Na Uy có kế hoạch quốc hữu hóa mạng lưới đường ống dẫn khí đốt
![]() |
![]() |
![]() |
Cơ sở sản xuất khí đốt Statoil ở Kaarstoe, Na Uy. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Ngày 28/4, Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy cho biết nước này có kế hoạch quốc hữu hóa hầu hết mạng lưới đường ống dẫn khí đốt từ nước này sang Liên minh châu Âu (EU) và Anh nhằm thắt chặt kiểm soát đối với cơ sở hạ tầng quan trọng này, trong bối cảnh nhiều hợp đồng chuyển nhượng hiện nay hết hiệu lực vào năm 2028.
Bộ trên cho biết đã gửi thư đến các cơ quan có quyền cấp phép nêu rõ mục đích của nhà nước là quốc hữu hóa các đường ống này khi các giấy phép hiện nay hết hiệu lực.
Bức thư nhấn mạnh: “Nhà nước muốn hoàn tất vai trò sở hữu nhà nước đối với những phần chính trong hệ thống vận tải khí đốt của Na Uy,” song không nêu rõ lý do.
Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của châu Âu sau khi nguồn cung từ Nga giảm.
Mạng lưới đường ống dẫn khí đốt hiện nay thuộc sở hữu của Gassled - một đối tác được các công ty dầu khí ở Na Uy thiết lập năm 2003.
Chi phí xây dựng mạng lưới khí đốt này lên tới hàng tỷ USD. Hiện chưa rõ phần nào của mạng lưới này sẽ được quốc hữu hóa.
Một trong các đồng chủ sở hữu Gassled đã bày tỏ "sự bất ngờ" trước động thái trên của Chính phủ Na Uy.
Giám đốc điều hành công ty Silex Gas, ông Kurt Georgsen khẳng định sẽ làm việc với Chính phủ Na Uy nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc chuyển đổi quyền sở hữu này.
Nhà nước Na Uy hiện nắm giữ 46,7% cổ phần của Gassled thông qua công ty Petoro của nhà nước, trong khi Tập đoàn Equinor nắm giữ 5%.
Theo Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy, trong một số trường hợp, chính phủ có thể phải bồi thường các cổ đông khác, song không nêu chi tiết.
Theo số liệu Cơ quan thống kê Na Uy (SSB) công bố ngày 6/3, Na Uy đã đạt doanh thu kỷ lục về dầu mỏ và khí đốt trong năm 2022 sau khi xung đột tại Ukraine đẩy giá năng lượng lên cao.
SSB nêu rõ doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt của Na Uy đạt 1.500 tỷ kroner (140 tỷ USD) trong năm 2022, đây là mức cao nhất từng được ghi nhận và gần gấp 3 lần con số 498 tỷ kroner (47 tỷ USD) vào năm 2021.
Nguồn thu của Na Uy tăng mạnh nhờ giá khí đốt cao kỷ lục tại châu Âu trong mùa Hè vừa qua./.
Nguồn:Na Uy có kế hoạch quốc hữu hóa mạng lưới đường ống dẫn khí đốt
Bích Liên
vietnamplus.vn
-
HLV Thép xanh Nam Định lý giải trận hòa như thua trước Đà Nẵng
-
Chelsea chi tiền ‘khủng’ chiêu mộ sao Barca
-
Lisa (BLACKPINK) lộ bằng chứng hẹn hò bạn trai tỷ phú?
-
Tương lai nào cho U17 Việt Nam?
-
Mãn nhãn màn hội ngộ tuyệt đẹp của Hoa hậu Đỗ Thị Hà, Thanh Thủy
-
Liverpool sẵn sàng chi đậm ‘giải cứu’ Mason Greenwood
- Tận dụng giá LNG giảm sâu, Châu Á tăng mạnh nhập khẩu
- Vì sao Mỹ yêu cầu Equinor dừng dự án điện gió ngoài khơi?
- Vì sao Pháp phải hạ mục tiêu phát triển hydro carbon thấp?
- Shell sẽ khai thác dầu khí ở khu vực Biển Đen thuộc Bulgaria
- Chính sách mới của OPEC+: Một bước ngoặt quan trọng
- Khu vực nào đang quyết định xu thế năng lượng tái tạo?
- Vì sao lắp đặt điện gió tại Mỹ xuống mức thấp kỷ lục?
- Bản tin Năng lượng xanh: Wood Mackenzie cắt giảm 40% dự báo năng lượng gió tại Mỹ do chính sách của Tổng thống Trump
- TotalEnergies triển khai thành công dự án điện mặt trời đầu tiên tại Đông Nam Á
- Anh công bố 27 dự án hydro nhằm chuyển đổi năng lượng quốc gia
- Tầm quan trọng của khí đốt tự nhiên trong cơ cấu năng lượng toàn cầu
-
Duyên dáng Sắc hương xứ Trà 2025: Sân chơi mới cho nữ sinh Việt tỏa sáng
-
Petrovietnam và PETRONAS thúc đẩy hợp tác thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam
-
BSR tập trung nguồn lực triển khai dự án NCMR NMLD Dung Quất đúng tiến độ
-
Hà Giang: Nỗ lực đưa vốn giúp hộ nghèo vươn lên
-
Truyền thông Malaysia đưa tin về 3 cầu thủ Việt Nam được triệu tập đá Man Utd
-
Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
-
HLV Park Hang-seo khen cầu thủ CLB Hoàng Anh Gia Lai
-
Mùa cây “thay áo”
-
BTV Hoàng Linh phản ứng ra sao giữa ồn ào quảng cáo sữa giả?