Tin bất động sản ngày 18/7: Năm 2022, Hậu Giang kêu gọi đầu tư 31 dự án đô thị
Tin bất động sản nổi bật trong tuần qua: Nhà ở, đất ở liên tục tăng, cao hơn so với thu nhập của người dân |
Tin bất động sản ngày 16/7: Bình Định cảnh báo về Dự án Khu du lịch cao cấp Thiên Đường Xanh |
Năm 2022, Hậu Giang kêu gọi đầu tư 31 dự án đô thị
Năm 2022, UBND tỉnh Hậu Giang kêu gọi đầu tư 87 dự án với quy mô đầu tư dự kiến 30.265ha, với tổng mức đầu tư 48.175 tỷ đồng. Trong danh sách 87 dự án, có 9 dự án vào khu công nghiệp, 7 dự án vào cụm công nghiệp, 21 dự án nông nghiệp, 31 dự án đô thị, 8 dự án du lịch.
Năm 2022, Hậu Giang kêu gọi đầu tư 31 dự án đô thị |
Trong đó có một số dự án đô thị đang kêu gọi đầu tư gồm: Khu đô thị mới Hiệp Lợi tại phường Hiệp lợi, thành phố Ngã Bảy, diện tích 136ha. Tổng mức đầu tư 1.904 tỷ đồng; Khu đô thị mới Cái Côn, thành phố Ngã Bảy với diện tích 78ha. Tổng mức đầu tư 1.092 tỷ đồng; Khu đô thị mới đường Trần Ngọc Quế, thành phố Vị Thanh với diện tích 65ha, tổng mức đầu tư 910 tỷ đồng.
Khu đô thị mới tại phường III và xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh với diện tích 49ha, tổng mức đầu tư 686 tỷ đồng; Khu đô thị mới tuyến đường Quốc lộ 61C, tại khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh với diện tích 46ha, tổng mức đầu tư 644 tỷ đồng; Khu đô thị mới đường Trần Ngọc Quế phường V, diện tích 40,1ha, tổng mức đầu tư 562 tỷ đồng; Khu đô thị mới khu vực 6, phường III, thành phố Vị Thanh với diện tích 39ha, tổng mức đầu tư 546 tỷ đồng.
Khu đô thị mới I, phường IV, thành phố Vị Thanh, diện tích 35ha, tổng mức đầu tư 490 tỷ đồng; Khu đô thị mới đường Nguyễn Viết Xuân, phường III, thành phố Vị Thanh diện tích 32ha, tổng mức đầu tư 448 tỷ đồng.
Khu đô thị mới trung tâm phường V, thành phố Vị Thanh với quy mô đầu tư dự kiến 19,6ha, tổng mức đầu tư 274 tỷ đồng; Khu đô thị mới kênh Mương Lộ, phường V, thành phố Vị Thanh với diện tích 9,8ha, tổng mức đầu tư 137 tỷ đồng.
Dự kiến tại Hội nghị xúc tiến đầu năm 2022 diễn ra ngày 16/7, UBND tỉnh Hậu Giang sẽ trao 12 chứng nhận quyết định chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 18.959 tỷ đồng, tổng diện tích 290ha; ký biên bản ghi nhớ với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn, mở ra cơ hội phát triển mới cho Hậu Giang.
Được biết trong Hội nghị, tỉnh cũng kêu gọi đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với quy mô dự án 50 ha, tổng mức đầu tư 345 tỷ đồng.
Ninh Thuận đẩy nhanh tiến độ các dự án khu đô thị quy mô lớn
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phát đi báo cáo số 180/BC-UBND về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.
Theo đó, về tình hình thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, UBND tỉnh Ninh Thuận đã và đang tập trung chỉ đạo hoàn thành các đồ án quy hoạch lớn như, nhiệm vụ đồ án quy hoạch chung xây dựng khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận đến năm 2040; điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; quy hoạch phân khu xây dựng cảng cạn Cà Ná; đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy; đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu vực Mũi Dinh; đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng (1/500) khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Top Resort…
Song song với đó, Ninh Thuận cũng tập trung đẩy nhanh tiến độ các khu đô thị. Trong đó, dự án khu đô thị mới bờ sông Dinh quy mô 1.713 tỷ đồng đã được tỉnh cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư để làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng gồm: Dự án khu đô thị mới Bắc Sông Ông; khu đô thị mới Khánh Hải; dự án khu đô thị mới Khánh Hải - Khu đất Sân vận động Khánh Hải (cũ).
Về đầu tư phát triển, tỉnh đã chỉ đạo hoàn thành quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tăng cường xúc tiến, mời gọi đầu tư và tăng tính công khai, minh bạch trong thu hút đầu tư.
Ninh Thuận cũng đã tập trung rà soát các dự án chậm tiến độ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, có quy mô lớn gắn với công tác thanh tra, kiểm tra các dự án, xử lý kịp thời các dự án chậm tiến độ.
Thanh Hóa quy hoạch vùng sinh thái rừng đầu nguồn hơn 58.000ha
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lang Chánh đến năm 2045.
Theo đó, ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Lang Chánh với 10 đơn vị hành chính cấp xã (9 xã và 1 thị trấn). Phía Bắc vùng quy hoạch giáp huyện Bá Thước; phía Nam giáp huyện Thường Xuân; phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc; phía Tây giáp huyện Quan Sơn và huyện Sầm Tớ (tỉnh Hủa Phăn - nước CHDCND Lào).
Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 58.562,81ha (585,63km2). Quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 54.500 người, dân số đô thị khoảng 21.500; đến năm 2045 khoảng 58.500 người; dân số đô thị khoảng 32.500.
Về quy mô đất đai, dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 1.362ha (chiếm 2,32% tổng diện tích tự nhiên); đến năm 2045 khoảng 1.500ha (chiếm 2,56% tổng diện tích tự nhiên).
Khu vực quy hoạch có tính chất là vùng sinh thái rừng đầu nguồn, vùng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ và công nghiệp khai khác, vật liệu xây dựng.
Các điểm đô thị, là hạt nhân phát triển kinh tế xã hội tiểu vùng gồm: Thị trấn Lang Chánh; Đô thị Ngàm (xã Yên Thắng); Đô thị Poọng (xã Giao Thiện).
Toàn huyện Lang Chánh được phân thành 3 tiểu vùng: Vùng phía Bắc gồm thị trấn Lang Chánh, xã Đồng Lương, Tam Văn; Tân Phúc.
Vùng phía Nam gồm 3 xã Giao An, Giao Thiên và Trí Nang.
Vùng phía tây gồm 3 xã Lâm Phú, Yên Thắng, Yên Khương.
Được biết, Lang Chánh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa với diện tích 585,92 km2.
Đây là huyện có địa hình đa dạng và phức tạp với độ cao tăng dần từ 400-500 ở phía Đông lên tới 700-900m ở phía Tây.
Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2030 sẽ có thêm 7 khu công nghiệp
Theo Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội gắn với phát triển bền vững, có sức lan tỏa, tác động đến phát triển công nghiệp toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2030 sẽ có thêm 7 khu công nghiệp |
Trên cơ sở đó, Thái Nguyên xác định bước đột phá trong phát triển là tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút nhà đầu tư; phát triển hạ tầng giao thông và khu công nghiệp gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, công nghệ cao; khuyến khích hình thành những cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tính đến nay, Thái Nguyên đã có 5 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích gần 1.500ha, gồm: Khu công nghiệp Sông Công I (thành phố Sông Công) 196,88ha, trong đó mở rộng 1,88ha; Khu công nghiệp Điềm Thụy (Phú Bình và Phổ Yên) 361,1ha trong đó mở rộng thêm 11,1ha; Khu công nghiệp Nam Phổ Yên (Phổ Yên) 263ha, trong đó mở rộng thêm 143ha; Khu công nghiệp Yên Bình (Phổ Yên) 400ha; Khu công nghiệp Sông Công II (thành phố Sông Công) 250ha.
Thái Nguyên cũng đã có 3 khu công nghiệp có trong quy hoạch gồm: Khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2 (thành phố Sông Công 300ha); Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phú Bình (tổng diện tích 900ha, trong đó đất khu công nghiệp 675ha tại huyện Phú Bình và Khu công nghệ tập trung Yên Bình (Phổ Yên và Phú Bình) 200ha.
Theo định hướng, tới năm 2030, Thái Nguyên sẽ thêm 4 khu công nghiệp mới với khoảng gần 1600ha nữa là: Khu công nghiệp Yên Bình 2 (Phổ Yên và Phú Bình 301ha); Khu công nghiệp Yên Bình 3 (Huyện Phú Bình 300ha); Khu công nghiệp Thượng Đình (Huyện Phú Bình 130ha) và Khu công nghệ - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên (Quy hoạch toàn khu là 1.128ha, trong đó có 868ha đất khu công nghiệp, 260ha đất đô thị - dịch vụ).
Nguồn: Tin bất động sản ngày 18/7: Năm 2022, Hậu Giang kêu gọi đầu tư 31 dự án đô thị
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?
-
Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
-
Giá bất động sản sẽ giảm trong thời gian tới?
-
Nguồn cung hạn chế, giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh
-
Đầu tư công tăng tốc, liệu có lo “thổi giá” bất động sản?
-
Chưa bao giờ lãi suất cho vay bất động sản thấp như hiện nay, nhưng…
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
- Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân khiến giá nhà chưa ngừng tăng
- Thêm nhiều thách thức với ngành bất động sản khi có bảng giá đất mới
- Một số lưu ý nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024
- Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2, mặt tiền ít nhất 4m
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững