Quy hoạch đô thị ven sông Hồng trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội
![]() |
Ngày 26/7/2011 Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, phạm vi Quy hoạch gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội rộng khoảng 3.344,6km2. Thời hạn quy hoạch được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quỹ đất quy hoạch ven sông Hồng
Trao đổi với các cơ quan thông tấn báo chí, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, năm 2008, Hà Nội được mở rộng và nhà nước mong muốn lồng ghép quy hoạch ven sông hồng vào quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội. Tới tháng 7/2011, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội sau khi đã mở rộng, trong đó có lồng ghép nghiên cứu quy hoạch ven sông Hồng.
Theo ông Chiến, Quyết định 1259 về quy hoạch chung Thủ đô phải được điều chỉnh để lấy căn cứ, chỗ dựa điều chỉnh quy hoạch phân khu. Nhưng trong bối cảnh này không thể chờ điều chỉnh xong Quy hoạch của Quyết định 1259/QĐ-TTG sửa đổi mới điều chỉnh quy hoạch chung, sau đó mới điều chỉnh quy hoạch phân khu sông Hồng này.
“Do vậy, chúng ta phải sửa đổi song song, sau đó lồng ghép điều chỉnh phù hợp. Các cơ quan Trung ương và Hà Nội phải phối hợp để thực hiện nhanh việc phê duyệt quy hoạch này. Nếu hôm nay cứ chần chừ thì quỹ đất ngày mai có còn để thực hiện giấc mơ hay không, hay chỉ như là giấc mơ thôi?” ông Chiến trăn trở.
Đồng quan điểm, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết nhìn lại quá trình quy hoạch và phát triển của Thủ đô, có thể thấy những hướng phát triển đúng đắn. Mặt khác, quy hoạch chung hiện tại cũng xác định sẽ có 2 đại lộ 6 làn xe chạy song song với 2 bờ sông Hồng ở bờ Bắc và bờ Nam. Riêng điều kiện này đã nâng tầm hấp dẫn cho bất động sản ven bờ sông Hồng.
“Đồ án quy hoạch đô thị sông Hồng hiện tại xác định quỹ đất lên tới 11.000 ha sẽ là giải pháp lớn về quỹ đất xây dựng nhà ở cho người dân,” ông Chính chia sẻ.
Tuy vậy, ông Chính cũng lưu ý rằng hiện tại quy hoạch sông Hồng đã bị vướng mắc quá lâu về vấn đề trị thủy, dòng chảy của sông. Vì thế đã đến lúc, các đơn vị lập quy hoạch cần giải quyết vướng mắc này để đẩy nhanh sự phát triển của đô thị ven sông Hồng.
Theo nhận định của giới chuyên gia, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ là một trong những động lực thu hút đầu tư, đưa Hà Nội sớm có tên trong danh sách những thành phố ven sông đáng sống nhất khu vực và cả trên thế giới.
Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc cần giải quyết vướng mắc bấy lâu nay về vấn đề trị thủy, dòng chảy, phân bổ hợp lý quỹ đất để thúc đẩy tiến trình hiện thực hóa “giấc mơ” đô thị ven sông Hồng.
![]() |
Quy hoạch sông Hồng lần này sẽ kết nối 12 cây cầu từ cầu Mễ Sở đến cầu Hồng Hà. |
Giải bài toán hành lang thoát lũ
Thông tin từ VNF, theo KTS Trần Ngọc Chính, trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, có nhấn mạnh sông Hồng sẽ là trục cảnh quan quan trọng nhất của Thủ đô trong bố cục quy hoạch TP. Hà Nội.
“Đã có rất nhiều đề xuất quy hoạch sông Hồng nhưng các quy hoạch này không thành công chủ yếu do chưa giải được bài toán về hành lang thoát lũ, bên cạnh đó là chỉnh trị dòng chảy cũng như dự báo về kịch bản biến đổi khí hậu”, ông nói.
Ông Chính thông tin tháng 2/2016, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và bảo vệ đê điều của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện quy hoạch lần này. Đặc biệt sẽ không có các công trình nhà cao tầng, mà đây là trục cảnh quan phù hợp với yêu cầu phát triển của Thủ đô.
Để thực hiện, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng cần có cơ chế đặc thù đặc biệt để thực hiện quy hoạch, vì đó là bộ mặt của cả nước. Quy hoạch lần này sẽ kết nối 12 cây cầu từ cầu Mễ Sở đến cầu Hồng Hà, kết nối với các đường vành đai, đường xuyên tâm.
Bên cạnh đó, quy hoạch cũng sẽ trả lời cho các câu hỏi đã được đặt ra từ lâu như từ đê xuống bãi sông sẽ làm gì, các bãi bồi sẽ làm công trình gì, công viên cây xanh, vui chơi giải trí, phát triển du lịch thế nào. Đây là quy hoạch tạo ra bộ mặt kiến trúc đô thị, cần phải làm bởi đó cũng là đoạn xấu nhất, khó nhất của Hà Nội hiện nay trong quy hoạch phát triển đô thị.
Theo ông Chính, cần có quy hoạch, cải tạo để các công trình nhà ở, các khu dân cư nhìn từ sông Hồng trông sạch đẹp, hiện đại hơn. Ở những thành phố có sông chảy qua, bao giờ con sông cũng làm nên điểm nhấn đô thị, thành điểm đến nổi tiếng trên thế giới. Do đó, cần một quy hoạch thật tốt để nơi đây thực sự là con sông của đô thị.
Việc quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được lập và dự kiến sẽ có thể được phê duyệt vào cuối 2021, ông Chính nhấn mạnh sẽ là cơ sở, cơ hội tốt để khai thác hiệu quả những tiềm năng kể trên của con sông này, đưa sông Hồng trở thành thương hiệu của Thủ đô.
Ông Chính cho rằng, trước đây, đồ án quy hoạch của người Hàn Quốc cho Hà Nội được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, từ năm 2008, khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội thì quy hoạch trên không còn phù hợp. Nhưng tín hiệu đáng mừng, khi Hà Nội mở rộng, đồng nghĩa với việc diện tích ven sông Hồng được mở rộng gấp thêm nhiều lần, tạo thêm không gian, rất tốt để Hà Nội thực hiện quy hoạch đô thị được tốt hơn, đẹp hơn, ý tưởng phong phú hơn. Với diện tích đó, Hà Nội có đầy đủ điều kiện để xây dựng một thành phố đa chức năng trong nhiều thập niên tới.
Đặc biệt, nhiều đoạn sông chưa được quản lý tốt, hạ tầng điện, nước, thoát nước nhiều khu vực ven sông chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch tầm nhìn.
Do đó, nguyên Thứ trưởng cho rằng quy hoạch sông Hồng được phê duyệt càng sớm càng tốt. Kỳ vọng sau khi có quy hoạch diện mạo đô thị hai bên bờ sông Hồng sẽ thực sự là thành phố mới ven sông, vừa hiện đại, vừa thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội.
Nguồn: Quy hoạch đô thị ven sông Hồng trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội
Nguyên Vũ
baophapluat.vn
-
Tử vi tuần mới (14-20/7/2025): Tuổi Thìn may mắn ghé thăm, tuổi Tỵ thu nhập tăng tiến
-
HLV Mourinho lên kế hoạch tái hợp Rashford
-
Đoạn clip 5s táo bạo của Jennie (BLACKPINK) gây sốt toàn cầu
-
Quảng cáo sữa giả, MC Hoàng Linh bị phạt 107,5 triệu đồng
-
Man United nguy cơ bị kiện ra tòa
-
VFF quyết định quan trọng về trọng tài và VAR
- Nhu cầu mua bất động sản vẫn ở mức cao, thị trường đang bước vào giai đoạn tăng trưởng bền vững
- Ngành bán lẻ trở lại đường đua - Việt Nam trong dòng hồi phục toàn cầu
- Hà Nội: Phát triển nhà ở xã hội tại "khu đất vàng" 275 Nguyễn Trãi vừa bị thu hồi
- Kịch bản tăng trưởng nào cho thị trường bất động sản quý II/2025?
- Thị trường bất động sản quý 1/2025: Cơ hội phục hồi và điểm nóng đầu tư mới
- Nguồn cung bất động sản sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025
- Những động lực thúc đẩy thị trường bất động sản trong năm 2025
- Khởi công dự án chung cư cao cấp đầu tiên tại khu Nam Hà Nội
- Đồng ý giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
- Giải pháp nào giúp “hạ nhiệt” giá các dự án nhà ở xã hội?
- NÓNG: Thủ tướng yêu cầu thiết lập ngay gói tín dụng, hỗ trợ người trẻ dưới 35 tuổi sở hữu nhà ở
-
Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
-
Khánh Hòa: Khu nghỉ dưỡng Alma ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật tại nhà hát ngoài trời
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
Ra mắt tổ hợp Viện Tầm Nhìn Mới & Học viện Quốc tế FABIA: Cột mốc mới kết nối tri thức, công nghệ và sắc đẹp
-
Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học
-
Huyền Lizzie diện bikini khoe vóc dáng nóng bỏng ở tuổi U40
-
Nghị viện EU thông qua mục tiêu nới lỏng lưu trữ khí đốt
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!