Tin bất động sản ngày 21/7: Rà soát, điều chỉnh đề xuất dự án cây dược liệu của Địa ốc Phú Đông
Tin bất động sản ngày 20/7: Hàng loạt dự án nhà ở tại Bình Dương "bán lúa non" “đắp chiếu” nhiều năm |
Tin bất động sản ngày 19/7: Kiến nghị thu hồi đất Dự án Khu biệt thự du lịch sinh thái Măng Đen |
Lâm Đồng: Phải rà soát, điều chỉnh đề xuất dự án cây dược liệu của Địa ốc Phú Đông
Công ty cổ phần Địa ốc Phú Đông vừa đề xuất thực hiện Dự án đầu tư Quản lý bảo vệ rừng kết hợp với trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại một phần tiểu khu 263A, xã Mê Linh và tiểu khu 263B, 270 thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà với tổng diện tích 349,79 ha.
Một khu đất dự án cây dược liệu của Địa ốc Phú Đông |
Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng cho rằng, hiện nay, trên diện tích đề xuất thực hiện dự án có diện tích khoảng 90 ha với khoảng 100 hộ dân đang sử dụng, sinh sống và canh tác nông nghiệp ổn định (thời gian lấn chiếm từ năm 2008 - 2009, chủ yếu trồng cây cà phê), nằm rải rác trong diện tích dự án.
Do vậy, để đảm bảo cuộc sống người dân, tránh xảy ra các trường hợp tranh chấp, khiếu kiện trong quá trình thực hiện dự án giữa nhà đầu tư và các hộ dân, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Công ty cổ phần địa ốc Phú Đông phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện Lâm Hà tiến hành rà soát, điều chỉnh lại diện tích đề xuất thực hiện dự án cho phù hợp với hiện trạng thực tế, đánh giá phương án bồi thường, thu hồi đất, hỗ trợ cây trồng, vật kiến trúc (nếu có) của việc đề xuất thực hiện dự án trên phần diện tích người dân đang sản xuất nông nghiệp.
Sở Xây dựng cho rằng, căn cứ Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì địa điểm thực hiện dự án tại tiểu khu 270 được định hướng là đất rừng sản xuất, tại tiểu khu 263B được định hướng là đất du lịch sinh thái (Khu du lịch thác Voi).
Do đó, Công ty cổ phần Địa ốc Phú Đông phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh diện tích thực hiện dự án cho phù hợp, không trùng lắp, chồng lấn lên diện tích quy hoạch Khu du lịch Thác Voi.
Ngày 31/5/2022, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát quy hoạch phát triển vùng trồng dược liệu phù hợp với định hướng quy hoạch của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để kêu gọi nhà đầu tư triển khai dự án gắn với xây dựng cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm.
Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Đông liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được cung cấp thông tin, rà soát lại quy hoạch trồng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh để đề xuất thực hiện dự án cho phù hợp và đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án.
Quảng Nam mới có 17 dự án nhà ở lựa chọn được nhà đầu tư
Thông tin về hiệu quả của việc tổ chức đấu thầu các dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Phú, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cho biết, đến nay các dự án đang triển khai xây dựng có khoảng 2.000 căn nhà riêng lẻ.
Theo ông Phú, thị trường bất động sản của tỉnh Quảng Nam cơ bản đảm bảo lành mạnh. Tuy nhiên, một số dự án chậm ra sản phẩm do hoàn thiện thủ tục đầu tư, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tình trạng khiếu kiện khiếu nại, chủ yếu tại khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.
Về chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cho biết, chỉ tiêu phát triển nhà ở năm 2021 - 2022 theo kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 được duyệt khoảng 493ha đất ở.
Tuy nhiên, do những vướng mắc trong thủ tục đầu tư như chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư theo đấu giá, đấu thầu kéo dài nên thời gian qua tỷ lệ đạt thấp.
Từ năm 2021 đến tháng 7/2022, mới có 17 dự án đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư với quy mô diện tích dự án khoảng 192 ha. Trong đó, đất ở khoảng 67 ha, đạt khoảng 13,6% chỉ tiêu phát triển nhà ở.
Ngoài ra, sau khi lựa chọn, nhà đầu tư các dự án mới được thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng và thi công xây lắp. Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở 2021 - 2022 đạt thấp.
Liên quan đến các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư, ông Nguyễn Phú cho biết, cuối năm 2017, Sở Xây dựng đã dừng công tác lựa chọn chủ đầu tư, do đã có các nghị định và thông tư hướng dẫn đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất. Hiện nay, công tác thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án và lựa chọn nhà đầu tư dự án theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Thừa Thiên Huế tìm chủ cho khu nghỉ dưỡng sinh thái ven biển gần 2.000 tỉ đồng
Theo đó, diện tích sử dụng đất dự kiến khoảng 75,39ha với mục tiêu xây dựng dự án khu nghỉ dưỡng sinh thái ven biển tại xã Giang Hải với tiêu chuẩn từ 3-5 sao, dự kiến đón tối đa khỏng 5.000 khách lưu trú/ngày và khoảng 2.000 người.
Sản phẩm và dịch vụ mà dự án cung cấp gồm: khu khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp; khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp; khu trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch, nhà hàng ẩm thực; khu công viên chuyên đề; khu hỗn hợp dự trữ phát triển; khu chức năng bổ trợ như; khu trải nghiệm văn hoá địa phương, tổ chức các hoạt động cộng đồng.
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 1.985 tỉ đồng.
Thời gian hoạt động dự án là 50 năm tính từ ngày nhà đầu tư có quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất. Tổng thời gian thực hiện dự án không quá 48 tháng kể từ ngày bàn giao đất trên thực hiện. Trong đó, thời gian hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật không qua 12 tháng.
Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng kí thực hiện dự án đến 15h ngày 23/8/2022.
Trước đó, tháng 11/2021, Khu đô thị sinh thái và nghỉ dưỡng ven biển tại xã Giang Hải và xã Vinh Hiền đã được UBND tỉnh đã phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000).
Theo đó, dự án có quy mô 717ha, trong đó diện tích thuộc xã Vinh Hiền khoảng hơn 548ha, diện tích thuộc xã Giang Hải khoảng 167ha. Quy mô dân số đến năm 2035 khoảng 22.800 người.
Phân khu này sẽ được quy hoạch phân thành 5 phân khu chính. Trong đó, phân khu số 1 là Khu du lịch sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí ven biển quy mô gần 125ha.
Phân khu số 2 có quy mô 123ha, là đô thị sinh thái ven biển, chức năng công cộng dịch vụ đô thị và dịch vụ với các loại hình vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ, trung tâm mua sắm...
Phân khu số 3 là thu trung tâm công cộng - dịch vụ quy mô diện tích khoảng 154ha.
Phân khu số 4 rộng khoảng 121ha, là khu ở chỉnh trang, kết hợp khai thác thế mạnh đầm phá và nuôi trồng thủy sản, đi kèm với du lịch khám phá, trải nghiệm cộng đồng.
Phân khu số 5 với quy mô khoảng 193ha, là khu phát triển mới kết hợp chỉnh trang và bảo tồn cảnh quan.
Đồng Nai: Quy hoạch 3 đô thị gắn với sân bay Long Thành
Theo đồ án quy hoạch, Vùng huyện Long Thành có diện tích hơn 43.000 ha, hướng đến xây dựng một vùng phát triển kinh tế động lực trung tâm của tỉnh Đồng Nai, là cực phía Đông của TP HCM; đầu mối giao thông quốc tế của vùng quốc gia với các thế mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị, dịch vụ, thương mại của vùng quốc gia với các thế mạnh là phát triển đô thị, dịch vụ - thương mại, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp chuyên canh.
Quy hoạch 3 đô thị gắn với sân bay Long Thành |
Vùng huyện Long Thành sẽ phát triển trên 5 chiến lược, trong đó 3 đô thị Long Thành, Bình Sơn, Phước Thái gắn với khu vực sân bay Long Thành, hệ thống cảng Gò Dầu và các tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; TP HCM - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành.
Ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, cho biết tầm nhìn quy hoạch đến năm 2030 cơ bản là huyện phát triển công nghiệp; năm 2040 sẽ trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp hiện đại, dịch vụ chất lượng cao cấp quốc tế và đến năm 2050 tập trung nâng cao chất lượng đô thị, phát triển mô hình đô thị sinh thái; là vùng có chất lượng cuộc sống tốt, hài hòa thân thiện với môi trường.
Theo ông Tiếp, với vùng khu vực chức năng đặc thù sân bay Long Thành có quy mô vùng là 9.260 ha nằm trên xã Cẩm Đường và một phần các xã Long An, Long Phước, Bình Sơn và Bàu Cạn. Riêng đối với diện tích 5.000 ha sân bay Long Thành được quy hoạch khi hoàn thành sẽ có công suất phục vụ 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Tại hội nghị, đại diện nhiều doanh nghiệp (DN) đã đóng góp ý kiến vào đồ án quy hoạch Vùng huyện Long Thành như: cần có thêm khu triển lãm, trung tâm hội nghị quốc tế tại thành phố sân bay Long Thành; dự trữ quỹ đất chung quanh sân bay để phát triển trong tương lai; tính toán phát triển các khu dịch vụ, thương mại cao cấp và dự trữ quỹ đất quanh sân bay Long Thành để đáp ứng nhu cầu người dân, DN, du khách.
Ghi nhận ý kiến của các DN, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng nhấn mạnh quy hoạch vùng huyện Long Thành gắn với các công trình hạ tầng được đầu tư, trong đó trọng tâm là sân bay Long Thành và các tuyến đường cao tốc. Tỉnh Đồng Nai đã tính toán phát triển các khu đô thị, thương mại, dịch vụ trong đồ án, nhưng mong muốn các DN đóng góp thêm ý kiến ở các lĩnh vực có kinh nghiệm để phát huy lợi thế, tạo động lực phát triển cho vùng.
Theo ông Dũng, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tổng hợp các ý kiến quý báu của các chuyên gia, DN để nhìn nhận, đánh giá và có một đồ án quy hoạch vùng huyện Long Thành khoa học. Từ đó, tỉnh sẽ quy hoạch chi tiết từng khu vực để mời gọi đầu tư, phát triển Long Thành bảo đảm gắn với xu thế của thời đại và lợi thế của vùng.
Nguồn: Tin bất động sản ngày 21/7: Rà soát, điều chỉnh đề xuất dự án cây dược liệu của Địa ốc Phú Đông
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?
-
Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
-
Giá bất động sản sẽ giảm trong thời gian tới?
-
Nguồn cung hạn chế, giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh
-
Khánh Hòa: Rà soát công tác chuẩn bị bế mạc Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024
-
Đầu tư công tăng tốc, liệu có lo “thổi giá” bất động sản?
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
- Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân khiến giá nhà chưa ngừng tăng
- Thêm nhiều thách thức với ngành bất động sản khi có bảng giá đất mới
- Một số lưu ý nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024
- Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2, mặt tiền ít nhất 4m
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững