Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ rà soát, đề xuất gỡ vướng mắc các dự án chậm tiến độ
Tin bất động sản ngày 19/3: Phú Thọ chuyển đổi hơn 30ha đất trồng lúa để làm khu đô thị gần 4.400 tỉ đồng |
Tin bất động sản ngày 18/3: Tập đoàn Lã Vọng muốn đầu tư dự án 18.000 ha tại Lâm Đồng |
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ rà soát, đề xuất gỡ vướng mắc các dự án chậm tiến độ
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng sử dụng đất của dự án chậm triển khai là việc cần thiết để có phương án đưa vào sử dụng hiệu quả, tránh để hoang hóa, lãng phí.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ rà soát, đề xuất gỡ vướng mắc các dự án chậm tiến độ |
Liên quan đến vấn đề trên, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết thời gian qua, để khắc phục tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý phân lô đất nông nghiệp, đất rừng để xây dựng trái phép, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, trong đó chấn chỉnh, xử lý nghiêm việc buông lỏng quản lý; kiểm tra, rà soát xử lý các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn hướng dẫn, đôn đốc các địa phương nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật đất đai; đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tập trung kiểm tra, xử lý các dự án chậm, chưa đưa đất vào sử dụng và báo cáo kết quả về bộ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 có 1.867 dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách bị chậm tiến độ (chiếm 2,6% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ); trong đó có 1.074 dự án (chiếm gần 60% tổng số dự án trên) gặp vướng mắc do giải phóng mặt bằng.
Công an tìm nạn nhân dự án 'ma' của Công ty Hoàng Huỳnh Gia
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa ra thông báo, đề nghị các khách hàng mua sản phẩm dự án của Công ty CP Đầu tư BĐS Hoàng Huỳnh Gia cung cấp thông tin để điều tra.
Chiều 18/3, Thượng tá Phạm Văn Thành, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua hình thức bán đất nền dự án không có thật xảy ra tại Công ty CP Đầu tư BĐS Hoàng Huỳnh Gia (quận Gò Vấp, TP.HCM).
Liên quan đến vụ việc, trước đó, tháng 1/2020, Cơ quan CSĐT đã khởi tố Huỳnh Tấn Lộc, Giám đốc Công ty CP Đầu tư BĐS Hoàng Huỳnh Gia về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo hồ sơ vụ việc, mặc dù chưa được bàn giao đất, chưa được cơ quan chức năng cấp phép đầu tư dự án nhưng Huỳnh Tấn Lộc đã sử dụng pháp nhân Công ty CP Đầu tư BĐS Hoàng Huỳnh Gia tự lập bản vẽ phân lô nền đất, lập giả dự án mang tên Khu đô thị Huỳnh Gia City (tại Bình Thuận).
Để đưa khách hàng vào "bẫy", Huỳnh Tấn Lộc cho chạy quảng cáo như một dự án bất động sản bài bản. Sau đó, Lộc thực hiện ký kết các hợp đồng đặt cọc và thu tiền của khách hàng nhằm chiếm đoạt, sử dụng cho mục đích cá nhân.
Để phục vụ điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đề nghị những người từng ký kết hợp đồng mua bán đất nền với Công ty CP Đầu tư BĐS Hoàng Huỳnh Gia liên hệ với Cơ quan CSĐT (Đội 9, Phòng PC03) Công an TP.HCM, địa chỉ số 674 đường 3 Tháng 2 (phường 14, quận 10) trình báo sự việc và cung cấp tài liệu liên quan.
Huyện Vân Đồn cho phép tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trở lại
Theo lãnh đạo huyện Vân Đồn, để giải quyết nhu cầu về việc tách thửa đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện theo quy định pháp luật và đúng theo các chỉ đạo UBND tỉnh, UBND huyện Vân Đồn cho ý kiến chỉ đạo về việc triển khai tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính.
Huyện Vân Đồn cho phép tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trở lại |
Cụ thể, UBND huyện giao Trung tâm hành chính công huyện thực hiện tiếp nhận các hồ sơ đăng ký thủ tục tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện kể từ ngày 17/3.
Trung tâm cũng tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa đối với thửa đất nông thôn, đất ở đô thị (thửa đất sau khi tách đã có đất ở) tại các khu vực theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp thẩm quyền phê duyệt là đất ở hiện trạng.
Việc xử lý đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng và chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Trung tâm hành chính công huyện cũng được giao tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ tách thửa đất thuộc nhóm đất ở nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản trong cùng thửa đất có nhà ở.
Đồng thời, UBND huyện Vân Đồn cũng giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các phòng ban liên quan, UBND các xã, thị trấn thực hiện các quy trình, thẩm định, trình duyệt hồ sơ theo các quy định pháp luật; Rà soát, công bố các khu vực đủ điều kiện thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa trên địa bàn huyện.
Phòng Kinh tế - hạ tầng khẩn trương tham mưu UBND huyện ban hành quy chế, quy định quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan tại các khu đô thị, khu vực nông thôn chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được phê duyệt để làm căn cứ UBND huyện giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất.
Trước đó, tại Văn bản số 9700 ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh có nội dung chỉ đạo UBND huyện Vân Đồn thực hiện một số giải pháp, nhằm tăng cường quản lý đất đai, quản lý thị trường BĐS trên địa bàn huyện.
Văn bản có nội dung: "UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc UBND huyện Vân Đồn tạm dừng việc tách thửa đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Vân Đồn cho đến khi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn… được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy hoạch thành phần triển khai thực hiện được phê duyệt".
TP HCM: Dành 50.000 tỉ đồng phát triển nhà ở xã hội, xây lại chung cư cũ trong 5 năm
Sở Xây dựng vừa báo cáo UBND TP HCM tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trong lĩnh vực nhà ở.
Theo Sở Xây dựng, giai đoạn 2021-2025, TP HCM dự kiến triển khai 47 dự án nhà ở xã hội. Trong đó, 10 dự án nhà ở xã hội sử dụng quỹ đất 20% tại dự án nhà ở thương mại.
Trường hợp chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại tự thực hiện nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% thì giao chủ đầu tư đó thực hiện. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện nhà ở xã hội thì sẽ thu hồi và đấu thầu chọn chủ đầu tư nhà ở xã hội theo quy định. 37 dự án còn lại do đất doanh nghiệp tự đền bù, thực hiện chủ đầu tư, công nhận chủ đầu tư theo quy định Luật Đầu tư và Luật Nhà ở.
Theo kế hoạch phát triển nhà ở TP HCM giai đoạn 2021-2025, dự kiến thành phố phát triển 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (tương đương 35.000 căn), vốn đầu tư 37.693 tỉ đồng.
Cũng trong giai đoạn này, TP HCM đặt mục tiêu hoàn tất cải tạo, sửa chữa 246 chung cấp B, C còn lại của giai đoạn 2016-2020, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 500 tỉ đồng. Ngoài ra, TP HCM sẽ thúc đẩy đầu tư thực hiện 20 dự án xây lại chung cư cũ với quy mô 11.272 căn, tổng mức đầu tư 13.795 tỉ đồng.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Công khai, minh bạch trong thu hồi đất
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà gửi báo cáo đến các vị đại biểu Quốc hội phục vụ phiên chất vấn chiều 16/3, cập nhật tiến độ chuẩn bị dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Dự án Luật đất đai (sửa đổi) sau rất nhiều lần lùi, hoãn đã được Quốc hội quyết định đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Công khai, minh bạch trong thu hồi đất |
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực hoàn thiện dự án Luật đất đai (sửa đổi), thực hiện các thủ tục, trình tự xây dựng dự án Luật theo đúng quy định để trình Quốc hội sau khi Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định những chủ trương lớn cần cần tiếp tục đổi mới trong quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW, Bộ trưởng Hà cho hay.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với đó đang chủ động, tích cực phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổng kết Nghị quyết số Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Nghị quyết số 19-NQ/TW).
Bộ chủ động rà soát, đánh giá hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến đất đai để xác định các nội dung còn chồng chéo, thiếu thống nhất để sửa đổi. Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, các buổi làm việc về dự thảo Luật với cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế;
Tổ chức Hội thảo 3 miền (miền Bắc, miền Trung và miền Nam) để lấy ý kiến ủy ban nhân dân (UBND), đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố, các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức hội thảo với các bộ, ngành có liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam.
Các nội dung được giao trong Nghị quyết số 82/2019/QH14 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời cũng chính là các nội dung đang được đánh giá trong quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương.
Đó là, quy hoạch quản lý, sử dụng không gian ngầm và trên không; vấn đề sử dụng đa mục đích; xây dựng hệ thống thông tin đất đai theo mô hình tập trung, thống nhất, kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Cũng quy định rõ trong lần sửa đổi này các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, sử dụng đất có yếu tố tín ngưỡng, tâm linh. Kiểm soát chặt chẽ và công khai, minh bạch trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, hoạt động sản xuất và đời sống của người có đất thu hồi; trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất...
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 24/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Messi: ‘Đội hình Barca hiện tại thật phi thường’
-
4 nhóc tỳ đáng yêu, kháu khỉnh nhà Vân Trang
-
Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền trong nhà vườn nghìn mét vuông
-
Nam vương Tuấn Ngọc xuất sắc lọt Top 5 Dự án Nhân ái tại Mr World 2024
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
- Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân khiến giá nhà chưa ngừng tăng
- Thêm nhiều thách thức với ngành bất động sản khi có bảng giá đất mới
- Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?
- Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
- Một số lưu ý nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024
- Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2, mặt tiền ít nhất 4m
- Giá bất động sản sẽ giảm trong thời gian tới?
- Hà Nội: Sẽ có thêm chung cư gần 18.000 người tại quận Ba Đình
- Giá chung cư sơ cấp tại Hà Nội bình quân đã xấp xỉ 60 triệu đồng/m2
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững