Tin ngân hàng ngày 13/6: Ngân hàng Nhà nước chưa cần thiết phải thắt chặt chính sách tiền tệ

14:35 | 13/06/2022

|
Bảo đảm quyền lợi bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên; Đến năm 2025, nâng vốn pháp định của ngân hàng thương mại lên 5.000 tỷ đồng; Agribank tiếp tục đấu giá 5 bất động sản chục tỷ để thu hồi nợ… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng nổi bật tuần qua: Kiến nghị cần có biện pháp sớm dẹp nạn cho vay qua appTin ngân hàng nổi bật tuần qua: Kiến nghị cần có biện pháp sớm dẹp nạn cho vay qua app
Tin ngân hàng ngày 11/6: Nam A Bank mở mới 5 chi nhánh với hơn 30 điểm giao dịchTin ngân hàng ngày 11/6: Nam A Bank mở mới 5 chi nhánh với hơn 30 điểm giao dịch

MBS: Ngân hàng Nhà nước chưa cần thiết phải thắt chặt chính sách tiền tệ

Mới đây, Công ty chứng khoán MBS có Báo cáo Kinh tế hàng tháng. Các chuyên gia cho biết, thời gian gần đây, đã có ý kiến cho rằng, trong năm 2022 áp lực lạm phát tại Việt Nam khá lớn và nhiệm vụ kiềm chế lạm phát trong năm nay ở mức dưới 4% như Quốc hội đề ra gặp rất nhiều khó khăn; đề xuất Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát cũng đãxuất hiện. Tuy nhiên, MBS cho rằng thực tế hiện nay cho thấy, do cầu tiêu dùng còn yếu, lạm phát tại Việt Nam trong năm 2022 được dự báo sẽ vẫn ở mức thấp, bất chấp giá xăng dầu và một số nguyên vật liệu có thể gia tăng. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước chưa cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ.

Tin ngân hàng ngày 13/6: Ngân hàng Nhà nước chưa cần thiết phải thắt chặt chính sách tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước chưa cần thiết phải thắt chặt chính sách tiền tệ

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,48% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước. GSO cho biết, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, bên cạnh giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, là những nguyên nhân chủ yếu làm CPI tháng 5 tăng.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017 - 2020; lạm phát cơ bản tăng 1,1%.

Về tỷ giá, giá trị đồng USD đối với VND trên thị trường tự do duy trì ở mức cao trái ngược với diễn biến giảm giá với một số đồng tiền khác trong khu vực trong nửa cuối tháng 5. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng 400 đồng/USD so với cuối tháng 4 và hiện giao dịch ở mức 23.855 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm và liên ngân hàng lần lượt giao dịch ở mức 23.057 đồng/USD, giảm 83 đồng/USD và 23.126 đồng/USD, tăng 72 đồng/USD so với cuối tháng 4.

Kết thúc tháng 5, chỉ số DXY Index giảm xuống mức 101,78. Đồng bạc xanh đã trượt giá khi thị trường điều chỉnh quan điểm về việc tăng lãi suất của Fed. Dữ liệu công bố cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đã tăng hơn dự kiến trong tháng 4 do các hộ gia đình tăng cường mua hàng hóa và dịch vụ đồng thời sự gia tăng lạm phát đã chậm lại. Dữ liệu kinh tế khả quan như vậy cùng với việc thị trường đang đặt cược vào lộ trình thắt chặt thận trọng với tốc độ chậm hơn của Fed đã và đang làm suy yếu đồng USD như gần đây.

TP HCM: Bảo đảm quyền lợi bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên

Thực hiện BHYT đối với học sinh, sinh viên không chỉ là quyền lợi về sức khỏe đối với các em, mà còn là một cách thức giáo dục các em về trách nhiệm xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái. Khi học sinh, sinh viên tham gia BHYT sẽ tạo sự yên tâm cho chính bản thân các học sinh, sinh viên, cha mẹ và gia đình nếu không may xảy ra tai nạn thương tích, bệnh tật, giúp các em có cơ hội được khám chữa bệnh, được khỏe mạnh và sớm quay trở lại trường học. Nhà trường cũng yên tâm trong quản lý sức khỏe cho học sinh, sinh viên, có thêm cơ hội, thêm điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn có những ảnh hưởng nhất định, việc triển khai BHYT học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Song, trên tinh thần quyết tâm phấn đấu đạt tỷ lệ 100% học sinh, sinh viên của thành phố tham gia BHYT, bảo đảm tất cả học sinh, sinh viên được thụ hưởng đầy đủ quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, góp phần hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT năm 2022, theo đại diện BHXH TP HCM, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, nhất là ngành giáo dục và đào tạo.

Đồng thời, BHXH TP HCM cũng sẽ tiếp tục phối hợp với ngành y tế làm tốt công tác khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi cho học sinh, sinh viên có BHYT khi ốm đau, tai nạn đến điều trị tại các cơ sở y tế; các nhà trường làm tốt công tác y tế học đường, quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hoạt động giáo dục thể chất, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên.

Xác định công tác tuyên truyền là khâu then chốt để giáo viên, các bậc phụ huynh thấy được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHYT cho học sinh, sinh viên, thời gian tới, BHXH thành phố sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp với các trường học tham gia triển khai BHYT học sinh, sinh viên; thường xuyên theo dõi tỷ lệ tham gia BHYT của các trường để phối hợp vận động các em chưa tham gia; đối với các em có hoàn cảnh khó khăn thì vận động Mạnh Thường Quân hỗ trợ thẻ BHYT...

Đến năm 2025, nâng vốn pháp định của ngân hàng thương mại lên 5.000 tỷ đồng

Theo quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" vừa được Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký ban hành, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm số lượng các tổ chức tín dụng (TCTD), xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, và xây dựng hệ thống các TCTD lành mạnh, phát triển bền vững.

Theo đề án, TCTD sẽ phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ đến năm 2025. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại nội địa có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn cần vốn điều lệ tối thiểu 15.000 tỷ đồng; nhóm ngân hàng thương mại nội địa quy mô nhỏ và trung bình, cũng như có vốn nước ngoài thì cần vốn điều lệ tối thiểu 5.000 tỷ đồng.

Hiện nay, mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng.

Đối với các công ty tài chính, mức vốn điều lệ quy định thấp nhất là 750 tỷ đồng; chỉ tiêu này với công ty cho thuê tài chính là 450 tỷ đồng.

Riêng các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính yếu, yếu kém được kiểm soát đặc biệt/thực hiện phương án cơ cấu lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phương án tăng vốn thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Liên quan đến vấn đề này, Nghị định số 86/2019/NĐ-CP đã quy định mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng; ngân hàng chính sách là 5.000 tỷ đồng; ngân hàng hợp tác xã là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu đô la Mỹ (USD); công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng... Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2020.

Agribank tiếp tục đấu giá 5 bất động sản chục tỷ để thu hồi nợ

Từ đầu tháng 6 tới nay, Agribank liên tục phát đi các thông báo đấu giá tài sản có giá trị hàng chục tỷ đồng để thu hồi nợ, giá khởi điểm dao động trong khoảng 10-30 tỷ đồng.

Tin ngân hàng ngày 13/6: Ngân hàng Nhà nước chưa cần thiết phải thắt chặt chính sách tiền tệ
Agribank tiếp tục đấu giá 5 bất động sản chục tỷ để thu hồi nợ

Gần nhất, ngân hàng thông bán đấu giá quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tọa lạc tại phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức (quận 2 cũ), TP HCM. Giá khởi điểm là 30 tỷ đồng. Đây là tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoàng Triều. Doanh nghiệp thành lập năm 2016, người đại diện pháp luật là ông Hoàng Văn Thành, hoạt động trong lĩnh vực bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thông báo tìm đơn vị tổ chức đấu giá một lô đất và tài sản đính kèm với lô đất (123,2 m2) khác tại số 368 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Giá khởi điểm Agribank đưa ra là hơn 24 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thông báo tìm đơn vị tổ chức đấu giá một lô đất và tài sản đính kèm với lô đất (123,2 m2) khác tại số 368 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Giá khởi điểm Agribank đưa ra là hơn 24 tỷ đồng.

Ngân hàng rao bán quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số 121/3A khu phố 1, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP HCM. Lô đất rộng 122 m2, tổng diện tích sử dụng 325,4 m2. Giá khởi điểm ngân hàng đề ra là 16,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, Agribank cũng rao bán một lô đất khác tại tỉnh Kiên Giang với giá khởi điểm 10,4 tỷ đồng. Thửa đất rộng 432,9 m2 có địa chỉ tại số 155 đường Trần Phú, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Nhà băng rao bán một bất động sản khác tại TP HCM với giá khởi điểm gần 10 tỷ đồng. Tài sản gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với lô đất rộng 88,8 m2 tại số 681/26/34 đường Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp.

Nguồn: Tin ngân hàng ngày 13/6: Ngân hàng Nhà nước chưa cần thiết phải thắt chặt chính sách tiền tệ

Huy Tùng

kinhtexaydung.petrotimes.vn