Tin ngân hàng ngày 16/3: Cá nhân có thể không được sở hữu quá 3% vốn ngân hàng

16:19 | 16/03/2023

|
NHNN tăng cấp công cụ bơm thanh khoản sau khi giảm lãi suất điều hành; VIB lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 35%; TPBank khuyến cáo cảnh giác, cẩn trọng với chiêu thức lừa đảo mới…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật
Tin ngân hàng ngày 15/3: Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hànhTin ngân hàng ngày 15/3: Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành
Tin ngân hàng ngày 14/3: Công khai 18 tài khoản của các đối tượng lừa đảoTin ngân hàng ngày 14/3: Công khai 18 tài khoản của các đối tượng lừa đảo

Cá nhân có thể không được sở hữu quá 3% vốn ngân hàng

Theo Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định, một cổ đông là cá nhân không được được sở hữu vượt quá 3% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (hiện là 5%), trong khi tỷ lệ sở hữu đối với cổ đông là tổ chức không quá 10% (quy định hiện tại là 15%). Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Tin ngân hàng ngày 16/3: Cá nhân có thể không được sở hữu quá 3% vốn ngân hàng
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc giảm những tỷ lệ trên giúp tăng cường tính đại chúng của ngân hàng, chống sở hữu chéo, chống thao túng, hạn chế việc chi phối và thâu tóm ngân hàng. Đồng thời ngăn lạm dụng quyền quản trị, chống lạm quyền cấp tín dụng và gia tăng tiếp cận vốn ngân hàng cho người dân.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân là thành viên hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bên cạnh đó, cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên hội đồng quản trị (hội đồng thành viên), thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

Mặt khác, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

NHNN tăng cấp công cụ bơm thanh khoản sau khi giảm lãi suất điều hành

Phiên giao dịch 15/3 chứng kiến diễn biến đáng chú ý trên thị trường mở khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quay trở lại chào thầu OMO kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 5,5%/năm. Dù chỉ có 1 thành viên tham gia và trúng thầu 562,48 tỷ đồng, song động thái này cho thấy định hướng cung ứng thanh khoản dài hạn hơn cho hệ thống ngân hàng của Nhà điều hành.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2022, NHNN sử dụng kỳ hạn 28 ngày cho các hợp đồng cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Trước đó, cơ quan này chỉ sử dụng các hợp đồng 7 ngày và 14 ngày để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng trong 2 tháng đầu năm, sau khi tạm dừng các hợp đồng kỳ hạn 91 ngày vào trung tuần tháng 12/2022.

Đi cùng với việc bơm thanh khoản dài hạn hơn, NHNN cũng tiếp tục dừng phát hành tín phiếu hút thanh khoản. Trong khi có tới 22.700 tỷ đồng tín phiếu phát hành trước đó đáo hạn.

Sau khi trừ lượng OMO đáo hạn, NHNN đã bơm ròng vào hệ thống ngân hàng 18.940 tỷ đồng trong phiên giao dịch 15/3, đánh dấu phiên bơm ròng mạnh nhất kể từ đầu tháng 2.

Các diễn biến mới trên thị trường mở xuất hiện sau khi NHNN quyết định giảm 1 điểm % một số loại lãi suất điều hành và giảm 0,5 điểm % đối với lãi suất cho vay ngắn hạn bằng nội tệ đối với một số lĩnh vực ưu tiên từ ngày 15/3.

Theo giới phân tích, động thái này đánh dấu bước thay đổi chính sách tiền tệ, từ thận trọng sang linh hoạt, nới lỏng một phần. Việc giảm lãi suất sẽ hỗ trợ các TCTD trong việc tiếp cận vốn từ NHNN qua các công cụ như cho vay tái chiết khấu, cho vay liên ngân hàng; qua đó, giúp các TCTD có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Theo ông Trần Ngọc Báu - CEO Wigroup, việc giảm lãi suất chính sách có phần đón đầu và dứt khoát này thể hiện NHNN đã chính thức xác nhận việc bắt đầu quay trở lại với xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên không gian giảm lãi suất tiếp tục của NHNN là không nhiều bởi trước đó Việt Nam đã duy trì một nền lãi suất rất thấp và mới chỉ tăng 2% trong đợt tăng lãi suất vừa qua.

Ông Báu cũng dự báo, với bối cảnh thanh khoản như hiện tại, xu hướng giảm sẽ vẫn tiếp tục, kỳ vọng đến giữa năm 2023 lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các NHTM cổ phần lớn có thể về quanh mức 7-7,2%/năm.

VIB lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 35%

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 15/3, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 20,36%, đạt 25.368 tỷ đồng. Đại hội đồng cổ đông cũng đồng thuận với kế hoạch chia 35% cổ tức với mức tối đa 15% cổ tức tiền mặt, 20% cổ phiếu thưởng.

Trong giai đoạn tiếp theo, VIB đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, tiên phong về nền tảng quản trị vững mạnh, dẫn đầu về số hóa và nhất quán với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chất lượng và quy mô tại Việt Nam. Ngân hàng đặt mục tiêu thu hút 10 triệu khách hàng đến năm 2026, lợi nhuận tăng trưởng kép 20% - 30% giai đoạn 2022-2026.

Để đạt được các mục tiêu kinh doanh năm 2023 và chiến lược cho giai đoạn chuyển đổi 2022 - 2026, Hội đồng quản trị VIB xác định 7 định hướng chiến lược gồm: Bộ sản phẩm toàn diện và vượt trội; Giải pháp sáng tạo, cá thể hóa cho khách hàng và đối tác; Công nghệ và ngân hàng số xuất sắc; Phát triển con người VIB; Thương hiệu hàng đầu; Đi đầu trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế; Quản trị rủi ro và tuân thủ vững mạnh.

Tại sự kiện, kế hoạch kinh doanh năm 2023 gồm tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ, huy động vốn và lợi nhuận cũng được thông qua. Trong đó, lợi nhuận trước thuế tăng 15,3%, đạt 12.200 tỷ đồng, tổng tài sản tăng 25% đạt 428.500 tỷ đồng. Huy động vốn dự kiến tăng 26,2%. Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Tại hội nghị, cổ đông đã bỏ phiếu bầu cử hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ IX (2023 - 2027). Trong đó, 5 thành viên hội đồng quản trị (có một thành viên độc lập) và 2 thành viên ban kiểm soát.

Theo báo cáo của hội đồng quản trị tại đại hội, trong 6 năm đầu của lộ trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB ghi nhận tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu. Lợi nhuận của nhà băng đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 57% một năm trong suốt giai đoạn qua, mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 30% nhiều năm liên tiếp.

TPBank khuyến cáo cảnh giác, cẩn trọng với chiêu thức lừa đảo mới

TPBank vừa có khuyến cáo gửi khách hàng đề nghị nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn mạo danh nhân viên ngân hàng, giả mạo con dấu và chữ ký của người đại diện để lập hồ sơ giả nhằm chào mời khách hàng vay tiền.

Tin ngân hàng ngày 16/3: Cá nhân có thể không được sở hữu quá 3% vốn ngân hàng
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Theo đó, kẻ gian mạo danh Ngân hàng TMCP Tiên phong (TPBank) bằng cách sử dụng tên gọi, logo, hình ảnh đại diện; giả mạo con dấu và chữ ký; giả mạo các yếu tố xác thực (dấu tích xanh/cam…) giống của TPBank hoặc số điện thoại có đầu số 1900 **** (dạng như tổng đài) để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Sau đó kẻ gian thực hiện các hành vi lừa đảo như sau: Yêu cầu khách hàng nộp các khoản phí làm hồ sơ, phí ứng trước khoản vay, phí kích hoạt tài khoản/khoản vay vào một tài khoản cá nhân nào đó; Chặn số điện thoại để khách hàng không liên lạc được.

Khuyến cáo của TPBank nêu rõ, trong mọi trường hợp, TPBank không yêu cầu khách hàng chuyển khoản/nộp tiền mặt để thu các loại phí như phí mở hồ sơ vay vốn, phí kích hoạt tài khoản hoặc khoản vay, phí điều chỉnh số tài khoản sai… cho bất cứ cá nhân nào kể cả nhân viên TPBank, do vậy, nếu nhận được yêu cầu này, TUYỆT ĐỐI KHÔNG làm theo yêu cầu của kẻ gian.

TPBank đồng thời lưu ý khách hàng một số cách nhận diện tài khoản/địa chỉ chính thức của ngân hàng như sau:

Website của TPBank được nhận diện như sau: https://tpb.vn hoặc https://*.tpb.vn/ và được đánh dấu an toàn bằng hình ổ khoá bên cạnh. Trong đó, (*) chỉ gồm các ký tự từ a đến z, không bao gồm các ký tự đặc biệt khác.

Tài khoản mạng xã hội của TPBank là các tài khoản có dấu hiệu xác thực:

Facebook: TPBank (có dấu tích xanh ở bên phải); Zalo: TPBank (có dấu tích cam); Tiktok: @tpbankofficial (có dấu tích xanh)

Email đến từ TPBank luôn có đuôi ***@tpb.com.vn

Các số tổng đài, điện thoại chính thức mà TPBank liên lạc với khách hàng: 1900 6036/1900/585885/+84 2437 683 683

Nguồn:Tin ngân hàng ngày 16/3: Cá nhân có thể không được sở hữu quá 3% vốn ngân hàng

Huy Tùng

kinhtexaydung.petrotimes.vn