Tin ngân hàng ngày 29/1: Năm 2021, các ngân hàng bán gần 21.000 tỷ đồng nợ xấu sang VAMC

09:36 | 29/01/2022

|
Năm 2021, SeABank lợi nhuận trước thuế đạt 3.268 tỷ đồng; VPBank báo lãi gần 38 nghìn tỷ đồng trong năm 2021…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật
Tin ngân hàng ngày 28/1: Năm 2021, HDBank báo lãi 8.070 tỷ đồng, tăng trưởng 39%Tin ngân hàng ngày 28/1: Năm 2021, HDBank báo lãi 8.070 tỷ đồng, tăng trưởng 39%
Tin ngân hàng ngày 27/1/2022: Quý 4/2021, lợi nhuận OCB sau thuế đạt 1.400 tỷ đồng, giảm 8,3% so với cùng kỳ 2020Tin ngân hàng ngày 27/1/2022: Quý 4/2021, lợi nhuận OCB sau thuế đạt 1.400 tỷ đồng, giảm 8,3% so với cùng kỳ 2020

Năm 2021, các ngân hàng bán gần 21.000 tỷ đồng nợ xấu sang VAMC

Theo thông tin tại Hội nghị, năm 2021, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) đạt 20.999 tỷ đồng giá mua nợ, tăng 43,35% so với năm 2020.

Tin ngân hàng ngày 29/1:  Năm 2021, các ngân hàng bán gần 21.000 tỷ đồng nợ xấu sang VAMC
Năm 2021, các ngân hàng bán gần 21.000 tỷ đồng nợ xấu sang VAMC

5 tháng đầu năm 2021, VAMC đã mua nợ theo giá trị thị trường (GTTT) với tổng giá mua đạt 1.922 tỷ đồng. Hai tháng cuối năm khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động của xã hội đã cơ bản trở lại bình thường, VAMC đã khẩn trương triển khai các giao dịch và mua nợ theo GTTT được 194 tỷ đồng, đưa tổng giá trị mua nợ theo GTTT năm 2021 đạt 2.116 tỷ đồng, hoàn thành hơn 88% kế hoạch được giao và tăng hơn 40% so với năm 2020.

VAMC đã hoàn thành 100% chỉ tiêu mua nợ bằng TPĐB, hoàn thành 88% kế hoạch mua nợ theo GTTT và ước đạt 83% kế hoạch xử lý nợ được NHNN giao.

Ngoài ra, 100% các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của VAMC năm 2021 hoàn thành vượt kế hoạch và tăng trưởng so với năm 2020, cụ thể: chỉ tiêu doanh thu tăng 9,06% kế hoạch (tăng 99% so với năm 2020); chỉ tiêu lợi nhuận vượt 21,7% kế hoạch (tăng 36% so với năm 2020) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vượt 20% kế hoạch.

Năm 2021, với nhiều biện pháp như tổ chức đấu giá bán khoản nợ/TSĐB của khoản nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ, cơ cấu lại nợ cho các khách hàng có triển vọng phục hồi và ý thức trả nợ tốt, bán khoản nợ/TSĐB của khoản nợ theo hình thức thỏa thuận sau khi mua hoặc đã đấu giá nhiều lần không thành…VAMC đã xử lý, thu hồi được 2.960 tỷ đồng từ các khoản nợ đã mua theo GTTT, trong đó dư nợ gốc là 2.632 tỷ đồng, tăng 127% so với năm 2020.

Năm 2021, SeABank lợi nhuận trước thuế đạt 3.268 tỷ đồng

Mới đây, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với lợi nhuận trước thuế đạt 3.268 tỷ đồng, tăng trưởng 89% so với năm 2020.

Bên cạnh đó, tổng số tiền lãi SeABank đã giảm cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là 287 tỷ đồng, đạt 552% so với cam kết.

Những thành công của SeABank đạt được trong năm 2021 chính nhờ sự chuyển hướng linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa nguồn thu, tích cực phát triển mạnh công nghệ số nhằm thích ứng kịp thời đại, từ đó gia tăng trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản của SeABank tăng 31.456 tỷ đồng so với năm 2020, đạt 211.663 tỷ đồng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đạt 129.800 tỷ đồng. Tổng huy động vốn từ khách hàng đạt 128.838 tỷ đồng.

Tổng thu nhập hoạt động đạt 7.036 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với năm 2020. Về lợi nhuận trước thuế, nhờ đa dạng hóa các nguồn thu và quản trị tốt hiệu quả hoạt động SeABank đã đạt 3.268 tỷ đồng, vượt 135% kế hoạch đã đề ra.

Bằng việc điều hướng linh hoạt các hoạt động kinh doanh, tổng thu thuần ngoài lãi của SeABank năm 2021 đạt 1.850 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,3% trên tổng doanh thu.

Mức tăng trưởng này đạt được thông qua các hoạt động tự doanh, phát hành chứng khoán, lợi nhuận hoa hồng bán bảo hiểm, phí dịch vụ và đặc biệt thông qua các sản phẩm, dịch vụ tài chính thực hiện trên nền tảng công nghệ số hiện đại, tiêu biểu là ứng dụng ngân hàng số SeAMobile.

Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm mạnh xuống 36% và tỷ lệ nợ xấu (NPL) tiếp tục giảm ở mức 1,65%. Hệ số an toàn vốn (CAR) đạt 11,64%, cao hơn mức 8% mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu và đạt theo tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn của thế giới.

VPBank báo lãi gần 38 nghìn tỷ đồng trong năm 2021

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với lợi nhuận trước thuế riêng lẻ cả năm 2021 đạt tới 37.963 tỷ đồng, cao gấp 4 lần năm trước đó. Với con số này, VPBank là ngân hàng có lợi nhuận riêng lẻ cao nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam, bỏ xa các ''ông lớn'' trong ngành như Vietcombank, BIDV hay VietinBank.

Tin ngân hàng ngày 29/1:  Năm 2021, các ngân hàng bán gần 21.000 tỷ đồng nợ xấu sang VAMC
VPBank báo lãi gần 38 nghìn tỷ đồng trong năm 2021

Động lực chính giúp lợi nhuận riêng lẻ ngân hàng mẹ tăng phi mã đến từ thương vụ bán 50% vốn tại FE Credit.

Cụ thể, hoạt động đầu tư và thoái vốn tại công con trong năm qua đóng góp 24.000 tỷ đồng lợi nhuận. Trong đó, riêng thương vụ chuyển nhượng vốn tại FE Credit, thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực tài chính Việt Nam là 20.352 tỷ đồng.

Trong khi đó, trên báo cáo tài chính hợp nhất, lợi nhuận trước thuế lũy kế cả năm chỉ đạt 14.580 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và đạt 88% kế hoạch năm.

Lợi nhuận riêng lẻ cao hơn nhiều lợi nhuận hợp nhất là do VPBank vẫn nắm 50% vốn tại FE Credit. Do đó, trong báo cáo hợp nhất không được hạch toán số tiền thoái vốn vào lợi nhuận. Số tiền này chỉ được phép hạch toán làm tăng vốn chủ sở hữu trong báo cáo hợp nhất.

Theo đó, tính đến cuối tháng 12/2021, vốn chủ sở hữu của VPBank đạt gần 86.500 tỷ đồng, tăng 64% so với cuối năm trước và bỏ xa các ngân hàng trong nhóm cổ phần như Techcombank, MB và SHB.

Bên cạnh hoạt động thoái vốn, các mảng kinh doanh chính tại ngân hàng mẹ VPBank cũng diễn biến tích cực trong năm 2021. Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng 29,4% mang về 19.381 tỷ đồng nhờ tăng trưởng tín đạt tới 20,2% trong năm qua, cao hơn nhiều so với mức 13% trung bình toàn ngành. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 19% đạt gần 3.653 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lãi thuần từ chứng khoán đầu tư tăng đột biến lên gần 3.151 tỷ, gấp 2,7 lần năm 2020. Các hoạt động kinh doanh khác tạo ra xấp xỉ 1.770 tỷ đồng, tăng gần 17%.

Đến cuối năm 2020, tổng tài sản ngân hàng mẹ VPBank ở mức hơn 484.442 tỷ đồng, tăng 34,5% so với hồi đầu năm. Dư nợ cho vay tăng 26,7% lên gần 279.870 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 4,1% đạt 239.129 tỷ đồng.

Nguồn: Tin ngân hàng ngày 29/1: Năm 2021, các ngân hàng bán gần 21.000 tỷ đồng nợ xấu sang VAMC

Huy Tùng

kinhtexaydung.petrotimes.vn