Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Điều tra hàng trăm trường hợp trốn thuế mua bán bất động sản
Tin bất động sản ngày 13/8: Bình Dương xử phạt nhiều dự án huy động vốn trái phép |
Tin bất động sản ngày 12/8: Đến năm 2030, hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội |
Cần Thơ: Điều tra hàng trăm trường hợp trốn thuế mua bán bất động sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi chuyển nhượng bất động sản, người bán là cá nhân phải nộp thuế thu nhập mức 2%, người mua nộp lệ phí trước bạ 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng công chứng. Doanh nghiệp khi chuyển nhượng bất động sản phải nộp thuế thu nhập bằng 20% thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng.
Cần Thơ điều tra hàng trăm trường hợp trốn thuế mua bán bất động sản/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Người nộp thuế cũng phải khai thuế trên hợp đồng đúng với giá mua bán hai bên thỏa thuận, nếu thấp hơn sẽ tính theo bảng giá đất tại thời điểm nộp thuế. Tuy nhiên, thời gian qua có tình trạng người dân khi mua bán đã trốn thuế và trục lợi.
Thực tế cũng cho thấy, từ lâu, việc chuyển nhượng, giao dịch đất đai bằng các hợp đồng hai giá nhằm giảm hoặc trốn tránh nghĩa vụ thuế giữa các bên xảy ra khá phổ biến. Điều này không chỉ gây thất thu nguồn thuế lớn đối với Nhà nước mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro với người dân.
Trong thời gian qua, ngành Thuế đã chỉ đạo các cục thuế địa phương quyết liệt vào cuộc để chống thất thuế trong lĩnh vực bất động sản. Điển hình trong số đó là mới đây, một vụ gian lận thuế trong các hợp đồng giao dịch kinh doanh bất động sản lên đến hàng chục tỷ đồng được phát hiện sau khi có thông tin tố cáo từ người dân đến Cục Thuế Cần Thơ tại Phòng Công chứng Đỗ Thu Hà. Được biết, hợp đồng kê khai thuế có giá trị giao dịch thực tế 26 tỷ đồng, nhưng kê khai nộp thuế chỉ có 5 tỷ đồng và trốn kê khai thuế số tiền 21 tỷ đồng.
Sau khi phát hiện các hành vi trốn thuế có hợp đồng giao dịch tại phòng công chứng Đỗ Thu Hà, Chi cục Thuế quận Ninh Kiều đã có công văn đề nghị 4 phòng công chứng còn lại trên địa bàn cung cấp hồ sơ. Cơ quan thuế tiếp tục phát hiện hàng trăm hồ sơ có dấu hiệu trốn thuế và đang tiếp tục rà soát.
Theo ông Cáp Quí Phúc - Cục trưởng Cục Thuế Cần Thơ, tính đến nay có khoảng 250 hồ sơ đến kê khai, nộp thuế lại sau khi đã thực hiện xong hợp đồng giao dịch bất động sản. Hiện đơn vị đã chỉ đạo cho rà soát lại tất cả những sơ sơ có liên quan đến vụ việc. Theo quy định, thẩm quyền truy thu thuế thuộc Chi cục thuế các quận, huyện, và Cục Thuế Thành phố đang chỉ đạo những đơn vị này báo cáo, làm rõ toàn bộ vụ việc.
Vĩnh Phúc: Điểm tên 11 dự án khu đô thị, nhà ở bị thu hồi
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai 11 dự án khu đô thị, khu nhà ở và dự án công trình dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chấm dứt hoạt động (đợt 1).
Có 4 dự án khu nhà ở, khu đô thị trên địa bàn tỉnh trong danh sách chấm dứt hoạt động đợt 1 này. Cụ thể là dự án Khu đô thị Núi Bầu - Khu vực 2, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên do Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Xuân Tiến Hòa Bình làm chủ đầu tư. Dự án này thuộc trường hợp hết hạn đầu tư, không có khả năng triển khai thực hiện (đã được UBND tỉnh chấm dứt và thu hồi hiệu lực pháp lý tại Quyết định số 394, ngày 28/2/2022).
Dự án Khu nhà ở Hoàng Vương, ở phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên do Công ty cổ phần Đầu tư số 1 làm chủ đầu tư chậm triển khai (đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc thu hồi và chấm dứt hiệu lực pháp lý tại Quyết định số 1941, ngày 30/3/2022).
2 dự án ở thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên nhà đầu tư chấm dứt hoạt động là dự án Khu nhà ở xã hội tại thị trấn Bá Hiến do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Vĩnh Yên làm chủ đầu tư và dự án Khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân và người lao động do Công ty TNHH in điện tử Minh Đức làm chủ đầu tư.
Ngoài 4 dự án khu đô thị, nhà ở trên, Vĩnh Phúc chấp dứt hoạt động với 7 dự án dịch vụ thương mại và sản xuất kinh doanh do nhà đầu tư chấm dứt hoạt động. Gồm dự án Khu thương mại dịch vụ tổng hợp Vĩnh Phúc, thuộc xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương do Công ty Cổ phần Dịch vụ kho vận Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư;
Dự án Nhà máy sản xuất bao bì cao cấp thuộc xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, do Công ty Cổ phần thảo mộc Nhiệt Đới (tên gọi cũ là Công ty Cổ phần bao bì châu Âu) làm chủ đầu tư; Dự án Xây dựng nhà máy rượu Việt Nam thuộc phường Hùng Vương, TP Phúc Yên, do Công ty TNHH Hải Phú Ngọc làm chủ đầu tư.
Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Đào tạo nghề lái xe ô tô ở xã Kim Long, huyện Tam Dương do Công ty Cổ phần Đầu tư Hòa Bình làm chủ đầu tư; Dự án Nhà máy xử lý đồ gỗ xuất khẩu ở xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, do Công ty TNHH xây dựng và xuất nhập khẩu Sơn Tùng làm chủ đầu tư;
Dự án Đầu tư xây dựng kinh doanh khách sạn và nhà hàng ăn uống ở phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên do Công ty Cổ phần Huy Hằng làm chủ đầu tư và Dự án Cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng và kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách đường bộ ở xã Định Trung, TP Vĩnh Yên do Công ty TNHH Việt Linh làm chủ đầu tư.
Sẽ công khai chủ đầu tư chây ỳ nợ của nhà thầu xây dựng
Trước thềm Hội thảo "Nợ đọng xây dựng - Kiến nghị giải pháp" do Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào ngày 18/8 tới đây, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết: Nợ đọng không thanh toán đang khá phổ biến ở tất cả các doanh nghiệp, các tổng công ty, tập đoàn xây dựng với số dư từ vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng.
Sẽ công khai chủ đầu tư chây ỳ nợ của nhà thầu xây dựng /Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Nhiều dự án đã đưa vào khai thác sử dụng vài ba năm vẫn chưa quyết toán được. Trong khi đó, nhà thầu xây dựng phải vay tín dụng ngân hàng, chịu lãi suất cao dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài hết công trình này đến công trình khác. Nhiều nhà thầu xây dựng đang bị nợ gấp mấy lần vốn chủ sở hữu, có những doanh nghiệp bị nợ đến vài nghìn tỷ đồng. Tình trạng nợ đọng lớn diễn ra cả ở các gói thầu vốn đầu tư công lẫn công trình vốn ngoài ngân sách.
Đơn cử, đại diện nhà thầu xây dựng Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn cho biết, hiện doanh nghiệp này có 1.280 hợp đồng có giá trị công nợ phải thu. Tổng số nợ phải thu tính đến 31/3 là 1.539 tỷ đồng. Trong đó, nợ ở các công trình mà chủ đầu tư là đơn vị quản lý vốn Nhà nước là hơn 1.000 tỷ đồng, còn lại là tư nhân. Một số khoản nợ kéo dài trên 5 năm có giá trị gần 150 tỷ đồng.
Ông Hiệp cho biết một thực tế là nhiều nhà thầu xây dựng phải vay tiền về thi công. Nợ gấp đôi vốn hiện có, lãi suất đi vay thì 9-10% thì đang lãi thành lỗ. Nhà thầu đi vay ngân hàng, không trả được nợ bị siết nợ và lãi vay dẫn đến lãi chồng lãi.
Từ thực tế này, ông Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất, các địa phương phải kiên quyết công bố danh sách chủ đầu tư không nghiêm túc, chây ỳ và nợ đọng sẽ không cho đầu tư tiếp.
Với các dự án bên ngoài ngân sách, VACC đề nghị Bộ Xây dựng thống nhất với các chủ đầu tư về cơ chế của phần 20% nghiệm thu công trình cần có cơ chế bảo lãnh thanh toán. Về cơ chế thanh toán và cơ chế hợp đồng, hiện nay cơ chế thực hiện tạm ứng 15-20% là quá thấp. Ông Hiệp đề nghị cần tiến dần theo thông lệ cơ chế thanh toán quốc tế.
Với các dự án đầu tư công, ông Hiệp kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát thống kê nợ đọng từ 3- 5 năm để báo cáo Thủ tướng xử lý.
Thị trường bất động sản đang lệch pha, mất cân đối
Ngày 11/8, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhắc lại từ khóa “Lệch pha” nhiều lần
Theo ông Lê Hoàng Châu, thị trường bất động sản cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 đã thích ứng và từng bước phục hồi trở lại nhưng cũng chỉ bằng 44% so với năm 2017 là năm đỉnh cao.
“Thị trường bất động sản có một số dấu hiện đáng lo ngại, đó là tình trạng lệch pha cung cầu”, ông Châu cho biết.
Cụ thể, nguồn cung nhà ở đang “rất thiếu”, nhất là nhà ở bình dân, nhà ở xã hội, nhà dành cho công nhân, người lao động. Nguồn nhà ở liên tục giảm từ năm 2018 đến nay. Năm 2020 chỉ bằng 39,2%, năm 2021 chỉ bằng 33,6% so với năm 2017. Đối với TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2022, tất cả các lĩnh vực đều tăng trưởng, chỉ riêng lĩnh vực bất động sản là tăng trưởng âm, giảm 5,62% so với cùng kỳ năm 2021.
Dấu hiệu “lệch pha” thứ hai là lệch pha trong phân khúc thị trường, lệch pha phân khúc nhà ở cao cấp nhưng rất thiếu nhà ở bình dân, nhà ở đáp ứng nhu cầu thực.
Đơn cử nhà ở bình dân, năm 2020 chỉ chiếm 1%, năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2020 là 0%. Ngược lại nhà cao cấp năm 2021 chiếm 74% và 6 tháng đầu năm là 80,1%. Nhà ở xã hội chỉ đáp ứng 41% theo kế hoạch.
“Như vậy là rất mất cân đối. Đây là điều đáng quan ngại, việc tiếp cận được nhà ở của công nhân là vấn đề rất lớn”, ông Châu nhấn mạnh.
Theo ông Châu, tình trạng lệch pha nói trên dẫn đến giá nhà tăng liên tục trong 5 năm vừa qua.
“Hoạt động chuyển nhượng ách tắc, thị trường bất động sản hiện nay có dấu hiệu phát triển chậm lại, trầm lắng, doanh nghiệp có dấu hiệu hụt hơi, giảm thanh khoản, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu. Riêng quý I/2022 và tháng 7/2022, doanh nghiệp bất động sản không phát hành được trái phiếu nào”, ông Châu nói.
Giá bất động sản cuối năm 2022 sẽ giảm 30%
Phần lớn giao dịch bất động sản trong 2 năm vừa rồi đều là giao dịch của nhà đầu tư, ít giao dịch mua để ở. Số lượng giao dịch mua để ở chỉ chiếm 0,26 phần nghìn. Thị trường bất động sản hiện nay là sân chơi của nhà phát triển dự án và nhà đầu tư thứ cấp.
Giá bất động sản cuối năm 2022 sẽ giảm 30%/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Trong 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản đang trải qua thời kỳ tái cân bằng. Giá nhà sẽ chịu áp lực tăng do chi phí tăng, lạm phát, nhu cầu nhà ở cao và nguồn cung thấp tiếp tục khiến chi phí tăng vọt.
"Thanh khoản sẽ giảm, dòng tiền dễ không còn. Các nhà đầu tư cũng có xu hướng cho dòng tiền nghỉ ngơi và trở nên thận trọng hơn", Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhận định và kiến nghị cần có các chính sách hỗ trợ để quá trình tái cân bằng của thị trường diễn ra "mềm" hơn.
Dưới góc nhìn của một người làm trong lĩnh vực bất động sản, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Công ty Soho Việt Nam nhận thấy năm 2022, tín dụng bất động sản siết, trái phiếu bị siết, nguồn cung thiếu, thực tế dòng tiền tín dụng không đổ vào nữa khiến giá bất động sản chững lại, đi xuống. Các nhà đầu tư đang nghe ngóng tình hình, lo tiền trả trái phiếu, ngân hàng trong khi lượng bán ra chậm, thị trường chưa đổ vỡ nhưng giá chững và giảm giá 15- 20%.
“6 tháng cuối năm với nền lãi suất như hiện nay, nếu người vay cần bán thì giá bất động sản mới giảm. Với những người không cần vay tiền khi nguồn cung bất động sản lớn, nhu cầu về bất động sản ở thực tế cao thì giá bất động sản khá chắc”, ông Cần nhấn mạnh.
Đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư, bà Nguyễn Thị Cúc - Nguyên Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam chia sẻ: “Nếu như chúng ta không nắm chắc, minh bạch được thì sẽ rất dễ bị “vạ lây”. Ngoài ra, do cơ sở dữ liệu giá nhà đất chưa đồng bộ và chưa sát với giá thị trường nên nhiều trường hợp đẩy lên hoặc ghi thấp xuống để né thuế theo mục đích của cuộc giao dịch”.
Các nhà đầu tư nên có tầm nhìn dài hạn hơn chứ không phải 3-5 năm mà phải là 10-15-20 năm. Bởi với tốc độ gia tăng dân số, sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng mạnh thì thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển so với các quốc gia khác.
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Tin Ngân hàng
- Tin bất động sản nổi bật trong tuần
- trốn thuế mua bán bất động sản
- dự án khu đô thị
- dự án khu đô thị, nhà ở bị thu hồi ở Vĩnh Phúc
- công khai chủ đầu tư chây ỳ nợ của nhà thầu xây dựng
- Thị trường bất động sản đang lệch pha
- Thị trường bất động sản đang lệch pha, mất cân đối
- https://kenhhot.vn/
- https://dulich.petrotimes.vn/
- https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
- PetroTimes
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 24/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Messi: ‘Đội hình Barca hiện tại thật phi thường’
-
4 nhóc tỳ đáng yêu, kháu khỉnh nhà Vân Trang
-
Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền trong nhà vườn nghìn mét vuông
-
Nam vương Tuấn Ngọc xuất sắc lọt Top 5 Dự án Nhân ái tại Mr World 2024
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
- Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân khiến giá nhà chưa ngừng tăng
- Thêm nhiều thách thức với ngành bất động sản khi có bảng giá đất mới
- Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?
- Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
- Một số lưu ý nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024
- Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2, mặt tiền ít nhất 4m
- Giá bất động sản sẽ giảm trong thời gian tới?
- Hà Nội: Sẽ có thêm chung cư gần 18.000 người tại quận Ba Đình
- Giá chung cư sơ cấp tại Hà Nội bình quân đã xấp xỉ 60 triệu đồng/m2
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững