Tin ngân hàng ngày 10/5: Ứng dụng căn cước công dân rút tiền mặt tại ATM
Tin ngân hàng ngày 9/5: Quý 1/2022, lợi nhuận trước thuế của SCB đạt 457 tỷ đồng |
Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Nhiều ngân hàng muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán trong năm 2022 |
Ứng dụng căn cước công dân rút tiền mặt tại ATM
Sáng 9/5, đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết hiện nay, Bộ Công an đã tổ chức thực hiện việc rút tiền bằng căn cước công dân gắn chip tại một số ngân hàng.
Ứng dụng căn cước công dân rút tiền mặt tại ATM |
Theo đó, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an) đã thí điểm ứng dụng thẻ gắn chip thay thế thẻ ATM tại một số chi nhánh ở Hà Nội và Quảng Ninh. Thời gian tới, cơ quan chức năng dự kiến triển khai thêm nhiều địa phương khác.
Về quy trình sử dụng, sau khi chủ tài khoản quét căn cước công dân qua thiết bị tại cây ATM, hệ thống ngân hàng sẽ kiểm tra, xác thực và đối chiếu thông tin trên thẻ gắn chip.
Sau đó, hệ thống tiếp tục xác thực khuôn mặt và vân tay của khách hàng để phòng ngừa tài khoản giả mạo trước khi công dân thực hiện giao dịch rút tiền.
Bộ Công an đánh giá việc ứng dụng căn cước công dân cho các giao dịch ngân hàng tự động sẽ hỗ trợ nhiều hơn trong các thủ tục hành chính, giảm thiểu nguy cơ giả mạo tài khoản, sai sót khi chuyển hay rút tiền mặt.
Ngoài ứng dụng căn cước công dân trong giao dịch ngân hàng, hiện nay, người dân còn có thể sử dụng thẻ gắn chip hoặc ứng dụng VNEID thay cho thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám chữa bệnh tại một số cơ sở.
Theo Quyết định số 06 phê duyệt đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030, Chính phủ kỳ vọng căn cước công dân gắn chip sẽ từng bước thay thế, tích hợp các giấy tờ cá nhân trên cơ sở cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Eximbank muốn phát hành riêng lẻ 5.000 tỷ đồng trái phiếu
Hội đồng quản trị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) vừa thông qua chủ trương phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2022.
Theo đó, Eximbank dự kiến phát hành riêng lẻ 5.000 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng để huy động tối đa 5.000 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo và không phải nợ thứ cấp của Eximbank.
Kỳ hạn trái phiếu tối đa là 3 năm. Lãi suất cố định hoặc kết hợp giữa cố định và thả nổi sẽ được quyết định tại thời điểm phát hành. Eximbank dự kiến phát hành trái phiếu thành 5 đợt, mỗi đợt 1.000 tỷ đồng trong quý 2 và quý 3-4 năm 2022.
Nguồn vốn thu được từ việc phát hành sẽ được Eximbank sử dụng để cho vay, cấp tín dụng cho khách hàng trong từng thời kỳ.
Về tình hình kinh doanh, Eximbank đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 809 tỷ đồng, cao gấp gần ba lần cùng kỳ nhờ giảm trích lập dự phòng.
Tính đến 31/3/2022, tổng tài sản của ngân hàng tăng 3,9% đạt 172.343 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng tăng 6,9% đạt 122.553 tỷ đồng. Số dư tiền gửi của khách hàng tăng trưởng 1,2% đạt 139.249 tỷ đồng. Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng 7,7% với 2.421 tỷ đồng, nâng tỷ lệ nợ xấu từ 1,96% đầu năm lên 1,98%.
Được biết, HĐQT Ngân hàng Eximbank đề ra mục tiêu tổng tài sản năm 2022 đạt 179.000 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ; huy động vốn 147.600 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2021; dư nợ cấp tín dụng tăng 13,5% đạt 115.700 tỷ đồng. Trong đó đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế dự kiến là 2.500 tỷ đồng, tăng 127% so với năm 2021; thu nhập ngoài lãi tăng 216 tỷ đồng, lên 1.159 tỷ đồng.
Moody's kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng Việt Nam sẽ còn tăng trưởng tốt
Theo báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng Việt Nam do tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody's) thực hiện cho thấy, trong năm 2021, bất chấp dịch bệnh diễn biễn phức tạp toàn ngành ngân hàng đã đạt được kết quả đầy khả quan.
Nguồn doanh thu tăng đáng kể khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) tiếp tục mở rộng, điều này dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) gia tăng dù phải đẩy mạnh dự phòng rủi ro cho vay.
Ngoài ra, nợ xấu tại các ngân hàng trong năm qua cũng giảm nhờ vào các biện pháp hỗ trợ của các cơ quan quản lý, trong khi sức khỏe nguồn vốn được cải thiện. Moody's dự báo tỷ lệ nợ có vấn đề sẽ ổn định và áp lực dự phòng tại các ngân hàng sẽ giảm trong năm 2022 do hầu hết có đủ bộ đệm rủi ro.
Moody's cũng cho biết, ROA bình quân của các ngân hàng được xếp hạng cũng tăng lên 1,4% vào năm 2021 nhờ thu nhập lãi thuần gia tăng. Trong đó, NIM mở rộng nhờ chi phí huy động giảm trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dồi dào và đẩy mạnh thu hút tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm lãi suất thấp.
Qua đó, tổ chức dự báo, ROA của các ngân hàng được xếp hạng sẽ tiếp tục tăng trong 2022 khi áp lực dự phòng rủi ro giảm dần.
Ba ngân hàng xếp đầu về chi phí tín dụng thấp trong toàn hệ thống là LienVietPostBank, ACB và VIB. Tổ chức này cũng nhận định, năm 2022 chi phí tín dụng sẽ có xu hướng giảm dần.
Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) cũng tăng trưởng từ mức 96% lên 100% vào năm 2021, do các ngân hàng đã tận dụng vay liên ngân hàng rẻ hơn để giảm các khoản tiền gửi có kỳ hạn đắt hơn.
Moody's kỳ vọng, tỷ lệ LDR sẽ ổn định ở mức hiện tại do các quy định đối với việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Về triển vọng cho năm nay, nhiều đơn vị đều đánh giá, lợi nhuận toàn ngành vẫn tăng trưởng tích cực nhưng sẽ có mức độ phân hóa rõ rệt. Theo đó, tiềm năng tăng trưởng thuộc về nhóm ngân hàng tư nhân tiếp tục hạ được chi phí vốn.
Theo nhận định của SSI Research, năm 2022 tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trung bình của các ngân hàng là 21% so với năm 2021, cao hơn mức tăng 13% của 96 công ty trong phạm vi nghiên cứu của tổ chức này, trong đó chưa bao gồm thu nhập bất thường tiềm năng từ phí phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng (bancassurance) hoặc thoái vốn công ty con...
Tuy nhiên, nhóm ngân hàng tư nhân sẽ có thể đạt mức tăng trưởng lên tới 22%, cao hơn nhóm ngân hàng quốc doanh, với ước tính lợi nhuận tăng 19% do triển vọng từ tăng trưởng tín dụng tươi sáng hơn.
Giao dịch liên ngân hàng tăng kỷ lục, mỗi ngày hơn 233 nghìn tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước cho biết, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 1.168.240 tỷ đồng, bình quân 233.648 tỷ đồng/ngày, tăng 40.306 tỷ đồng/ngày so với tuần trước.
Giao dịch liên ngân hàng tăng kỷ lục, mỗi ngày hơn 233 nghìn tỷ đồng |
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 25 - 29/4, diễn biến thị trường ngoại tệ, tỷ giá nhìn chung ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 1.168.240 tỷ đồng, bình quân 233.648 tỷ đồng/ngày, tăng 40.306 tỷ đồng/ngày so với tuần trước.
Doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 207.153 tỷ đồng, bình quân 41.431 tỷ đồng/ngày, giảm 4.937 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó.
Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (69% tổng doanh số giao dịch VND) và kỳ hạn 01 tuần (23% tổng doanh số giao dịch VND). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 01 tuần với tỷ trọng lần lượt là 60% và 27%.
Về lãi suất, đối với các giao dịch bằng VND, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần dao động nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất bình quân một số kỳ hạn chủ chốt như qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là: 1,37%/năm; 1,66%/năm và 2,57%/năm.
Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần tăng nhẹ ở các kỳ hạn khác nhau. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm; 1 tuần; 1 tháng là: 0,46%/năm; 0,56%/năm và 0,89%/năm.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 10/5: Ứng dụng căn cước công dân rút tiền mặt tại ATM
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Tử vi ngày 25/11/2024: Tuổi Mùi nền tảng vững chắc, tuổi Tuất quý nhân hỗ trợ
-
Những thần tượng Vpop một thời chiếm trọn trái tim thế hệ 8x, 9x
-
Chia sẻ đầy cảm xúc của Tuấn Ngọc sau danh hiệu Á Vương 1 Mr World 2024
-
Paul Pogba đưa Lamine Yamal lên mây
-
HLV Guardiola thừa nhận Man City khó bảo vệ ngôi vương
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 25/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
- Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật sinh trắc học
- Từ hôm nay 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học
- Danh sách 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần này, cao nhất 9,5%/năm
- 19 ngân hàng "rủ nhau" tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu "hời" nhất?
- Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng
- Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào nhận cổ tức cao?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50