Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính lập cơ chế huy động vốn cho điện
Thông tin đàm phán các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp |
Bộ Công Thương: Yêu cầu có giá điện cho dự án điện gió, điện mặt trời |
Đề nghị này được Bộ Công Thương nêu tại báo cáo vừa gửi Phó thủ tướng Trần Hồng Hà. Đây là kế hoạch nhằm xác định cụ thể trách nhiệm, tiến độ và huy động nguồn lực cho các dự án ưu tiên đầu tư của ngành điện theo quy hoạch đã được duyệt.
Theo đó, số vốn cần đầu tư cho các dự án phát triển nguồn, lưới điện đến 2030 gần 135 tỷ USD. Số vốn đầu tư lớn nhưng lại không dùng nguồn lực từ đầu tư công, nên Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng cơ chế tài chính, huy động vốn cho các dự án thuộc Quy hoạch điện VIII nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu điện của toàn xã hội.
Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính lập cơ chế huy động vốn cho điện. (Ảnh minh họa) |
Bộ Tài chính cũng được đề nghị cùng Bộ Công Thương xây dựng chính sách về giá điện theo cơ chế thị trường; cơ chế tài chính và các cơ chế khuyến khích đầu tư vào dự án điện.
Với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ giao nhiệm vụ chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng, doanh nghiệp đầu tư các dự án điện thuộc Quy hoạch điện VIII.
Theo tính toán của Bộ Công Thương, vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện giai đoạn 2021-2025 lên tới 57,1 tỷ USD, trong đó nguồn điện 48,1 tỷ USD, lưới truyền tải 9,0 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2026-2030 cần khoảng 77,6 tỷ USD trong đó nguồn điện 71,7 tỷ USD, lưới truyền tải 5,9 tỷ USD. Như vậy tổng nguồn vốn đầu tư cho nguồn điện đến năm 2030 là 134,7 tỷ USD. “Toàn bộ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư ngành điện sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công”, Tờ trình nêu rõ.
Tờ trình này Bộ Công Thương cũng nêu nhiều khó khăn trong việc thực hiện Quy hoạch điện VIII. Cụ thể, theo thống kê, hiện có 23 dự án/phần dự án có quy mô công suất 2.360,42 MW các dự án điện mặt trời đã được phê duyệt, đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư. Tuy nhiên theo tính toán cơ cấu nguồn điện của Đề án Quy hoạch điện VIII, tổng công suất các dự án có khả năng đưa quy hoạch vào chỉ là 1.500 MW.
Ngoài ra, hiện Đề án đã tính toán đến cấp độ dự án với khoảng 1.019 công trình nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện (67 công trình nguồn và 952 công trình lưới truyền tải), đã phân kỳ đầu tư tới năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Tuy nhiên, các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác, thuỷ điện nhỏ lại không phân cấp đến mức độ dự án. Chưa kể nhiều dự án năng lượng tái tạo (theo báo cáo của các địa phương là trên 2.000 dự án) chưa xác định được vị trí nên chưa biết phương án đấu nối vào lưới điện.
Tại tờ trình, Bộ Công Thương cũng nêu ra một loạt khó khăn khi rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII. Theo đó, hiện có khoảng 23 dự án, phần dự án điện mặt trời với quy mô công suất trên 2.360 MW đã được phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư; tuy nhiên tổng công suất các dự án có khả năng đưa vào vận hành là 1.500 MW.
Viện Năng lượng - cơ quan tư vấn lập kế hoạch thực hiện quy hoạch, cho rằng họ không có đủ thời gian, thông tin, số liệu, một số tiêu chí (quy định của pháp luật về quy hoạch, đầu tư và hiệu quả kinh tế, giá điện, chi phí truyền tải hợp lý...) nên không đủ cơ sở để xác định tiến độ các dự án trên. Viện này đề xuất các địa phương tổng hợp xếp hạng dự án, báo cáo Bộ Công Thương và Chính phủ để chọn dự án phát triển, đảm bảo tối ưu tổng thể theo quy hoạch điện.
Bên cạnh đó, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII tính tới cấp độ dự án với khoảng 1.019 công trình nguồn và lưới điện ưu tiên đầu tư đến 2025 và 2030. Song các nguồn điện tái tạo (điện gió, mặt trời, sinh khối, thủy điện nhỏ) lại không phân cấp đến mức độ dự án do thiếu cơ sở xếp hạng ưu tiên gồm tình trạng pháp lý và quy hoạch (sử dụng đất, quy hoạch khác) cũng như giá điện, hiệu quả kinh tế của dự án.
Bộ Công Thương cho hay có hơn 2.000 dự án được lập kế hoạch thực hiện, nhưng nhiều dự án trong số này chưa xác định được vị trí nên không rõ phương án đấu nối vào lưới điện.
Nguồn:Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính lập cơ chế huy động vốn cho điện
Thái Bình
taichinhdoanhnghiep.net.vn
-
PSG đứng trước những quyết định lịch sử
-
Tuấn Ngọc xuất sắc đạt Á Vương 1 Mr World 2024
-
Trò cưng HLV Park Hang Seo bất ngờ nhập viện
-
Tử vi ngày 24/11/2024: Tuổi Mão mở rộng đầu tư, tuổi Dậu tài chính suôn sẻ
-
Đỗ Mỹ Linh vướng nghi vấn đang mang bầu lần 2 nhưng vẫn quyết giữ một thói quen?
-
Ruben Amorim tiết lộ lối chơi mới của Man United
- Hành vi của người tiêu dùng thay đổi thế nào trong năm 2025?
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025
- Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
- Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế phí trong năm 2025
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững