Những gã khổng lồ nào sẽ tham gia dự án LNG 42 Tỷ USD tại Tanzania
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Shell - nhà kinh doanh LNG lớn nhất thế giới - và Tập đoàn năng lượng quốc gia Na Uy Equinor đã được phép xúc tiến dự án LNG Tanzania trị giá 42 tỷ USD của họ sau khi ký HGA và PSA với các bên của Tanzania.
Thỏa thuận HGA sẽ cho phép 2 ông lớn ngành dầu khí khởi động các bước kỹ thuật trong một dự án sẽ cung cấp khoảng 25 nghìn tỷ feet khối khí mỗi ngày trong 3 lô trong vùng nước sâu cho một nhà máy LNG với sản lượng 10 triệu-15 triệu tấn mỗi năm tại Lindi.
“Equinor, Shell, các đối tác của họ, cùng với chính phủ Tanzania hiện đã kết thúc đàm phán về các thỏa thuận quan trọng sẽ giúp thúc đẩy dự án LNG của Tanzania hướng tới cơ hội đầu tư và cạnh tranh toàn cầu,” công ty Na Uy cho biết trong một tuyên bố.
Equinor nói thêm: “Các thỏa thuận, bao gồm PSA và HGA, đã được ký tắt nhằm đảm bảo chất lượng và đánh giá pháp lý từ tất cả các bên trước khi phê duyệt và ký kết lần cuối”.
Sau khi ký kết, Equinor cho biết: "Chúng tôi mong muốn tiếp tục hành trình với Tanzania trong những năm tới để đạt được một loạt các cột mốc cần thiết có thể đưa dự án này đạt được quyết định đầu tư cuối cùng (FID). Việc ký kết các thỏa thuận sẽ là một cột mốc quan trọng và chính phủ Tanzania xứng đáng được ghi nhận vì những nỗ lực, hợp tác và quyết tâm mà họ đã thể hiện trong suốt quá trình này”.
Về phía Tanzania, trưởng đoàn đàm phán Charles Sangweni bày tỏ sự vui mừng vì đây là một bước tiến lớn trong việc thực hiện dự án mặc dù còn rất nhiều việc phải làm. Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ như kế hoạch, dự án có thể đạt được FID vào năm 2025.
Equinor và Shell là các nhà điều hành chung của trong dự án. Trong khi Exxon, Pavilion Energy, Medco Energi và công ty dầu khí quốc gia TPDC của Tanzania là các đối tác.
Nguồn:Những gã khổng lồ nào sẽ tham gia dự án LNG 42 Tỷ USD tại Tanzania
Đỗ Khánh
nangluongquocte.petrotimes.vn
- Big Oil nào tiếp quản cổ phần dầu khí ở Angola của TotalEnergy
- Phân tích và dự đoán thị trường dầu toàn cầu trong ngắn hạn
- Chiến lược cân bằng đa năng lượng, dựa trên LNG và điện của TotalEnergies
- Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga kéo dài đến bao giờ?
- Trung tâm khí đốt trong tương lai của Nga giành được hợp đồng mới với Romania
- Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga có phải bước đột phá trong chính sách năng lượng?
- Nga đã né mức giá trần đối với dầu thô như thế nào?
- Qatar đẩy mạnh đầu tư dầu khí trong năm nay, giá trị dự án lên đến 20 tỷ USD
- Nga hạn chế xuất khẩu nhiên liệu để ổn định thị trường trong nước
- TotalEnergies đầu tư lớn vào điện tái tạo ở Ấn Độ
- Nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc năm 2023 có thể tăng 8%
-
Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga có phải bước đột phá trong chính sách năng lượng?
-
Trung tâm khí đốt trong tương lai của Nga giành được hợp đồng mới với Romania
-
Lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu của Nga kéo dài đến bao giờ?
-
Chiến lược cân bằng đa năng lượng, dựa trên LNG và điện của TotalEnergies
-
Phân tích và dự đoán thị trường dầu toàn cầu trong ngắn hạn
-
Big Oil nào tiếp quản cổ phần dầu khí ở Angola của TotalEnergy