Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Tăng cường thanh tra, giám sát, ngăn trục lợi gói hỗ trợ lãi suất 2% năm
Tin ngân hàng ngày 28/5: Sẽ thanh tra toàn diện một số ngân hàng thương mại |
Tin ngân hàng ngày 27/5: Ngân hàng phải đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất 2%/năm |
Tăng cường thanh tra, giám sát, ngăn trục lợi gói hỗ trợ lãi suất 2% năm
Ngày 27/5, tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỉ đồng theo Nghị định 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của NHNN. Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, quy trình triển khai hỗ trợ lãi suất thực hiện theo quy định Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công nên các NH cần lưu ý thực hiện đúng với kế hoạch.
"Ngay trong tuần này, các NH phải hoàn thành đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất trong 2 năm 2022-2023 gửi NHNN tổng hợp. Chúng tôi sẽ xác định hạn mức cụ thể cho từng NH, có thông báo tạm thời về hạn mức trong năm nay để làm cơ sở cho các NH triển khai hỗ trợ khách hàng, trong thời gian chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt" - bà Giang nói.
Ông Đào Minh Tú phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% |
Sau khi có quyết định giao bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022, NHNN sẽ chính thức thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất năm nay cho các NH tổ chức thực hiện. Đối với năm sau, trước ngày 31-7-2022, NHNN sẽ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch hỗ trợ lãi suất năm 2023 để bộ trình Chính phủ, Quốc hội quyết định.
Bà Giang cũng nêu rõ các NH có thể chuyển nguồn hạn mức chưa sử dụng của năm 2022 sang năm 2023. NHNN sẽ xem xét điều chỉnh hạn mức hỗ trợ lãi suất giữa các NH trên nguyên tắc chuyển từ đơn vị không có nhu cầu sử dụng hết hạn mức sang các NH có nhu cầu bổ sung, để bảo đảm chương trình hiệu quả.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hà Nội, đánh giá với quy mô 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2%/năm trên tổng quy mô gói hỗ trợ 350.000 tỉ đồng của Chính phủ, đây là gói hỗ trợ lớn nhất từ trước đến nay ngành NH thực hiện. NHNN Chi nhánh TP Hà Nội cam kết triển khai ngay đến các NH trên địa bàn, giao bộ phận chuyên môn nghiên cứu kỹ hơn Nghị định 31, Thông tư 03 để hỗ trợ kịp thời, có thể sẽ thành lập tổ hỗ trợ. Các thắc mắc sẽ được kịp thời hỗ trợ giải quyết để dòng vốn có thể nhanh chóng đến được với các DN, hộ kinh doanh, HTX...
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú yêu cầu các đơn vị trong ngành khẩn trương triển khai nhiệm vụ, phối hợp với cơ quan, chính quyền địa phương, đơn vị liên quan nhằm bảo đảm thực hiện hỗ trợ lãi suất đúng quy định, đúng đối tượng, đúng mục đích; ngăn chặn các sai phạm, rủi ro, trục lợi chính sách.
"NHNN sẽ sử dụng công cụ điều hành, tăng cường thanh tra, giám sát, phối hợp các bộ, ngành, chính quyền địa phương để triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất đạt hiệu quả" - ông Đào Minh Tú nói.
Đã xử lý được hơn 380 nghìn tỷ đồng nợ xấu
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết số 42) qua gần 5 năm triển khai trong thực tiễn, các mục tiêu, yêu cầu về cơ bản đã đạt được. Nghị quyết số 42 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo lập khuôn khổ pháp lý để xử lý các khoản nợ xấu, góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc xử lý nợ xấu và duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới mức 2%.
Bên cạnh đó, đã từng bước đảm bảo quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu, thể hiện tính đúng đắn về định hướng, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD; tác động tích cực đến quá trình cơ cấu lại, phát triển của hệ thống các TCTD. Nhờ đó, các TCTD có điều kiện hạ mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, đặc biệt trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo báo cáo của NHNN, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.
Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3,25 nghìn tỷ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 – 2017).
Đồng tình với báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, từ khi có hiệu lực thi hành, Nghị quyết đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, qua đó củng cố niềm tin của xã hội đối với công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD; đóng góp quan trọng vào kết quả cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Tập đoàn Prudential có tổng giám đốc mới
Mới đây, Tập đoàn Prudential thông báo bổ nhiệm ông Anil Wadhwani đảm nhận chức vụ tổng giám đốc tập đoàn kể từ tháng 2 năm 2023, khi tập đoàn tiếp tục thúc đẩy trọng tâm phát triển tại khu vực châu Á.
Tập đoàn Prudential có tổng giám đốc mới |
Ông Anil Wadhwani là một nhà lãnh đạo có tên tuổi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính với hơn 30 năm kinh nghiệm phát triển và hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược tại những tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, chủ yếu ở châu Á.
Trước khi đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn Prudential, ông Wadhwani đã có 25 năm đảm trách nhiều vị trí trọng yếu ở Tập đoàn Citi tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông, châu Phi và Mỹ với các cương vị quan trọng liên quan đến dịch vụ tài chính tiêu dùng. Ông sẽ đảm nhận cương vị Tổng giám đốc Tập đoàn Prudential kể từ tháng 2 năm 2023 và sẽ điều hành từ trụ sở chính tại Hồng Kông. Trong thời gian này ông Mark Fitzpatrick - Tổng giám đốc Tập đoàn Prudential lâm thời, sẽ vẫn điều hành các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ ông Wadhwani trong quá trình chuyển giao.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh thường niên 2021 được công bố mới đây, Tập đoàn Prudential nêu rõ chiến lược tiếp tục đầu tư phát triển bền vững trong điều kiện vận hành đầy thách thức như hiện nay. Theo đó, Tập đoàn Prudential sẽ ưu tiên tập trung phát triển các sản phẩm bảo vệ và sức khoẻ, hoàn thiện mô hình phân phối đa kênh với sự hỗ trợ của các nền tảng kỹ thuật số và quan trọng nhất là phát triển mở rộng kênh đại lý và phân phối qua ngân hàng (bancassurance).
Bà Shriti Vadera - Chủ tịch Hội đồng Tập đoàn Prudential, cũng nhấn mạnh: “Hội đồng bổ nhiệm Anil là quyết định của quy trình tuyển chọn nghiêm ngặt và chúng tôi sẽ chuyển dịch đội ngũ lãnh đạo cấp cao qua châu Á. Trong năm 2021, chúng tôi đã tái thiết kinh doanh và hội đồng tin rằng Anil sẽ tiếp tục nắm bắt những cơ hội thị trường trước mắt”.
FE Credit và Viettelpay: Nâng cấp tính năng thanh toán Paynow
Từ tháng 5/2022, khách hàng sử dụng ví trả sau Paynow tại ứng dụng ViettelPay có thể thanh toán thêm các dịch vụ mua sắm trên các kênh thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống…
Theo báo cáo của Research & Markets, thanh toán mua trước trả sau tại Việt Nam tăng 71,5% mỗi năm và đạt giá trị hơn 697,1 triệu USD vào năm 2021. Tuy nhiên, hình thức này vẫn có nhiều bất cập như phí ẩn, thủ tục đăng ký mất nhiều thời gian và lãi suất cao (trường hợp thanh toán trễ). Chính vì vậy, sản phẩm ví trả sau ra đời được xem là phiên bản nâng cấp của hình thức “mua trước trả sau” với tính năng tiên tiến, tiện lợi và nhiều ưu đãi.
Tháng 8/2021, FE Credit và ViettelPay đã đánh dấu bước hợp tác chiến lược khi FE Credit triển khai sản phẩm lãi suất 0% trên ví Paynow của Viettelpay. Sản phẩm đã thành công khi nâng cao trải nghiệm khách hàng trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến, giúp người dân mua sắm nhanh chóng, tiện lợi hơn mà không bị áp lực về mặt tài chính. Khách hàng sẽ có hạn mức 2 triệu đồng/tài khoản ví trả sau để chi tiêu mua sắm với lãi suất 0% trong vòng 45 ngày đầu.
Sau thời gian ra mắt và nhận được phản hồi tích cực, trong tháng 5/2022, sản phẩm ví trả sau Paynow đã được phát triển thêm những tính năng tiêu dùng mới. Cụ thể, ngoài các dịch vụ thanh toán cơ bản như điện nước, cáp truyền hình, nạp điện thoại,… khách hàng còn được thanh toán thêm các dịch vụ khác như mua sắm trên các kênh thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống thông qua Tiki.vn, Voso.vn, Loship, My Viettel, Viettel Money… Với sự nâng cấp tính năng thanh toán đa dạng, FE Credit và ViettelPay kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tiện ích, ý nghĩa hơn nữa cho người tiêu dùng Việt Nam trong thời gian tới.
Để đăng ký sử dụng ví trả sau Paynow, khách hàng chỉ cần tải app Viettel Money về điện thoại và điền vào đơn đăng ký trực tuyến. Mọi thông tin và quá trình phê duyệt hồ sơ sẽ hoàn toàn được bảo mật bởi Viettel. Kết quả phê duyệt được tự động gửi cho bạn qua app Viettel Money hoặc qua tin nhắn điện thoại (SMS).
SCB ưu đãi chuyển tiền ra nước ngoài
Mới đây, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) triển khai chương trình "Miễn phí chuyển tiền - Đến liền năm châu" cho khách hàng mua ngoại tệ để chuyển tiền ra nước ngoài nhằm mục đích trợ cấp, định cư.
SCB ưu đãi chuyển tiền ra nước ngoài |
Chương trình kéo dài từ ngày 5/5 đến hết ngày 4/7. Cụ thể, trong thời gian diễn ra chương trình khuyến mãi, khách hàng cá nhân giao dịch mua ngoại tệ để chuyển tiền ra nước ngoài, nhằm mục đích trợ cấp thân nhân hoặc định cư, tại tất cả các điểm giao dịch của SCB trên toàn quốc sẽ được miễn phí chuyển tiền.
Đại diện SCB cho biết, hoạt động này nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng trước nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ và chuyển tiền quốc tế ngày càng cao về. "Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có khoảng 5,3 triệu người sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Con số này không ngừng gia tăng. Thông qua chương trình lần này, SCB mong muốn được đồng hành và hỗ trợ các khách hàng", đại diện nhà băng này chia sẻ.
Hiện nay mức phí chuyển tiền quốc tế của SCB chỉ từ 0,18%. Với ưu đãi "Miễn phí chuyển tiền - Đến liền năm châu",khách hàng chỉ cần mua ngoại tệ để thực hiện giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài sẽ được miễn ngay phí chuyển tiền.
Với dịch vụ mua bán đa dạng ngoại tệ, SCB luôn áp dụng chính sách tỷ giá ưu đãi, cạnh tranh, thủ tục đơn giản, nhận tiền nhanh trong vòng 24 giờ. Ngoài ra, nhà băng này còn cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế thông qua hai hệ thống phổ biến là SWIFT và Western Union, với mạng lưới giao dịch rộng lớn, giúp người nhận dễ dàng giao dịch ở địa điểm phù hợp.
Các thủ tục trong giao dịch mua ngoại tệ và chuyển tiền quốc tế sẽ được nhân viên SCB tư vấn chi tiết, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận tiện cho cả người gửi và người nhận.
Nguồn: Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Tăng cường thanh tra, giám sát, ngăn trục lợi gói hỗ trợ lãi suất 2% năm
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Ông Phạm Đức Ấn: Giải pháp OSB rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của Agribank
- Những thay đổi quan trọng về tài khoản ngân hàng từ 1/1/2025
- BIDV: Vững mạnh, đột phá, dẫn đầu
- Lý do Techcombank tiếp tục giữ vị trí số 1 trong Top doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất 2024?
- Điều gì giúp MB Bank 3 năm liên tiếp vào Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam?
- Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật sinh trắc học
- Từ hôm nay 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học
- Danh sách 8 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tuần này, cao nhất 9,5%/năm
- 19 ngân hàng "rủ nhau" tăng lãi suất, gửi tiền ở đâu "hời" nhất?
- Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng
- Đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng nào nhận cổ tức cao?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa