Tin ngân hàng ngày 14/7: Hơn 30.000 tỷ đồng nợ xấu niêm yết trên sàn giao dịch của VAMC
Tin ngân hàng ngày 13/7: Xử lý nghiêm vi phạm trên thị trường trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ |
Tin ngân hàng ngày 12/7: Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng gần 175 nghìn tỷ đồng |
Hơn 30.000 tỷ đồng nợ xấu niêm yết trên sàn giao dịch của VAMC
Theo ông Đỗ Giang Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, năm 2021 sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động. Đến nay, con số nợ xấu đang niêm yết ở trên giao dịch nợ của VAMC đạt trên 30.000 tỷ đồng.
Hơn 30.000 tỷ đồng nợ xấu niêm yết trên sàn giao dịch của VAMC |
Theo số liệu từ VAMC, tính từ khi bắt đầu hoạt động đến 30/6/2022, định chế này đã mua nợ thông qua trái phiếu đặc biệt tới 408.341 tỷ đồng dư nợ gốc, với giá mua 375.632 tỷ đồng; mua theo giá thị trường đạt khoảng 11.822 tỷ đồng.
Theo ông Nam, ngay sau khi thực hiện mua nợ thị trường và mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC cũng phối hợp với tổ chức tín dụng để thực hiện đồng bộ mọi giải pháp về xử lý nợ, kể cả các biện pháp mạnh như thu giữ tài sản.
Theo đó, từ năm 2017 đến nay, VAMC phối hợp với các tổ chức tín dụng xử lý được khoảng 270.000 tỷ đồng, trong đó, thu hồi trực tiếp từ khách hàng hoặc thông qua biện pháp bán nợ, bán tài sản đảm bảo, đạt khoảng 125.200 tỷ đồng (trong con số 270.000 tỷ đồng xử lý rủi ro bao gồm cả số các tổ chức tín dụng thực hiện trích lập, mua lại trước hạn đối với trái phiếu đặc biệt từ VAMC).
Về kết quả cơ cấu lại nợ, số tiền miễn, giảm lãi từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực đến nay, VAMC cũng phối hợp với tổ chức tín dụng miễn, giảm lãi khoảng 4.031 tỷ đồng, gấp đến 4,2 lần so với giai đoạn 2013-2016.
Kết quả đấu giá từ năm 2018 đến nay, VAMC tổ chức đấu giá nhiều tài sản đảm bảo và nhiều khoản nợ với tổng giá trị lũy kế đạt trên 2.500 tỷ đồng.
Năm 2022, nợ xấu gộp có thể lên tới 6%
Tại Toạ đàm “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 13/7, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, theo nghiên cứu của Viện Đào tạo Nghiên cứu BIDV, có 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2022. Cụ thể, ở kịch bản tích cực, tăng trưởng GDP có thể đạt 7,3 - 7,6% năm 2022 và 7 - 7,5% năm 2023. Ở kịch bản cơ sở, GDP tăng 6,8 - 7,1%. Ở kịch bản tiêu cực, GDP tăng 6 - 6,5%. CPI bình quân tăng lên mức 3,8 - 4,2%.
Cũng theo ông Lực, hiện nay nợ xấu nội bảng chỉ đang ở mức khoảng 1,4% nhưng Thông tư 14 hết hiệu lực từ tháng 6 thì nguy cơ nợ xấu sẽ tăng. Theo nhóm nghiên cứu, năm 2022 dự báo nợ xấu nội bảng sẽ được đẩy lên mức 2% và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6%.
Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực cũng lưu ý, nợ xấu gộp có thể sẽ giảm bởi vì kinh tế chúng ta phục hồi tốt hơn kỳ vọng thì nợ xấu tiềm ẩn sẽ giảm đi tương ứng.
Đáng chú ý, chuyên gia Cấn Văn Lực tiếp tục đề xuất luật hóa Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Bởi những vướng mắc về cơ chế xử lý tài sản đảm bảo, cũng như các vướng mắc khi thực hiện Nghị quyết 42 cần được luật hóa để tăng hiệu quả xử lý nợ xấu. Qua đó, tăng nguồn lực và tiết giảm chi phí cho hệ thống tổ chức tín dụng, các bên liên quan và nền kinh tế.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.
Trong 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã xử lý thì: (i) xử lý nợ xấu nội bảng là 196,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,79%); (ii) xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 100,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,51%); (iii) xử lý các khoản nợ đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 82,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,70%).
Đặc biệt, trong 380,2 nghìn tỷ nói trên, số nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả lên tới 148 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,93%, cao hơn mức 22,8% trung bình năm của giai đoạn 2012 - 2017 do khách hàng tự trả/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý.
Phát triển được 56.572 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình
Vừa qua, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, ngày 10/7/2022, cơ quan BHXH các địa phương đã tổ chức Lễ ra quân truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình. Đáng chú ý, trong ngày cơ quan BHXH các địa phương đã phát triển được 56.572 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Trong ngày 10/7, các địa phương đã tổ chức khoảng 6.250 đội nhóm truyền thông, tư vấn trực tiếp đến các khu chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất,… kết hợp phát hàng nghìn ấn phẩm truyền thông (tờ gấp “Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện”, “Lợi ích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, BHYT”, “Những điều cần biết về bảo hiểm y tế hộ gia đình”). Qua đó, tiếp cận, truyền thông, vận động trực tiếp khoảng 151.213 người dân.
Hiệu quả mang lại là chỉ riêng ngày 10/7, cơ quan BHXH các cấp đã phát triển được 56.572 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, trong đó số người tham gia BHXH tự nguyện là 15.427 người, số người tham gia BHYT hộ gia đình là 41.145 người.
Thông qua Lễ ra quân đã phát huy vai trò của cơ quan BHXH, Bưu điện và hệ thống tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT các cấp trong việc kết hợp đa dạng các hình thức truyền thông: truyền thông lưu động; tư vấn trực tiếp tại các chợ trung tâm, khu dân cư, các hộ gia đình; tổ chức các hội nghị tư vấn chính sách trực tiếp tại địa bàn đông dân cư…
Quá trình diễn ra sự kiện đảm bảo an toàn về người và phương tiện trên các tuyến đường diễu hành, thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch COVID-19. Đây là minh chứng rõ nét, cho thấy hiệu quả thực chất của hình thức truyền thông này, góp phần tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của chính sách BHXH, BHYT, tạo niềm tin sâu rộng trong Nhân dân vào chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.
Bac A Bank ra mắt giải pháp định danh điện tử - eKYC trên Mobile Banking
Từ ngày 13/7/2022, BAC A BANK chính thức triển khai eKYC - định danh khách hàng điện tử trên ứng dụng Mobile Banking. Giải pháp mới này cho phép khách hàng mở tài khoản, đăng ký dịch vụ 100% trực tuyến, giúp đơn giản hóa thủ tục, nâng cao bảo mật và tối ưu trải nghiệm người dùng.
Bac A Bank ra mắt giải pháp định danh điện tử - eKYC trên Mobile Banking |
Với eKYC (electronic Know Your Customer - giải pháp Định danh khách hàng điện tử), khách hàng chỉ mất ít phút cùng một chiếc smartphone kết nối Internet mà không cần đến trực tiếp điểm giao dịch, đã có thể dễ dàng đăng nhập và trải nghiệm vô vàn dịch vụ tiện ích trên ứng dụng BAC A BANK Mobile Banking mọi lúc, mọi nơi.
Thông qua giải pháp eKYC, khách hàng chỉ cần chụp ảnh giấy tờ tùy thân (Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân) và chụp ảnh khuôn mặt, hệ thống sẽ tự động xác minh và đối chiếu các trường thông tin để xác thực người dùng. Sau khi đăng ký thành công, hệ thống sẽ gửi Tên đăng nhập (user) và Mật khẩu (password) qua email hoặc SMS tới khách hàng.
Ngoài tính năng mở tài khoản thanh toán mà không cần duy trì số dư tối thiểu, với eKYC, khách hàng còn có thể đăng ký một loạt các dịch vụ ngân hàng thiết yếu qua BAC A BANK Mobile Banking, như dịch vụ Ngân hàng điện tử (Internet Banking/ Mobile Banking), dịch vụ SMS Banking, hay phát hành Thẻ ghi nợ nội địa BAC A BANK, Thẻ BAC A BANK - TH truemart.
Đặc biệt, nhân dịp này BAC A BANK cũng triển khai dịch vụ gửi tin thông báo OTT (Over The Top) thông qua ứng dụng BAC A BANK Mobile Banking tới khách hàng khi phát sinh giao dịch. Chỉ cần kết nối internet, khách hàng có thể nhận được thông báo (Notification) mọi lúc, mọi nơi mà không phụ thuộc vào sóng điện thoại, thậm chí ngay cả khi khách hàng ở nước ngoài. Với dịch vụ này, khách hàng dễ dàng nhận được thông báo biến động số dư tài khoản, giao dịch chi tiêu thẻ, các thông tin dịch vụ, các chương trình ưu đãi nổi bật và nhiều thông tin khác từ BAC A BANK hoàn toàn miễn phí.
Để mở tài khoản thanh toán và đăng ký các dịch vụ trực tuyến qua phương thức định danh điện tử eKYC, khách hàng chỉ cần tải hoặc cập nhật BAC A BANK Mobile Banking trên kho ứng dụng App Store hoặc CH Play, đồng thời chuẩn bị giấy tờ tùy thân và thực hiện theo hướng dẫn trên ứng dụng.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 14/7: Hơn 30.000 tỷ đồng nợ xấu niêm yết trên sàn giao dịch của VAMC
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Tử vi ngày 26/11/2024: Tuổi Tỵ năng lượng tích cực, tuổi Thìn tiến tới mục tiêu
-
AC Milan khởi đầu tệ nhất trong 4 năm qua tại Serie A
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 26/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Nhan sắc xinh đẹp cực Tây của chị gái ca sĩ Bảo Thy
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
- Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật sinh trắc học
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
PV Trans được dự báo có nhiều triển vọng sau khi mở rộng đội tàu mạnh mẽ