Tin nhanh ngân hàng ngày 23/8: BIDV, VietinBank tiếp tục huy động vốn từ trái phiếu
BIDV, VietinBank tiếp tục huy động vốn từ trái phiếu để tăng vốn cấp 2
BIDV vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu riêng lẻ trong ngày 12/8 vừa qua. Cụ thể, ngân hàng đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 8 năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV và thoả mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 theo quy định hiện hành.
BIDV tiếp tục huy động vốn từ trái phiếu để tăng vốn cấp 2 |
Lãi suất áp dụng là lãi suất thả nổi, bằng lãi suất tham chiếu + 0,9%/năm. Trong đó, lãi suất tham chiều là bình quân tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng tại VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank tại ngày xác định lãi suất của kỳ thanh toán lãi đó. Lãi suất áp dụng cho kỳ thanh toán lãi đầu tiên là 6,54%/năm.
Mục đích phát hành là để tăng quy mô vốn hoạt động của ngân hàng, tạo thêm kênh thu hút vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu đầu tư đa dạng của khách hàng, đảm bảo sự bền vững nguồn vốn của ngân hàng. Trái phiếu phát hành cũng thoả mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2.
Toàn bộ 500 tỷ đồng trái phiếu của BIDV đã được 1 tổ chức tín dụng mua vào.
Bên cạnh BIDV, VietinBank cũng vừa thông báo về đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 9 và đợt 10 năm 2021. Theo đó, trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, tổng giá trị là 100 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu chuyển đổi, không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành, thoả mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2. Ngân hàng dự kiến phát hành trong tháng 8 hoặc tháng 9/2021.
Lãi suất trái phiếu là lãi suất thả nổi bằng lãi suất tham chiếu +0,6%/năm. Trong đó, lãi suất tham chiều là bình quân tiền gửi tiết kiệm cá nhân kỳ hạn 12 tháng tại VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank.
Đề xuất chi 1.800 tỷ đồng vốn vay từ Hàn Quốc để xây 5 cầu, hầm lớn trên quốc lộ 1A
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính đề xuất dự án mở rộng một số cầu, hầm trên tuyến quốc lộ 1A sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc.
Bộ này cũng đề nghị Bộ KH-ĐT tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất dự án mở rộng một số cầu, hầm trên QL1A sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế.
Theo đó, Bộ GTVT xác định sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển KT-XH như: Hệ thống các trục đường cao tốc, đường vành đai đô thị… trong đó có dự án mở rộng một số cầu, hầm trên QL1A.
Dự án sẽ tiến hành xây dựng mới một số công trình trên QL1A, gồm: cầu Xương Giang bắc qua sông Thương (tỉnh Bắc Giang), cầu Như Nguyệt bắc qua sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), cầu Gianh bắc qua sông Gianh (tỉnh Quảng Bình), cầu Quán Hàu bắc qua sông Nhật Lệ (tỉnh Quảng Bình), hầm Đèo Ngang kết nối Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Bộ GTVT cũng đề xuất dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF).
Việc đầu tư dự án nhằm từng bước hoàn thiện quy hoạch giao thông vận tải đối với QL1A, đảm bảo quy mô 4 làn xe cơ giới, nâng cao khả năng kết nối và năng lực khai thác của QL1A; giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, góp phần phục vụ phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực.
Dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.223 tỷ đồng, tương đương hơn 96 triệu USD. Cơ cấu nguồn vốn gồm: Vốn vay ODA của EDCF khoảng 1.839 tỷ đồng (hơn 79 triệu USD) và vốn đối ứng trong nước 384 tỷ đồng (hơn 16 triệu USD).
Có thể nới diện khách vay được chậm trả nợ ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước dự kiến cho phép các nhà băng cơ cấu lại hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ phát sinh trước 1/8 năm nay (phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính).
Trong khi theo quy định hiện nay, chỉ có các khoản vay phát sinh trước 10/6/2020 mới được phép cơ cấu nợ.
Có thể nới diện khách vay được chậm trả nợ ngân hàng |
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước quy định khoản vay muốn được cơ cấu phải nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022. Ngoài ra, còn một số quy định cụ thể khác liên quan đến thời hạn thanh toán và trả nợ được xem là "điều kiện cần" nếu cơ cấu nợ cho khách hàng.
Việc nới diện khách hàng được cơ cấu nợ xuất phát từ đợt dịch Covid-19 lần 4 có phạm vi, mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng. Qua tổng hợp ý kiến của các nhà băng, Ngân hàng Nhà nước đánh giá việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 là cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
Thời gian cơ cấu lại hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) theo dự thảo vẫn được quy định là 12 tháng kể từ ngày ngân hàng cơ cấu hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu.
Ngân hàng Nhà nước quy định, việc cơ cấu lại hạn trả nợ và miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng dự kiến thực hiện đến ngày 30/6 năm sau.
Nguồn: Tin nhanh ngân hàng ngày 23/8: BIDV, VietinBank tiếp tục huy động vốn từ trái phiếu
Huy Tùng (T/h)
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
- Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật sinh trắc học
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân