Tin ngân hàng ngày 26/7: Nợ xấu của ABBank gần 1.790 tỷ đồng, tăng 10,7%
Tin ngân hàng ngày 25/7: Người dân bị lừa đảo, đánh cắp hàng trăm tỷ đồng |
Tin ngân hàng ngày 23/7: Vietbank phát hành trái phiếu ra công chúng |
Nợ xấu của ABBank gần 1.790 tỷ đồng, tăng 10,7%
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 với nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần gần 976 tỷ đồng, tăng gần 32% so cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng nợ xấu của ABBank lại tăng thêm gần 11%. Thế nhưng, ngân hàng chỉ có số dư dự phòng rủi ro tín dụng 300 tỷ đồng, trong khi nợ xấu là 1.788 tỷ đồng, đặc biệt nợ xấu nhóm 5 là 1.038 tỷ đồng (cao hơn gần 3,5 lần).
Nợ xấu của ABBank gần 1.790 tỷ đồng, tăng 10,7%/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Bên cạnh đó các khoản thu ngoài lãi như hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối hay hoạt động khác đều tăng trưởng khá khi lần lượt chiếm 86 tỷ, 486 tỷ và 217 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm cuối tháng 6/2022, số nợ xấu tuyệt đối của ABBank là hơn 1.788 tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng dư nợ, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Nợ xấu tăng có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu đến từ việc nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng hơn 20% so với cùng kỳ và chiếm tới 58% tổng nợ xấu (1.038 tỷ đồng).
Theo báo cáo kết quả kinh doanh kỳ này, ABBank có tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt 1.305 tỷ đồng. Số lãi này chỉ cao hơn một chút so với nợ nhóm 5 và thấp hơn nợ xấu.
Đáng chú ý, trong khi nợ xấu tăng lên thì dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng lại giảm hơn 41%. Trong kỳ ngân hàng trích lập được hơn 873 tỷ đồng nhưng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ hơn 784 tỷ đồng. Số dư cuối kỳ còn lại hơn 300 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản của ABBank tăng thêm hơn 10.300 tỷ lên 131.320 tỷ đồng. Trong đó, chứng khoán kinh doanh bất ngờ lao dốc 95% xuống còn 264 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch sáng 25/7, cổ phiếu ABB đang ở mức 10.900 điểm, giảm 1,8% so với phiên giao dịch trước đó.
SCB triển khai tính năng “rút vốn một phần trước hạn”
Từ ngày 01/08/2022, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) chính thức ra mắt tính năng “Rút vốn một phần trước hạn”, thực hiện quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 04/2022/TT-NHNN.
Nhằm đảm bảo tối ưu hóa quyền lợi của khách hàng theo chính sách mới, từ ngày 01/08/2022, SCB chính thức ra mắt tính năng "Rút vốn một phần trước hạn" đối với các sản phẩm Tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân, áp dụng cho sản phẩm Tiết kiệm Phát Lộc Tài, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thông thường và Tiền gửi có kỳ hạn dành cho khách hàng cá nhân.
Trước đây, khi có nhu cầu vốn trước hạn, khách hàng phải thực hiện rút vốn toàn bộ. Theo đó khoản tiền gửi này của khách hàng sẽ tính lãi suất không kỳ hạn, dẫn đến giảm bớt một khoản lợi nhuận đáng kể.
Với tính năng "Rút vốn một phần trước hạn" được triển khai từ ngày 01/08/2022 tại SCB, khoản lợi nhuận này của khách hàng sẽ được bảo toàn một cách tối đa. Cụ thể, phần vốn rút trước hạn sẽ được áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn thấp nhất do SCB công bố tại thời điểm rút. Phần số dư còn lại sẽ tiếp tục được hưởng lãi suất như đã cam kết tại thời điểm khách hàng tham gia và phải đảm bảo không thấp hơn mức quy định tối thiểu khi mở Tài khoản Tiền gửi.
Đối với các Tài khoản Tiền gửi tham gia trước ngày tính năng "Rút vốn một phần trước hạn" có hiệu lực thi hành, SCB và khách hàng sẽ tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết cho đến ngày hết hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi.
Trên thực tế, không ít trường hợp khách hàng như chị Tuyết Hồng vì có việc gấp nên buộc phải rút vốn, hoặc phải cầm cố sổ để vay lại ngân hàng. Việc bổ sung tính năng "Rút vốn một phần trước hạn" của SCB sẽ giúp khách hàng tham gia sản phẩm Tiền gửi có thể tối đa hóa lợi nhuận một cách cao nhất, thêm chủ động trong việc hoạch định tài chính cho bản thân và gia đình.
LienVietPostBank nhận giải thưởng Nhà tạo lập thị trường của VBMA năm 2021
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa được vinh danh ở vị trí cao nhất đối với cả 02 hạng mục giải thưởng cho nhà tạo lập thị trường Giao dịch FX Swap năm 2021 do Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) trao tặng
Lễ vinh danh các nhà tạo lập thị trường Giao dịch Trái phiếu Chính phủ và Giao dịch FX Swap xuất sắc - "VBMA’ Best Bond, FX Swap Awards 2021" diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thường niên VBMA 2022 được tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 24/06/2022. Sau 2 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19, sự kiện năm nay có sự quan tâm và tham gia đông đảo của hàng trăm Định chế tài chính trong và ngoài nước như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư,…
Đây là những giải thưởng danh giá để ghi nhận sự đóng góp của các Nhà tạo lập thị trường FX Swap nói riêng và thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung. Thoả thuận tạo lập thị trường cho Giao dịch FX Swap sẽ hỗ trợ thị trường tài chính Việt Nam trong việc đưa ra giá giao dịch chính xác của thị trường và sử dụng để xác định Đường cong Lãi suất Tiêu chuẩn. Việc triển khai Thoả thuận tạo lập thị trường cho Giao dịch FX Swap là bước phát triển cần thiết để định giá các sản phẩm phái sinh lãi suất như IRS, CCS... nhờ đó thị trường giao dịch các sản phẩm phái sinh về lãi suất sẽ đa dạng và hoàn thiện hơn.
Với vị trí quán quân đối với cả 02 giải thưởng cho Nhà tạo lập thị trường FX Swap năm 2021 của VBMA, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tiếp tục khẳng định được vị thế và uy tín của Ngân hàng trên thị trường ngoại hối và thị trường tài chính Việt Nam. Trong thời gian tới, dựa trên nền tảng mạng lưới và năng lực tài chính vững chắc, LienVietPostBank sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đi đôi với với việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn nhu cầu của Khách hàng với tầm nhìn "Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam".
Tổng dư nợ VIB lên tới hơn 312.562 tỷ đồng
Theo Báo cáo tài chính riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cho thấy, tổng dư nợ tại VIB lên tới hơn 312.562 tỷ đồng. Trong đó, nợ nghi ngờ của VIB là 2.125 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn hơn 2.215 tỷ đồng.
Tổng dư nợ VIB lên tới hơn 312.562 tỷ đồng/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.000 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản của VIB đạt gần 350.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cuối năm 2021 và tăng 26% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng trên 224.000 tỷ đồng, tăng trưởng 9,7%, với 90% danh mục tín dụng là cho vay bán lẻ và 93% khoản vay bán lẻ đều có tài sản đảm bảo. Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, huy động từ các định chế quốc tế IFC, ADB đạt 265.000 tỷ, tăng 11,8% so với cuối năm 2021.
Đáng chú ý, VIB ghi nhận lỗ 168 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối. Năm ngoái, 6 tháng ngân hàng báo lãi gần 99 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán đầu tư, còn năm nay báo lỗ gần 13 tỷ đồng cho khoản mục này.
Theo Báo cáo tài chính, nợ xấu VIB chiếm 1,74% tổng dư nợ, thấp hơn một chút so với thời điểm 31/12/2021 (1,75%).
Tổng dư nợ VIB hơn 312.562 tỷ đồng bao gồm: cho vay khách hàng, mua nợ, chứng khoán đầu tư, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác. Trong đó, nợ nghi ngờ của VIB là 2.125 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn hơn 2.215 tỷ đồng.
Nợ xấu tăng lên buộc ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro để xử lý. Song, mức trích lập đến thời điểm ngày 30/6 năm nay là 2.934 tỷ đồng, chỉ tăng 22,25% so với cuối năm ngoái.
Đóng cửa phiên giao dịch sáng ngày 25/7, cố phiếu VIB đang ở mức 25.750 đồng/cổ phiếu.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 26/7: Nợ xấu của ABBank gần 1.790 tỷ đồng, tăng 10,7%
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Tin Ngân hàng
- Tin ngân hàng ngày 26/7
- Nợ xấu của ABBank gần 1.790 tỷ đồng
- SCB triển khai tính năng “rút vốn một phần trước hạn”
- LienVietPostBank nhận giải thưởng Nhà tạo lập thị trường của VBMA năm 2021
- Tổng dư nợ VIB
- https://kenhhot.vn/
- https://dulich.petrotimes.vn/
- https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
- PetroTimes
-
'Gái hư của Hollywood' lấy lại vẻ đẹp huyền thoại sau những bê bối đình đám
-
Á hậu Bùi Khánh Linh diện đầm táo bạo tại Miss Intercontinental 2024
-
Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn "nhanh như chợp" của Erling Haaland
-
NSƯT Quyền Văn Minh tái ngộ khán giả
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin kém vui từ đối thủ Hàn Quốc
-
Quang Hải đón vinh dự đặc biệt ở đội tuyển Việt Nam?
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
- Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật sinh trắc học
- Từ hôm nay 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học
- Danh sách 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần này, cao nhất 9,5%/năm
- 19 ngân hàng "rủ nhau" tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu "hời" nhất?
- Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng
- Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào nhận cổ tức cao?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50
-
Phạm Thanh Thảo phủ nhận tin đồn là vợ cũ của chồng Khánh Vân