

Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, cho rằng việc giá vàng vẫn bám trụ được ở mức 1.830 USD/Ounce bất chấp áp lực từ thị trường chứng khoán và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, giá vàng có thể phá ỡ mức 1.850 USD/Ounce.

Cùng chia sẻ quan điểm này, nhiều nhà phân tích cho rằng chính sách tiền tệ của Fed mới là động lực tăng giá cơ bản đối với kim loại quý. Một quyết định dứt khoát tăng lãi suất của Fed có thể làm thay đổi trạng thái của kim loại quý và kéo giá vàng đi xuống.

Kết quả khảo sát xu hướng giá vàng hàng tuần của Kitco cho thấy, trong 18 nhà phân tích Phố Wall tham gia khảo sát của Kitco News thì có tới 16 nhà phân tích nhận định giá vàng tăng, 2 nhà phân tích cho rằng giá vàng giảm. Trong khi với 1.134 phiếu khảo sát trực tuyến trên Main Street thì có 801 ý kiến cho rằng giá vàng tăng, 197 ý kiến cho rằng giá vàng giảm và chỉ có 136 ý kiến cho rằng giá vàng đi ngang.

Nguồn: Giá vàng hôm nay 23/1/2022: Ghi nhận giá vàng có thể vọt lên mức 1.850 USD/Ounce

Minh Ngọc

petrotimes.vn