Tin ngân hàng ngày 21/7: NHNN giảm quy mô hút tiền, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh
Tin ngân hàng ngày 20/7: Khuyến cáo cảnh giác với các cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng |
Tin ngân hàng ngày 19/7: VPBank dự chi 585 tỷ đồng thâu tóm bảo hiểm OPES |
Ngân hàng Nhà nước giảm quy mô hút tiền, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh
Ngày 20/7, thị trường ghi nhận phiên nối tiếp Ngân hàng Nhà nước chỉ phát hành tín phiếu duy nhất kỳ hạn 56 ngày, lãi suất 2,3% và chỉ với 7.000 tỷ đồng khối lượng trúng thầu.
Ngân hàng Nhà nước giảm quy mô hút tiền, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh |
Như vậy, quy mô hút bớt tiền về qua từng phiên đã thu hẹp về quanh 7.000 đồng/phiên gần đây thay vì lên tới 15.000 - 20.000 tỷ đồng/phiên trước đó. Số thành viên tham gia mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước cũng hạn chế hẳn, như ngày 20/7 chỉ có 1 thành viên. Có thể việc kéo dài kỳ hạn từ 14 ngày phổ biến trước đó lên 28 rồi 56 ngày đã thu hẹp nhu cầu tham gia gửi bớt tiền về Ngân hàng Nhà nước qua kênh này, bên cạnh tính hấp dẫn của lãi suất.
Đó là những diễn biến mới sau khi Ngân hàng Nhà nước trở lại phát hành tín phiếu hút bớt lượng tiền khá lớn khỏi hệ thống (bên cạnh kênh hút bớt VND qua bán ra ngoại tệ bình ổn tỷ giá). Cập nhật đến ngày 19/7, khối lượng tín phiếu lưu hành chỉ còn 159.269 tỷ đồng thay vì hơn 170.000 tỷ đồng trước đó; đồng nghĩa các lượng tiền hút về trước đó lần lượt đáo hạn trở lại thị trường.
Sau khi Nhà điều hành cấp tập hút bớt tiền về, lãi suất VND liên tục tăng nhanh trên thị trường liên ngân hàng. Tạm chững cuối tuần qua, lãi suất trên thị trường nay đã liên tiếp tăng cao những phiên gần đây. Điển hình như lãi suất VND qua đêm, sau khi chững quanh 0,7-0,8%, đầu tuần này và đến sáng nay đã liên tiếp vượt mốc 1% và lên 1,4%/năm.
Quý II/2022, NCB giữ đà tăng trưởng ổn định
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa công bố báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất quý II/2022.
Kết thúc quý II/2022, tăng trưởng tín dụng của NCB tăng 6,5% so với đầu năm. Thực hiện theo tinh thần của chỉ thị 01/2022/CT-NHNN, NCB định hướng phát triển khách hàng trong các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 như: cho vay lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao…; hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán. Đồng thời tìm kiếm, phát triển các khách hàng doanh nghiệp có dòng tiền ổn định, có nguồn CASA và sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán, quản lý dòng tiền. Ngoài ra, NCB cũng đã đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất gần 300 tỷ đồng đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong 2 năm 2022-2023 theo chỉ đạo của NHNN về chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.
Trước đó, ngày 18/6/2022, NCB đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2022 (ĐHĐCĐ). ĐHĐCĐ đã thông qua các nghị quyết, bao gồm Kế hoạch Kinh doanh năm 2022. Đặc biệt, các cổ đông của NCB đồng thuận cao với kế hoạch giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái cơ cấu đồng thời hỗ trợ đà tăng trưởng của Ngân hàng như đã đề ra trong chiến lược 2021-2025. Kế hoạch kinh doanh năm 2022 cũng được trình bày trong cuộc họp, khẳng định Ngân hàng ở vị thế tốt để tham gia sâu rộng vào sự phục hồi kinh tế khi Việt Nam dần thoát khỏi đại dịch.
Năm 2022, Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 608 tỷ đồng; Tổng tài sản tăng lên mức hơn 78 nghìn tỷ đồng; Tín dụng của Ngân hàng được dự kiến tăng trưởng trong mức quy định của NHNN. NCB cũng đặt kế hoạch tập trung thu hồi, xử lý nợ xấu, mục tiêu thu hồi đúng như kế hoạch tại Phương án cơ cấu lại; tái cấu trúc toàn diện chất lượng tài sản; tăng cường công tác giám sát, quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Agribank chi hơn 200 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội
Trong Quý I năm 2022, Agribank đã dành hơn 120 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, tập trung vào các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tài trợ giáo dục, y tế, xây dựng nhà tình nghĩa nhân dịp đón Xuân Nhâm Dần, đồng bào vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn...
Trong Quý II, Agribank tiếp tục dành hơn 100 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, bao gồm: lĩnh vực giáo dục gần 20 tỷ đồng; lĩnh vực y tế hơn 10 tỷ đồng; tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, nhà đại đoàn kết hơn 56 tỷ đồng; tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai và cho mục đích khác hơn 15 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2022, Agribank sẽ dành khoảng 600 tỷ đồng để triển khai các hoạt động an sinh xã hội trên khắp các tỉnh, thành cả nước.
Bên cạnh các hoạt động an sinh xã hội, Agribank sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ khách hàng và người dân vượt khó. Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các gói lãi suất ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp, ngay những ngày đầu quý I/2022, Agribank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn quy mô 30.000 tỷ đồng. Lũy kế đến 31/5/2022, số dư nợ tại Agribank bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là 259.213 tỷ đồng; Đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 44.990 khách hàng với dư nợ 171.054 tỷ đồng; Miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.625 khách hàng với dư nợ 12.806 tỷ đồng; Cho vay mới với doanh số 498.483 tỷ đồng, dư nợ 146.467 tỷ đồng, với 241.486 khách hàng còn dư nợ.
Trước đó, năm 2021, Agribank cũng là ngân hàng tiên phong giảm lợi nhuận trong việc điều chỉnh giảm lãi suất, phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 và hoạt động an sinh xã hội về giáo dục, y tế, hỗ trợ phòng chống COVID-19 với tổng giá trị hơn 7.000 tỷ đồng.
Với những đóng góp tích cực cùng ngành ngân hàng góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong nhiều năm qua, Agribank được ghi nhận là Ngân hàng vì cộng đồng; Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới; Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và phát triển cộng đồng.
6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế tại VIB đạt hơn 5.000 tỷ
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế (VIB) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022, theo đó lợi nhuận trước thuế tại ngân hàng đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ.
6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế tại VIB đạt hơn 5.000 tỷ |
Ngoài ra, tổng thu nhập hoạt động tại ngân hàng đạt hơn 8.700 tỷ đồng, với thu nhập lãi thuần đạt 7.200 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Nguồn thu nhập ngoài lãi đạt hơn 1.500 tỷ đồng, đóng góp hơn 18% vào tổng thu nhập hoạt động.
Ngân hàng cho biết, chi phí hoạt động được kiểm soát tốt nhờ mô hình vận hành tối ưu, cấu trúc tổ chức phẳng, gọn, song song với các chương trình tự động hóa quy trình, tăng cường giao dịch ngân hàng số và tiết kiệm chi phí.
Hết 6 tháng, chi phí hoạt động của VIB đạt khoảng 3.000 tỷ đồng, chỉ tăng 9% so với cùng kỳ. Hệ số chi phí/doanh thu (CIR) của ngân hàng giảm về mức 34%, thể hiện hiệu quả quản trị chi phí ở nhóm đầu ngành.
Ngoài ra, nửa năm qua, chi phí dự phòng tại VIB ở mức 750 tỷ đồng, tỷ lệ chi phí tín dụng trên dư nợ tín dụng được quản trị ở mức 0,7%. Mức tỷ lệ chi phí tín dụng này được ngân hàng duy trì trong suốt hơn 5 năm qua, thấp hơn so với trung bình ngành 1,2%-1,5%.
Tính đến hết ngày 30/6, tổng tài sản của VIB đạt gần 350.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cuối năm 2021 và tăng 26% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trên 224.000 tỷ đồng, tăng trưởng 9,7%, với 90% danh mục tín dụng là cho vay bán lẻ và 93% khoản vay bán lẻ đều có tài sản đảm bảo. Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, huy động từ các định chế quốc tế IFC, ADB đạt 265.000 tỷ đồng, tăng 11,8% so với cuối năm 2021.
Các chỉ số an toàn được quản trị ở mức tối ưu, trong đó hệ số CAR Basel II ở mức 11,5% (quy định trên 8%), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 29% (quy định dưới 37%), hệ số cho vay trên tổng tiền gửi ở mức 70% (quy định dưới 85%). Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức dưới 1,8%. Hệ số nguồn vốn ổn định ròng (NSFR) theo Basel III đạt trên 110% (chuẩn Basel III quy định tối thiểu 100%).
Trong tháng 6 vừa qua, VIB đã ghi nhận cột mốc hơn nửa triệu thẻ tín dụng trên thị trường. Nhà băng cũng đang đứng đầu về tốc độ tăng trưởng tín dụng Mastercard, chiếm gần 35% tổng doanh số chi tiêu thẻ Mastercard tại Việt Nam và đứng thứ 2 về tổng chi tiêu thẻ tín dụng.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 21/7: NHNN giảm quy mô hút tiền, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
PV Trans được dự báo có nhiều triển vọng sau khi mở rộng đội tàu mạnh mẽ