Đường sắt tốc độ cao: Đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới
Có thể thấy, tuyến đường sắt tốc độ cao 350 km/h dự kiến sẽ hoàn thành năm 2035 sẽ là một bước đột phá lớn không chỉ với hạ tầng giao thông, mở ra không gian phát triển mới, mà còn là bước tiến quan trọng, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới.
Tại Tọa đàm "Đường sắt tốc độ cao - Thời cơ và thách thức" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều nay (29/10), các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ các vấn đề về các cơ chế đặc thù, nhất là về huy động nguồn lực... thực hiện dự án.
Các đại biểu dự Toạ đàm 'Đường sắt tốc độ cao - Thời cơ và thách thức'. (Nguồn: VGP) |
Động lực để bước vào kỷ nguyên vươn mình
Về việc chọn thời điểm đưa ra đề xuất xây tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, Bộ đã dành 18 năm để nghiên cứu về việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao.
Dự báo về nhu cầu vận tải, Bộ nhận thấy, thời điểm này thích hợp, cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam nhằm tái cơ cấu lại thị phần vận tải một cách thích hợp.
Hiện tại, quy mô nền kinh tế của Vịêt Nam đã đạt 430 tỷ USD, nợ công chưa phải quá cao, do đó, các điều kiện về nguồn lực cơ bản không phải là thách thức lớn.
Về mặt kỹ thuật, Bộ trên đã có kiến giải về lựa chọn tốc độ 350 km/giờ, hay công năng sử dụng tại sao là vận tải hành khách mà không phải hàng hoá…
"Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến giải qua 10 năm nghiên cứu với sự tham gia của nhiều chuyên gia các nước trên thế giới cũng như các đoàn công tác liên ngành học tập tại 6 nước có đường sắt tốc độ cao phát triển.
Bây giờ là thời điểm thích hợp để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định trình Quốc hội xem xét, quyết định đầu tư. Đây cũng là tiền đề, động lực để chúng ta bước vào kỷ nguyên vươn mình", Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy khẳng định.
Cùng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khẳng định: "Chúng ta có đầy đủ cơ sở chính trị và thực tiễn từ các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị về việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao từ nay đến năm 2035 cũng như việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
Đây là sự cần thiết để có bước đột phá về hạ tầng, tạo tác động tích cực và lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế cũng như bảo đảm an sinh xã hội".
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, chi tiêu cho đầu tư cũng là một động lực tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trong lịch sử đầu tư công của đất nước, đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến tổng chi xấp xỉ 70 tỷ USD.
"Qua đánh giá sơ bộ, nếu như số tiền này được đưa vào triển khai từ nay đến năm 2035 thì tác động của đầu tư đường sắt cao tốc độ cao này làm tăng khoảng 0,97 điểm % Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đây là con số đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam được vẽ bằng trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: VGP) |
Tài chính đã sẵn sàng
Đối với vấn đề nguồn lực thực hiện dự án, tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng thông tin, công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao đã sẵn sàng để đảm bảo được nguồn lực về tài chính ở mức cao nhất theo lộ trình phê duyệt và tiến độ thực hiện dự án theo đúng chủ trương Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10.
Thời gian qua, các bộ, ngành đã phối hợp rất chặt chẽ và thống nhất đưa ra 3 nhóm giải pháp điều hành tổng thể và 4 nhóm phương pháp huy động nguồn lực.
3 nhóm giải pháp điều hành tổng thể gồm: Đổi mới mô hình tăng trưởng, điều hành kinh tế xã hội linh hoạt, hiệu quả để góp phần tăng thu ngân sách hằng năm với tinh thần năm sau phải cao hơn năm trước; điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả theo hướng triệt để tiết kiệm và chống lãng phí để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển; sửa đổi thể chế, tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực trong lĩnh vực tài chính, đầu tư.
4 nhóm phương pháp huy động nguồn lực gồm:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm cho 3 giai đoạn đến năm 2035 trên tinh thần chủ động, cân đối nguồn lực, trong đó, tập trung ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao, với tinh thần kết hợp cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, lấy ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo.
Thứ hai, thu hút nguồn lực, huy động trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn lãi suất phù hợp, với điều kiện thị trường và tiến độ thực hiện của các dự án.
Thứ ba, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước bao gồm cả hình thức hợp tác công tư.
Thứ tư, huy động nguồn lực ngoài nước có ưu đãi cao, điều kiện đàm phán hợp lý và ít ràng buộc.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá, các cơ chế, chính sách đặc thù kể trên nhằm bảo đảm mục tiêu chất lượng, tiến độ và mức độ an toàn công trình, làm sao triển khai dự án nhanh nhất và hiệu quả nhất.
"Trong quá trình triển khai sau này, cần thêm cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, có thể tiếp tục đề xuất, thuộc thẩm quyền cấp nào trình cấp đó. Từ đó, cần ưu tiên cao nhất để thực hiện công trình này", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Nguồn:Đường sắt tốc độ cao: Đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới
Gia Thành
baoquocte.vn
- Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Sẽ yêu cầu Temu kê khai nộp thuế, nếu không sẽ thanh tra, xử lý
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Chuẩn hoá truy xuất nguồn gốc để bảo vệ uy tín sản phẩm hàng hoá
- Hà Nội lên kế hoạch tổ chức Chương trình Khuyến mại tập trung năm 2025
- Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
-
Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
-
Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
-
Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
-
Tử vi ngày 26/10/2024: Tuổi Mão ấn tượng tốt đẹp, tuổi Mùi tràn đầy năng lượng
-
Dự báo thời tiết ngày mai (25/10): Các khu vực ngày nắng; Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, có sương mù, vùng núi rét
-
VFF hành động, Rafaelson sáng cửa dự AFF Cup 2024?
-
Người đẹp Myanmar tuyên bố 'không cần vị trí Á hậu 2 Miss Grand International 2024'
-
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
-
Vợ cũ Bằng Kiều “cưa sừng làm nghé” ở tuổi 58