Tin bất động sản ngày 12/5: Tăng cường kiểm soát các sàn giao dịch BĐS, chấn chỉnh "thổi giá", gây sốt ảo
Tăng cường kiểm soát các sàn giao dịch BĐS, chấn chỉnh thổi giá, gây sốt ảo
Vừa qua, Bộ Xây dựng nhận định, hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) chưa đảm bảo việc quản lý tốt các giao dịch bất động sản, phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản.
Tăng cường kiểm soát các sàn giao dịch BĐS, chấn chỉnh thổi giá, gây sốt ảo |
Cùng đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt. Vẫn có hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, “thổi giá”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường...
Để khắc phục tình trạng này, theo Bộ Xây dựng, thời gian tới, cần tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.
Cùng với biện pháp quản lý, ngăn chặn việc tách thửa không đúng quy định, "phân lô, bán nền" tại các khu vực không có quy hoạch, chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng, cơ quan chức năng cần rà soát cả việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch;
Thời gian tới, thị trường bất động sản vẫn có thể phải đối diện với nhiều thách thức nhưng Bộ Xây dựng nhận định, năm 2022 sẽ thêm nhiều tín hiệu khởi sắc hơn, do đây là năm thứ ba sống chung với dịch COVID-19 nên tâm lý người dân cũng dần thích nghi.
Bởi vậy, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động giao dịch vẫn diễn ra và quan trọng hơn là các sàn giao dịch bất động sản đã có kinh nghiệm, được sàng lọc qua tác động của dịch COVID-19.
Quảng Bình xử lý việc phân lô, bán nền đất nông, lâm nghiệp trái phép
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất.
Tập trung xử lý dứt điểm các trường hợp lấn, chiếm đất đai, xây dựng trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trái phép; tự ý phân lô bán nền trái pháp luật đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất không được quy hoạch là đất ở.
Đồng thời xử lý tình trạng đầu cơ, gây 'bong bóng' giá bất động sản, rủi ro cho người mua đất, cản trở thu hút đầu tư, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng tự ý chia lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất công ích, đất hành lang an toàn giao thông, xây dựng các công trình trái phép.
Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác.
Tỉnh cũng yêu cầu Sở này thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát giá đất thị trường, xây dựng và thẩm định giá đất chặt chẽ.
Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Bình cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất để kịp thời phát hiện các vi phạm sử dụng đất. Kiên quyết xử lý đối với tổ chức vi phạm pháp luật đất đai và kịp thời tham mưu UBND tỉnh thu hồi đất những dự án đã giao, cho thuê nhưng không triển khai đầu tư hoặc đầu tư chậm tiến độ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành đơn vị có liên quan thẩm định chặt chẽ năng lực tài chính của nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư; thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện dự án; đối với các dự án đầu tư chậm tiến độ kiến quyết tham mưu UBND tỉnh chấm dứt hoạt động để làm cơ sở thu hồi đất theo quy định, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
Thanh Hóa tìm nhà thầu cho dự án đường gần 1.200 tỷ đồng
Dự án đầu tư xây dựng công trình đường Vạn Thiện đi Bến En có tổng mức đầu tư 1.181 tỷ đồng, đang được BQLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thi công xây dựng công trình, để triển khai thi công vào tháng 6/2022.
Theo đó, BQLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa (chủ đầu tư dự án) đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 2 thi công xây dựng công trình (dự toán 720,745 tỷ đồng), dự kiến mở thầu ngày 25/5/2022.
Gói thầu số 12 thi công hạng mục điện chiếu sáng (46,732 tỷ đồng) và gói thầu số 5 hoàn trả hạ tầng kỹ thuật (19,787 tỷ đồng) dự kiến được tổ chức lựa chọn nhà thầu trong quý IV/2024.
Dự án đầu tư đường Vạn Thiện đi Bến En được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt tại Quyết định số 4166/QĐ-UBND ngày 22/10/2021. Dự án có tổng mức đầu tư 1.181 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách trung ương 920 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 261 tỷ đồng.
Theo thiết kế, dự án có chiều dài 12,19km, gồm 4 làn xe với chiều rộng nền đường 27,5-33m, vận tốc thiết kế 80km. Tuyến sẽ có 6 cầu bắc qua kênh và khe suối không thông thuyền, gồm: cầu Vạn Long, cầu Khe Chậm, cầu Suối Lồng, cầu Kênh Nam, cầu Khe Bò, cầu Lò Vôi. Dự án có thời gian thực hiện không quá 4 năm kể từ khi bố trí vốn.
Dự án này được giao cho liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và thương mại Đại Việt - Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Vinasean - Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và đầu tư Thanh Hóa khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Mục tiêu của dự án là hoàn chỉnh mạng lưới hạ tầng giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, tăng cường khả năng kết nối từ tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam với khu du lịch Vườn quốc gia Bến En; góp phần chia sẻ lưu lượng giao thông của Quốc lộ 45 và mở rộng không gian phát triển cho tỉnh Thanh Hóa về phía tây nam.
Được biết, trước đây, để tới Bến En, người dân chủ yếu đi bằng quốc lộ 45 và tỉnh lộ 52. Tuy nhiên các tuyến đường này đều hẹp, việc mở rộng đòi hỏi kinh phí giải phóng mặt bằng lớn (hơn 332 tỷ đồng). Do vậy, việc đầu tư tuyến đường từ xã Vạn Thiện đi khu du lịch Bến En là thiết thực để khai thác tiềm năng du lịch.
Hà Nam phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022
Theo đó, lý do điều chỉnh là để đảm bảo sự phù hợp với các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở xác định trong Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025.
Hà Nam phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 |
Đồng thời bổ sung các nhiệm vụ giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện công tác quản lý phát triển nhà ở trong năm 2022. Đặc biệt là đối với công tác phát triển nhà ở cho người có công và người nghèo theo các chương trình mục tiêu của Chính phủ cho giai đoạn 2021-2025, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội phát huy hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2021 của Chính phủ.
Trên cơ sở đó, tỉnh Hà Nam điều chỉnh chỉ tiêu phát triển nhà ở, cụ thể: Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh năm 2022 là 26,7 m2/người. Trong đó, đô thị: 33 m2/người, nông thôn 24,1 m2/người.
Bên cạnh đó rà soát, bổ sung danh mục dự án, vị trí, khu vực dự kiến phát triển nhà ở ưu tiên đầu tư trong năm 2022 và bổ sung vị trí quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội, vị trí quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và bổ sung một số giải pháp thực hiện, tổ chức thực hiện.
Liên quan đến vấn đề nhà ở tại các địa phương, trước đó Bộ Xây dựng vừa có Công văn số 820/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng, điều chỉnh Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030.
Tại công văn, Bộ Xây dựng cho biết: trong thời gian vừa qua, nhiều địa phương đã xây dựng, phê duyệt Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tại địa phương, làm cơ sở để chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án khu đô thị có nhà ở. Tuy nhiên qua tổng hợp của Bộ Xây dựng, vẫn còn nhiều địa phương chưa kịp thời phê duyệt Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030; một số địa phương chưa phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở mà đã phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở.
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?
-
Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
-
Giá bất động sản sẽ giảm trong thời gian tới?
-
Nguồn cung hạn chế, giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh
-
Đầu tư công tăng tốc, liệu có lo “thổi giá” bất động sản?
-
Chưa bao giờ lãi suất cho vay bất động sản thấp như hiện nay, nhưng…
- Hành vi của người tiêu dùng thay đổi thế nào trong năm 2025?
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025
- Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững