Tin ngân hàng ngày 28/3: VPBank bán 15% cổ phần cho ngân hàng của Nhật
Tin ngân hàng ngày 27/3: Đề xuất cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu |
Tin ngân hàng ngày 25/3: Hoạt động gửi tiết kiệm tại phòng giao dịch bưu điện vẫn diễn ra bình thường |
VPBank bán 15% cổ phần cho ngân hàng của Nhật với giá cao gấp rưỡi thị trường
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) hôm nay 27/3 tổ chức lễ ký kết thoả thuận phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản (thuộc tập đoàn tài chính SMFG). Thoả thuận này đã chính thức đưa SMBC Group trở thành nhà đầu tư chiến lược của VPBank.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo VPBank, khoản đầu tư sẽ mang lại cho ngân hàng 35,9 nghìn tỷ đồng vốn cấp 1, nâng tổng vốn chủ sở hữu từ 103,5 nghìn tỷ đồng lên xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng. Như vậy, SMBC đang định giá toàn bộ cổ phần VPBank ở mức 239.300 tỷ đồng, tương đương 10,1 tỷ USD (tỷ giá 23.700 đồng/USD)
Với lượng cổ phiếu VPB đang lưu hành là hơn 6,713 tỷ đơn vị, ước tính VPBank sẽ phát hành mới cho SMBC hơn 1,184 tỷ cổ phiếu. Dựa trên giá trị thương vụ 35,9 nghìn tỷ đồng, tính toán của chúng tôi cho thấy mức giá chuyển nhượng rơi vào khoảng 30.300 đồng/cp - cao hơn khoảng 45% thị giá hiện tại (trên sàn chứng khoán đang khoảng 21.250 đồng/cổ phiếu).
Thoả thuận đầu tư lần này là một phần trong kế hoạch tăng vốn đã được VPBank thực hiện từ năm 2022 nhằm tăng cường năng lực tài chính dài hạn và giúp ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng chiến lược trong 5 năm tới.
Bên cạnh đó, thoả thuận đầu tư được ký kết giữa hai bên đã minh chứng cho sự hợp tác chặt chẽ giữa VPBank và SMBC. Vào tháng 5/2022, hai bên đã ký Thoả thuận hợp tác kinh doanh.
Trước đó, VPBank đã công bố hoàn thành thương vụ chuyển nhượng 49% phần góp vốn tại FECredit cho SMBC vào cuối tháng 4/2021. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết thương vụ này đem về cho ngân hàng khoảng 1,4 tỷ USD. Số tiền ''khủng'' thu về khi đó góp phần giúp tổng tài sản hợp nhất của VPBank tăng vọt 30,7% trong năm 2021 lên 547.626 tỷ đồng.
Về phía SMBC, hồi đầu năm nay, định chế đến từ Nhật Bản này đã bán ra 132,8 triệu cổ phiếu EIB của Eximbank. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của SMBC tại Eximbank giảm từ 15,07% (185,3 triệu cp) xuống còn 4,27% (52,51 triệu cp), và không còn là cổ đông lớn tại ngân hàng. Động thái này được cho là bước đi chuẩn bị cho quá trình trở thành cổ đông chiến lược của VPBank của SMBC.
VIB chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông vào ngày 5/5
Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) vừa công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về lịch chi trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền mặt.
Theo đó, VIB cho biết ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt là ngày 7/4. Ngân hàng sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông vào ngày 5/5.
Trước đó, VIB đã chi gần 2.108 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10%. Ngày thực hiện chi trả là 3/3.
Bên cạnh đó, HĐQT ngân hàng cũng đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 4.215 tỷ đồng. Cụ thể, VIB sẽ sử dụng tối đa hơn 4.215 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn lợi nhuận sau trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận tại thời điểm 31/12/2022 để tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%.
Bên cạnh đó, VIB cũng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 76 tỷ đồng bằng việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ, nhân viên (ESOP), tương đương tỷ lệ vốn tối đa 0,36%.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, VIB đã thông qua phương án sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn lợi nhuận sau trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận để chi trả cổ tức, cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu.
Ngoài ra, VIB cũng sẽ phát hành thêm 7,6 triệu cổ phiếu thưởng cho CBNV từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Cổ phiếu thưởng cho CBNV bị hạn chế chuyển nhượng 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
Sau khi hoàn thành các đợt phát hành, vốn điều lệ VIB sẽ tăng thêm 4.291 tỷ đồng, từ mức gần 21.077 tỷ lên hơn 25.368 tỷ.
Dựa trên cơ sở vốn điều lệ mới, ban lãnh đạo ngân hàng đề ra mức lợi nhuận mục tiêu là 12.200 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2022. Tổng tài sản đạt 428.500 tăng 25%. Tổng dư nợ tín dụng tăng từ 233.920 tỷ đồng vào cuối năm 2022 lên 292.500 tỷ vào cuối năm 2023 (tăng 25% tuỳ thuộc chỉ tiêu NHNN giao). Huy động vốn kỳ vọng đạt 292.600 tỷ đồng, tăng 26,2%; tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 3%.
Standard Chartered Việt Nam được vinh danh “Ngân hàng nước ngoài xuất sắc nhất Việt Nam” năm 2022-2023
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa được vinh danh “Ngân hàng nước ngoài xuất sắc nhất tại Việt Nam” năm 2022-2023, trong danh sách Top 50 doanh nghiệp FDI hàng đầu Việt Nam thuộc hạng mục Giải thưởng Rồng Vàng năm 2023 do Tạp chí Vietnam Economic Times bình chọn.
Đây là minh chứng cho cam kết vững mạnh của ngân hàng cùng những nỗ lực không ngừng để thúc đẩy phát triển bền vững nền kinh tế và các khách hàng.
Với hơn 500 hồ sơ tham dự đăng ký, giải thưởng đã vinh danh Top 50 doanh nghiệp FDI tiên phong đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi xanh, ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được vinh danh đến từ 6 nhóm ngành bao gồm: ngành sản xuất; công nghệ số và dịch vụ số; dịch vụ tài chính và bảo hiểm; cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, phát triển bất động sản, giáo dục y tế; nông nghiệp và thực phẩm.
Bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam chia sẻ: “Việt Nam vẫn luôn là một thị trường quan trọng trong chiến lược phát triển của Standard Chartered và chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư để thúc đẩy thương mại và sự thịnh vượng tại nơi đây. Giải thưởng này là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục phát huy các thế mạnh để phục vụ các khách hàng và đóng góp cho nền kinh tế”.
Ngân hàng Standard Chartered luôn phát huy thế mạnh am hiểu địa phương cùng mạng lưới quốc tế rộng khắp để tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Standard Chartered đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam và phát triển kinh doanh ở các mảng. Năm 2021, ngân hàng đã tăng vốn lần thứ ba thêm 120 triệu đô la Mỹ trong vòng ba năm.
Bên cạnh việc duy trì hoạt động kinh doanh bền vững, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đã và đang chủ động giải quyết các vấn đề có ảnh hướng tới sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội, mang lại sự khác biệt trong cộng đồng. Đầu tư vào cộng đồng là một trong những trọng tâm trong cam kết của ngân hàng tại Việt Nam. Standard Chartered đã đầu tư 5 triệu đô la Mỹ vào các dự án cộng đồng dành cho các nhóm nữ sinh trung học cho tới những bạn trẻ khởi nghiệp.
KienlongBank giảm lãi suất cho vay lên đến 2%/năm
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) chính thức triển khai các gói tín dụng ưu đãi với quy mô 5.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Theo đó, mức lãi suất ưu đãi của KienlongBank áp dụng giảm lên đến 2%/ năm.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, KienlongBank triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Với mức lãi suất ưu đãi, KienlongBank kỳ vọng hỗ trợ khách hàng bổ sung vốn lưu động, tạo điều kiện cho các khách hàng mở rộng sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế nhiều thách thức như hiện nay.
Theo đó, với gói tín dụng 4.000 tỷ đồng, KienlongBank dành cho các khách hàng cá nhân, với mức ưu đãi giảm lãi tối đa 1%/ năm so với mức lãi thông thường phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Gói tín dụng ưu đãi được triển khai từ hôm nay đến hết ngày 30/6/2023.
Song song với đó, từ nay đến ngày 30/9/2023, ngân hàng triển khai gói ưu đãi lãi suất vay dành cho khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với quy mô 1.000 tỷ đồng. Khách hàng sẽ được hưởng chương trình giảm lãi suất vay từ 0,5% - 2%/năm cùng ưu đãi miễn phí trả nợ trước hạn và ưu đãi giảm phí dịch vụ thanh toán quốc tế lên đến 15%.
Cùng với các ưu đãi về lãi suất, KienlongBank đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, thủ tục vay đơn giản, giải ngân nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận vốn tín dụng.
Với mong muốn mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi giao dịch với ngân hàng, các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi thanh toán tại KienlongBank, sẽ được miễn 100% phí chuyển tiền (VNĐ) trong và ngoài hệ thống thông qua tất cả các kênh giao dịch như: Mobile banking, Internet banking và tại quầy, đến hết ngày 30/6/2023.
Nguồn:Tin ngân hàng ngày 28/3: VPBank bán 15% cổ phần cho ngân hàng của NhậtHuy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
- Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật sinh trắc học
- Từ hôm nay 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học
- Danh sách 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần này, cao nhất 9,5%/năm
- 19 ngân hàng "rủ nhau" tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu "hời" nhất?
- Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng
- Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào nhận cổ tức cao?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027