Tin ngân hàng nổi bật tuần qua: Các tổ chức tín dụng không “áp” chỉ tiêu bán bảo hiểm với nhân viên
Tin ngân hàng ngày 25/2: TP HCM tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp |
Tin ngân hàng ngày 24/2: Lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh |
Các tổ chức tín dụng không “áp” chỉ tiêu bán bảo hiểm với nhân viên
Tại Hội nghị về hoạt động đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng tổ chức ngày 24/2, Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thường xuyên có văn bản chỉ đạo các TCTD nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Tuy nhiên, gần đây, một số phương tiện truyền thông đại chúng có phản ánh về việc tổ chức tín dụng (TCTD) “ép” khách hàng mua bảo hiểm. Trước thông tin này, NHNN đã chỉ đạo các TCTD khẩn trương rà soát, nghiêm túc chấn chỉnh hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn bộ hệ thống.
NHNN cũng đã thiết lập đường dây nóng để nắm bắt và kịp thời xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD.
Nhằm góp phần đảm bảo hoạt động đại lý bảo hiểm của các TCTD được thực hiện an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật, mang đến giá trị gia tăng cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp, Phó Thống đốc yêu cầu các TCTD nghiêm túc chấp hành các quy định tại Luật các TCTD, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác về hoạt động đại lý bảo hiểm.
Theo đó, các TCTD cung cấp thông tin về sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm... đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm và giải thích rõ ràng, đầy đủ về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
Giải thích cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm được phân phối thông qua TCTD không phải là sản phẩm của TCTD; Không được tự ý kê khai thông tin cho bên mua bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm; nghiêm cấm hành vi “ép” khách hàng mua bảo hiểm dưới mọi hình thức.
Các TCTD tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống để phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi “ép”, gắn việc mua sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Tiếp tục rà soát, cập nhật các văn bản quy định nội bộ về hoạt động đại lý bảo hiểm, đảm bảo tuân thủ pháp luật, trong đó quy định chế tài xử lý đối với những trường hợp vi phạm quy định nội bộ, quy định pháp luật liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm.
BHXH cảnh báo về việc mạo danh cơ quan thực hiện các dịch vụ hỗ trợ nhận trợ cấp
Mới đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) nhận được thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương về việc có một số đối tượng giả danh Fanpage Facebook của BHXH Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Cụ thể, ngày 06/02/2023, do cần rút tiền BHXH trước thời hạn nên chị Nguyễn Thị V. sinh năm 1992 trú tại tỉnh Hải Dương có sử dụng tài khoản Facebook “Nguyễn V.” để bình luận vào một bài viết trên trang Fanpage Facebook có tên “Bảo hiểm xã hội” và được hướng dẫn liên hệ trực tiếp với bộ phận tiếp nhận hồ sơ có tên Facebook là “Nhàn Thanh”.
Sau khi liên hệ qua messenger cùng Nhàn Thanh thì chị V. được tư vấn và hướng dẫn: không mất tiền phí, chỉ cần làm hồ sơ để rút tiền và nộp số tiền 1.000.000 đồng/1 hồ sơ. Đến ngày 10/2 chị V. có nhờ Nhàn Thanh làm hộ 02 bộ hồ sơ để rút tiền cho chị và chồng của chị là anh Nguyễn Văn T. với tổng số tiền 2 vợ chồng được nhận sẽ là 202 triệu đồng. Sau đó, theo hướng dẫn của Nhàn Thanh, chị V. đã chuyển tổng số tiền trên 109 triệu đồng đến số tài khoản 1021007230, tên chủ tài khoản là LE NAM, thuộc ngân hàng SHB. Kết quả, chị V. vẫn chưa rút được tiền và không liên lạc được với Nhàn Thanh, nên đã trình báo về vụ việc với Cơ quan Công an. Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện tình trạng các Fanpage Facebook giả mạo cơ quan BHXH hoặc cán bộ cơ quan BHXH để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người dân, người lao động có thể báo ngay cho cơ quan Công an để được hỗ trợ xử lý hoặc thông báo cho cơ quan BHXH trên địa bàn để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Tổng đài hỗ trợ, chăm sóc khách hàng hotline: 1900.9068.
Nhiều ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi
Tiếp nối các tín hiệu hạ lãi suất của một số ngân hàng trong tuần trước, tuần qua có thêm nhiều ngân hàng phát đi tín hiệu giảm lãi suất cả đầu vào lẫn đầu ra, qua đó mở rộng quy mô giảm lãi suất.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã áp dụng biểu lãi suất mới và đồng loạt giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn. Hiện nay, lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn truyền thống cho tiền gửi tại quầy chỉ còn 5,5% với kỳ hạn 1 tháng, 5,7% với kỳ hạn 3 tháng. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng đã đưa ra mức lãi suất huy động mới, với lãi suất cao nhất tại ngân hàng này cũng chỉ còn ở mức khoảng 8,4%/năm.
Với đầu ra, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) vừa cho biết, đã tung gói ưu đãi 3.000 tỷ đồng, giảm lãi suất cho vay tối đa 1%/năm cho các khoản vay ngắn hạn phục vụ mục đích kinh doanh. Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) cũng đã hợp tác với Ford Việt Nam, chính thức triển khai chương trình ưu đãi, với lãi suất đặc biệt khi vay mua ô tô tiêu dùng. Theo đó, Ford sẽ tài trợ 3% lãi suất năm đầu tiên (quy đổi thành tiền mặt) cho khách hàng khi vay vốn tại Shinhan Finance.
Ngoài ra, có hàng loạt ngân hàng áp dụng lãi suất 9,5% cho kỳ hạn 12 tháng. Bên cạnh đó, còn có 14 ngân hàng khác niêm yết lãi suất cao nhất dành cho kỳ hạn 12 tháng từ 9% trở lên. 4 ngân hàng có vốn Nhà nước niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng thấp nhất ở mức 7,4%/năm. Đối với hình thức gửi tiền tại quầy và trên 8% đối với hình thức gửi tiền online.
So với giai đoạn cao điểm cuối năm ngoái, mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng đã giảm đáng kể. Song song với giảm lãi suất huy động, các ngân hàng cũng đã giảm lãi suất cho vay, nhưng thường chỉ hướng đến một nhóm khách hàng nhất định.
Tiền gửi thanh toán của dân cư tại ngân hàng liên tiếp giảm mạnh
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật dữ liệu mới nhất về tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân tại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD).
Theo đó, cập nhật đến hết quý III/2022, tổng số lượng tài khoản đạt gần 141,24 triệu tài khoản, tăng trưởng 6,1% so với cuối quý II/2022.
Tuy nhiên, tổng số dư trên tài khoản tới thời điểm này chỉ đạt gần 915,1 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 71 nghìn tỷ, tương đương 7,2% so với quý liền trước, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp trong 9 quý qua tiền gửi thanh toán của dân cư tại ngân hàng bị sụt giảm.
Đáng chú ý, với lượng tài khoản mở mới tăng lên nhưng số dư vẫn giảm mạnh như trên cho thấy "mức độ giảm kép" của diễn biến này.
Nhìn lại từ năm 2013 đến nay, chỉ có 7/38 quý ghi nhận tiền gửi thanh toán sụt giảm; trong đó, quý III/2022 là quý giảm mạnh nhất, xét về giá trị tuyệt đối.
Điều này khiến số dư bình quân trên mỗi tài khoản tiếp tục giảm mạnh xuống chỉ còn 6,48 triệu đồng, so với mức 7,41 triệu đồng cuối quý II/2022 và 8,27 triệu đồng cuối quý I/2022.
Một số thành viên ghi nhận tỷ lệ CASA trong năm giảm mạnh bao gồm KienLongBank giảm từ 15,5% xuống còn 4%, VietABank từ 11,9% xuống 4,1%, OCB giảm 4,8 điểm %...
Đáng chú ý, việc tỷ lệ CASA đi xuống không chỉ diễn ra ở các thành viên có quy mô vừa và nhỏ. Những nhà băng vốn luôn đứng đầu hệ thống trong việc thu hút nguồn vốn rẻ cũng ghi nhận lượng tiền gửi không kỳ hạn sụt giảm khá mạnh trong năm qua như Techcombank giảm mạnh 13,5 điểm %, MB giảm 7,6 điểm %, MSB giảm 4,7 điểm %,…
Có thể thấy, sau hơn hai năm trải qua đại dịch, nền kinh tế dù đã phần nào phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, lượng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp và người dân vì thế không còn được dồi dào như trước.
Bên cạnh đó, điều này cũng có thể được lý giải khi nhìn vào tính chất lỏng lẻo trong cơ cấu cân đối vốn cùng độ nhạy với mức độ thay đổi lãi suất của nguồn vốn, đặt trong bối cảnh lãi suất huy động tại Việt Nam tăng cao trở lại trong nửa sau năm 2022.
Ngân hàng rao bán loạt biệt thự, chung cư cao cấp, đất vàng để xử lý nợ
Nhiều ngân hàng như Agribank, VietinBank, Sacombank, BIDV… đồng loạt rao bán biệt thự ven biển, penthouse hay “đất vàng” tại Hà Nội và TP HCM để xử lý nợ xấu.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Agribank Chi nhánh An Phú thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là biệt thự tại địa chỉ 143 Bình Giã, phường 8, TP Vũng Tàu. Mảnh đất có diện tích gần 748m2 trong khi biệt thự có tổng diện tích sàn hơn 470m2. Bất động sản này được Agribank rao bán với gián khởi điểm là 39 tỷ đồng.
Mới đây, VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long cũng cho biết đang phối hợp cùng Chi cục Thi hành án dân sự quận Ba Đình, TP Hà Nội để phát mại tài sản bảo đảm thu hồi nợ theo hình thức bán đấu giá công khai. Cụ thể, tài sản bán đấu giá là quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán căn hộ giữa Công ty CP Tư vấn đầu tư và Đầu tư Việt Nam và Công ty TNHH Trường Minh.
Tài sản là căn hộ chung cư M3-SK04, tầng 44 và tầng 45 của tòa nhà M3 Vinhomes Metropolis (quận Ba Đình, TP Hà Nội). Diện tích sử dụng căn hộ theo hợp đồng mua bán căn hộ là 456,7 m2 (diện tích thực tế khi bàn giao căn hộ là 456,21 m2).
Theo VietinBank, căn hộ M3-SK04 là căn Sky Villa (biệt thự trên không) hướng Bắc Đông được bố trí thông tầng, bao gồm 5 phòng ngủ, 4 phòng WC và có bể bơi riêng. Trên các trang môi giới bất động sản, căn hộ này từng được rao với giá lên tới 105 tỷ đồng.
Giá khởi điểm mà VietinBank đưa ra là 59,35 tỷ đồng chưa bao gồm thuế VAT (nếu có) và có các khoản thuế, phí, lệ phí để làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng, sở hữu tài sản. Người đăng ký mua sẽ phải nộp số tiền đặt cọc 11,87 tỷ đồng.
Đầu tháng 1/2023, Sacombank tiếp tục rao bán nhiều sản phẩm thuộc Dự án Xi Grand Court có địa chỉ tại số 256-258 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP HCM. Cụ thể số tài sản rao bán gồm: 870m2 tại tầng 5 - giá khởi điểm 41 tỷ đồng; 13.258m2 diện tích sàn tầng hầm B1 có giá khởi điểm 220 tỷ đồng; 2.243,96m2 diện tích thương mại dịch vụ tầng 7 với giá khởi điểm 104 tỷ đồng; 9 căn hộ gồm nhiều mức diện tích khác nhau với tổng giá khởi điểm 77 tỷ đồng.
Nguồn:Tin ngân hàng nổi bật tuần qua: Các tổ chức tín dụng không “áp” chỉ tiêu bán bảo hiểm với nhân viên
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
- Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật sinh trắc học
- Từ hôm nay 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học
- Danh sách 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần này, cao nhất 9,5%/năm
- 19 ngân hàng "rủ nhau" tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu "hời" nhất?
- Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
Hoa hậu Khánh Vân tiếp tục tung ảnh cưới 'cực slay' ở Thái Lan