Tin nhanh ngân hàng ngày 20/12: Agribank thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

08:44 | 20/12/2021

|
Người lao động nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng nhiều quyền lợi; VPBank muốn điều chỉnh "room" ngoại từ 15% lên 17,5%...là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật
Tin nhanh ngân hàng ngày 19/12: Đầu năm 2022, SHB bầu thành viên  HĐQT mớiTin nhanh ngân hàng ngày 19/12: Đầu năm 2022, SHB bầu thành viên HĐQT mới
Tin nhanh ngân hàng ngày 18/12: Tỷ lệ rút tiền mặt qua ATM của người dân giảm mạnhTin nhanh ngân hàng ngày 18/12: Tỷ lệ rút tiền mặt qua ATM của người dân giảm mạnh

Agribank thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Agribank là ngân hàng dẫn đầu về số lượng khách hàng giao dịch thanh toán trên thị trường liên ngân hàng, trong đó đối tượng khách hàng trên địa bàn nông nghiệp nông thôn luôn chiếm ưu thế.

Tin nhanh ngân hàng ngày 20/12: Agribank thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Agribank thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Mạng lưới giao dịch rộng khắp từ thành thị đến nông thôn gồm 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, gần 4.000 máy ATM, gần 25.000 máy POS và 68 Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng hoạt động tại các địa bàn nông nghiệp nông thôn.

Mạng lưới thanh toán của Agribank có quy mô phục vụ thanh toán cho số lượng khách hàng lớn, với gần 20 triệu khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán, gần 16 triệu khách hàng sử dụng thẻ ATM, gần 15 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh Agribank E-Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, gần 3,4 triệu khách hàng vay vốn trong đó khách hàng là hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ gần 80%.

Với phân khúc chính là “tam nông”, Agribank đã triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp nông thôn. Việc triển khai thực hiện Đề án có vai trò và ý nghĩa kinh tế xã hội hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại thị trường nông nghiệp nông thôn theo Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng là nội dung quan trọng trong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án này giúp lành mạnh hóa thị trường tín dụng vi mô, hạn chế và đầy lùi nạn “tín dụng đen” trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

Với quyết tâm đồng lòng cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc đưa chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt phổ cập rộng rãi, thời gian tới, Agribank sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối, hướng tới mô hình ngân hàng số, nâng cao công tác an ninh, an toàn bảo mật, giảm chi phí cũng như rủi ro cho khách hàng.

Người lao động nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng nhiều quyền lợi

Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách ưu việt, người lao động nên tham gia để được hưởng nhiều quyền lợi, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang gây tác động xấu tới thị trường việc làm.

Theo ông Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Cục Việc làm), Bộ LĐTB&XH, Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách ưu việt, người lao động nên tham gia để được hưởng nhiều quyền lợi.

Lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được đảm bảo quyền lợi như hỗ trợ đào tạo nghề tức là người lao động được đào tạo kiến thức, kỹ năng để có thể tìm việc làm mới; hỗ trợ sớm có việc làm và ổn định việc làm; được tư vấn việc làm miễn phí khi bị chấm dứt hợp đồng lao động…

Anh Lê Đắc Đông (Thái Bình) cho biết gần một nửa năm bị thất nghiệp nên làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, không biết liệu có được hưởng tiền hỗ trợ người lao động từ Nghị quyết 116 của Chính phủ hay không?

Về vấn đề này, ông Tạ Văn Thảo, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nêu rõ, Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ quy định, người lao động đang tham gia bảo hiểm, người lao động dừng việc làm đến tháng 6/2021 đều được hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Đồng thời giải đáp vấn đề này, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho hay, người đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì có quyền được hưởng gói hỗ trợ thuộc Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên có một số lưu ý, người lao động phải đang nộp bảo hiểm thất nghiệp, đến thời điểm 30/9/2021.

Thứ 2 là người lao động có thể dừng hợp đồng lao động từ 1/1/2020 đến 30/9/2021, trong bối cảnh này Việt Nam bị ảnh hưởng của COVID-19, đã được hưởng rồi nhưng họ vẫn có thời gian bảo lưu để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, lúc này người lao động vẫn được hưởng chính sách từ gói hỗ trợ.

Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết ngày 6/12/2021, Bảo hiểm Xã hội các địa phương đã giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 12,5 triệu người lao động, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 29.600 tỷ đồng.

VPBank muốn điều chỉnh "room" ngoại từ 15% lên 17,5%

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng vừa có Nghị quyết về việc chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản.

Tin nhanh ngân hàng ngày 20/12: Agribank thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
VPBank muốn điều chỉnh "room" ngoại từ 15% lên 17,5%

Cụ thể, ngân hàng dự kiến lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản trong tháng 1/2022 về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank từ 15% lên 17,5%/vốn điều lệ (là tỷ lệ đủ để VPBank có thể phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài tối đa 15%/vốn điều lệ sau khi phát hành). Ngày đăng ký cuối cùng là 7/1/2022.

Kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài của VPBank được thị trường quan tâm trong thời gian qua, với kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho giá cổ phiếu VPB. Tại ĐHĐCĐ thường thiên, lãnh đạo VPBank cho biết, ngân hàng có thể dùng thêm cả lượng cổ phiếu quỹ đang có kết hợp với phát hành cổ phiếu mới để bán cho đối tác nước ngoài. Và tại cuộc trao đổi trực tuyến với nhà đầu tư quý 3, lãnh đạo VPBank dự kiến có thể hoàn tất kế hoạch này trong quý 1/2022. Nếu phát hành thành công, vốn chủ sở hữu của nhà băng này có thể đạt kỷ lục trên dưới 120.000 tỷ đồng.

Trước đó, VPBank chốt room ngoại ở mức 15% từ hồi tháng 5/2021, trong khi lúc này khối ngoại đang nắm giữ trên 20% vốn điều lệ ngân hàng. Theo đó, từ tháng 5 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ra cổ phiếu VPB, đặc biệt bán mạnh trong 1 tháng trở lại đây. Riêng trong tuần 13-17/12/2021, khối ngoại đã bán hơn 35 triệu cp VPB, giá trị hơn 1.226 tỷ đồng. Dù liên tục "xả" mạnh thời gian qua, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài vẫn chưa xuống dưới 15%.

Do đó, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, việc cân đối mức tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài là 17,5% thay vì 15% sẽ giải toả áp lực khối ngoại phải tiếp tục bán để hạ tỷ lệ sở hữu trong thời gian tới.

Nguồn: Tin nhanh ngân hàng ngày 20/12: Agribank thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Huy Tùng

kinhtexaydung.petrotimes.vn