Tin ngân hàng ngày 16/5: 100 tổ chức, cá nhân đăng ký thành viên sàn giao dịch nợ

14:46 | 16/05/2022

|
'Siết' doanh nghiệp vay vốn nước ngoài; Các ngân hàng thí điểm rút tiền từ CCCD tại ATM; Ngân hàng có còn là điểm tựa cho VN-Index năm 2022… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Đã có hướng xử lý hai ngân hàng yếu kém CBBank và OceanBankTin ngân hàng nổi bật trong tuần qua: Đã có hướng xử lý hai ngân hàng yếu kém CBBank và OceanBank
Tin ngân hàng ngày 13/5: BIDV rao bán nhiều tài sản thế chấp của Thép Việt NhậtTin ngân hàng ngày 13/5: BIDV rao bán nhiều tài sản thế chấp của Thép Việt Nhật

100 tổ chức, cá nhân đăng ký thành viên sàn giao dịch nợ

Mới đây, tại Hội nghị Tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin trong công tác xử lý nợ, ông Vũ Ngọc Minh, Giám đốc Sàn giao dịch nợ VAMC cho biết, hàng hoá giao dịch trên Sàn giao dịch nợ là các khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm (TSBĐ) của các khoản nợ xấu với các thành viên là các TCTD, các Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của các TCTD và các cá nhân và tổ chức khác có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và tự nguyện tham gia Sàn giao dịch nợ.

Tin ngân hàng ngày 16/5: 100 tổ chức, cá nhân đăng ký thành viên sàn giao dịch nợ

Sàn giao dịch nợ thực hiện tiếp nhận và kiểm tra thông tin về khoản nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu, giới thiệu, cung cấp thông tin về khoản nợ xấu, TSBĐ cho bên có nhu cầu giao dịch, tìm kiếm và tiếp cận các nhà đầu tư quan tâm, thực hiện dịch vụ tư vấn, môi giới về khoản nợ xấu, TSBĐ, tạo lập kho dữ liệu về nợ xấu, TSBĐ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, các nhà đầu tư quan tâm tiếp cận thông tin, kết nối các giao dịch về nợ xấu.

Tính đến hết ngày 30/4/2022, đã có 100 tổ chức và cá nhân đăng ký thành viên và đã được Sàn giao dịch nợ cung cấp user truy cập website của Sàn. Hiện nay, Sàn giao dịch nợ đã ký 10 hợp đồng nguyên tắc với các TCTD và đơn vị thành viên, đồng thời làm việc với các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn, môi giới của Sàn giao dịch nợ.

'Siết' doanh nghiệp vay vốn nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra dự thảo quy định điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh theo hướng “siết” hơn.

Trong thời gian gần đây, vay nước ngoài của tổ chức tín dụng (TCTD) và doanh nghiệp (DN) có xu hướng gia tăng do các TCTD, DN tận dụng mặt bằng lãi suất thấp trên thị trường quốc tế; nhiều DN phải vay vốn từ công ty mẹ, công ty thánh viên để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn đến nguy cơ không đảm bảo đáp ứng chỉ tiêu về tổng hạn mức rút vốn ròng trong trung dài hạn và mức tăng dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

Để kiểm soát được mức vay nước ngoài tự vay tự trả, đảm bảo hạn mức hàng năm duy trì các ngưỡng nợ an toàn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng nhà nước nghiên cứu xây dựng phương án quy định điều kiện vay chặt chẽ đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đưa ra dự thảo thay thế Thông tư 12 với điều kiện chặt chẽ hơn. Trong bối cảnh Việt Nam thực hiện lộ trình tự do giao dịch vốn thận trọng, phù hợp với khuyến nghị của IMF về tự do các kiểm soát vốn đối với nợ nước ngoài, việc nghiên cứu, áp dụng một số điều kiện vay mang tính quản lý rủi ro, an toàn thận trọng. Chẳng hạn, yêu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá, hạn chế dư nợ vay cho các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, áp dụng mức trần chi phí vay… là cần thiết.

Chính vì vậy, NHNN nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp quản lý mang tính tính kỹ thuật. Cụ thể, chi phí vay nước ngoài bằng ngoại tệ bằng lãi suất tham chiếu cộng với 8%/năm; còn vay bằng tiền đồng, lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam cộng 8%/năm. Hay bên đi vay phải thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ đối với khoản vay nước ngoài có kim ngạch trên 500.000 USD… Ngoài ra, dự thảo thông tư còn quy định về giới hạn vay nước ngoài, tỷ lệ đảm bảo an toàn, mục đích vay nước ngoài…

Các ngân hàng thí điểm rút tiền từ CCCD tại ATM

Hiện nay, việc rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip chỉ mới được thí điểm áp dụng tại một số ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, VietinBank...

Bộ Công an phối hợp cùng một số ngân hàng triển khai thí điểm dịch vụ rút tiền bằng CCCD gắn chip tại một số điểm trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh. Dự kiến, trong thời gian tới, việc rút tiền từ CCCD tại ATM sẽ được triển khai mở rộng trên toàn hệ thống.

Theo các cơ quan chức năng, ngoài những tiện ích trong việc rút tiền, việc sử dụng CCCD gắn chip khi rút tiền mặt tại ATM còn giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn trong các giao dịch tài chính.

Việc xác nhận thông tin chính chủ sẽ được đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học của khách hàng bằng hình thức quét khuôn mặt và vân tay. Điều này sẽ hạn chế tối đa những nguy cơ giả mạo thẻ có thể xảy ra.

Thẻ CCCD được Bộ Công an làm rất chặt chẽ, với những công cụ bảo mật, sử dụng công nghệ xác thực khách hàng thông qua dữ liệu sinh trắc học như xác thực gương mặt, vân tay... kết nối trực tiếp với dữ liệu công dân quốc gia.

Ngân hàng có còn là điểm tựa cho VN-Index năm 2022?

Đối với VN-Index nói chung, nhóm ngân hàng đóng góp 30,5% vốn hóa và 40,1% tổng lợi nhuận toàn thị trường. Vì vậy nhìn vào triển vọng ngành ngân hàng, chúng ta sẽ có 1 góc nhìn tích cực về thị trường hiện tại. Các cơ sở để đặt kỳ vọng như sau:

Thứ nhất, bản thân tăng trưởng EPS ngành ngân hàng đóng góp lớn vào tăng trưởng EPS toàn thị trường;

Thứ hai, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng cũng là một chỉ báo về sự phục hồi của nền kinh tế phục hồi. Theo kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng đang niêm yết trên HOSE, kế hoạch lợi nhuận năm 2022 tăng trung bình 32% sẽ đóng góp lớn cho tăng trưởng EPS toàn thị trường chung. Với việc đã thực hiện 28,4% kế hoạch năm ngay trong quý 1/ 2022, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng việc hoàn thành, thậm chí vượt kế hoạch năm nay của các ngân hàng.

Tin ngân hàng ngày 16/5: 100 tổ chức, cá nhân đăng ký thành viên sàn giao dịch nợ

Cũng có quan điểm rằng kế hoạch kinh doanh là một chuyện, còn thực hiện được đúng và đạt kế hoạch kinh doanh đó hay không là chuyện khác, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh lãi suất huy động đang tăng lên (có thể khiến NIM của ngân hàng phải thu hẹp lại) và việc siết đầu tư trái phiếu doanh nghiệp theo Thông tư 16; Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đang có kế hoạch tăng vốn lớn trong 2022, có thể khiến EPS thay đổi và giảm, định giá khác đi dù lợi nhuận tăng; chưa kể kế hoạch kinh doanh có thể không thực hiện được.

Tuy nhiên, ở trên là mức tính P/B trailing (P/B trượt của 4 quý trước đó) và P/B Forward theo kế hoạch lợi nhuận (giả định được giữ lại toàn bộ); cũng như lãi suất tăng nhưng không ảnh hưởng thu hẹp NIM khi lãi suất theo xu hướng nới ra, không giảm.

Ngoài ra, cũng phải lưu ý trái ngược với những lo lắng trước đây về nợ xấu ngân hàng do nợ cơ cấu lại và hệ lụy của COVID-19 để lại 2 năm qua; Thực tế, theo thống kê từ BCTC của các ngân hàng, đến quý 1/2022 thì lớp đệm nợ xấu của các ngân hàng đã tăng lên rất mạnh, do các ngân hàng đã chủ động đẩy mạnh dự phòng cho nợ xấu trong thời gian qua, bao gồm cả giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19. Nhiều ngân hàng đã trích lập nhiều hơn nợ xấu đang có. Nếu đem toàn bộ quỹ dự phòng nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trừ đi nợ xấu, thì tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành chỉ còn 0,14%. Theo đó, nợ xấu đã dự phóng nhờ lớp đệm lớn. Vì vậy định giá P/B như tính toán đã chiết khấu các rủi ro trên, vì thị trường chứng khoán là hàn thử biểu thường đi trước kinh tế thật ít nhất 6 tháng.

Nhìn chung, đối với ngành ngân hàng nói riêng, đợt giảm vừa qua đưa định giá P/B của ngành về vùng thấp kể từ 2015, với ROE trung bình 18,66% + kế hoạch tăng trưởng cao; vì vậy, ngành ngân hàng vẫn xứng đáng nhận được sự quan tâm của thị trường khi “cơn bão” qua đi.

Nguồn: Tin ngân hàng ngày 16/5: 100 tổ chức, cá nhân đăng ký thành viên sàn giao dịch nợ

Huy Tùng

kinhtexaydung.petrotimes.vn